Ung Thư Đại Tràng Giai Đoạn 2

Bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 2 có thể xâm lấn qua thành đại tràng và ảnh hưởng đến các mô lân cận. Chính vì vậy, bệnh nhân có thể nhận thấy nhiều biểu hiện rõ ràng như đau bụng, thay đổi thói quen đi cầu, phân dẹt có máu, mệt mỏi, giảm cân… Nếu được tích cực điều trị trong giai đoạn này, tiên lượng sống trên 5 năm của người bệnh rất cao.

Ung thư đại tràng giai đoạn 2 là gì?

Ung thư đại tràng là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao, đứng hàng thứ 4 trong số các căn bệnh ung thư. Căn bệnh này được chẩn đoán khi có sự xuất hiện của các tế bào ác tính bắt đầu xuất hiện ở lớp niêm mạc đại tràng. Theo thời gian, các tế này có thể nhân lên về số lượng phát triển thành khối u ăn sâu vào trong thành đại tràng và có thể di căn đến các cơ quan khác trong những giai đoạn cuối.

Ung thư đại tràng giai đoạn 2
Ung thư đại tràng giai đoạn 2 có các triệu chứng khá rõ ràng

Bệnh ung thư đại tràng trải qua 4 giai đoạn phát triển chính. Trong đó ung thư đại tràng giai đoạn 2 là cấp độ đánh dấu quá trình chuyển tiếp từ nhẹ sang nặng của bệnh. Nhiều triệu chứng đã xuất hiện rõ ràng trong giai đoạn này và tỷ lệ bệnh nhân được chữa khỏi cũng khá cao.

Nguyên nhân gây ung thư đại tràng giai đoạn 2

Bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 1 không được phát hiện sớm hoặc điều trị không đúng cách có thể tiến triển qua giai đoạn 2. Có nhiều yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Bao gồm:

  • Có tiền sử bị polyp đại tràng, ung thư đại trực tràng trong gia đình.
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, ăn nhiều chất béo, thịt đỏ, đồ hộp hay các thực phẩm chứa nitrosamin.
  • Người từng mắc bệnh viêm đại tràng mãn tính, crohn hay polyp đại tràng.
  • Thừa cân, béo phì
  • Ít vận động
  • Hút thuốc lá
  • Lạm dụng bia rượu thường xuyên
  • Tuổi từ 50 trở lên…

Sự phát triển của ung thư đại tràng giai đoạn 2

Bệnh ung thư đại tràng tiến triển một cách âm thầm. Ở giai đoạn tiền ung thư, các tế bào ác tính mới bắt đầu xuất hiện ở lớp trong cùng của thành đại tràng (niêm mạc ruột già). Chúng hầu như chưa gây ra các biểu hiện gì khác lạ và nếu có thường không rõ ràng. Do vậy, rất ít bệnh nhân phát hiện ra ung thư đại tràng ở giai đoạn này.

Sau một thời gian, các tế bào bất thường bắt đầu nhân lên về số lượng và hình thành lên khối u. Bệnh nhân được xác định mắc ung thư đại tràng giai đoạn 1 khi khối u đã xâm lấn qua niêm mạc đại tràng và ảnh hưởng đến lớp cơ. Bệnh chưa có nhiều biểu hiện rõ ràng nên khó phát hiện, từ đó dần tiến triển qua giai đoạn 2.

Ở những người mắc ung thư đại tràng giai đoạn 2, khối u ác tính đã xâm lấn và gây tổn thương cho thành ruột kết cùng với khoang bụng. Chưa tìm thấy tế bào ung thư ở hệ thống hạch bạch huyết lân cận và các cơ quan khác trong cơ thể vẫn chưa bị ảnh hưởng.

Giai đoạn 2 của ung thư đại tràng được chia thành các mức độ phát triển như sau:

  • IIA: Các tế bào ác tính đã tấn công vào lớp cơ của thành đại tràng.
  • IIB: Khối u phát triển to hơn về kích thước và xâm hại đến tận lớp ngoài cùng của đại tràng nhưng chưa di căn đến các cơ quan khác.
  • IIC: Mức độ xâm lấn của khối u đã vượt ra khỏi thành đại tràng và các mô lân cận cũng bị ảnh hưởng.

Biểu hiện ung thư đại tràng giai đoạn 2

Bước qua giai đoạn 2, bệnh ung thư đại tràng bắt đầu có sự tiến triển mạnh. Các triệu chứng xuất hiện nhiều và rõ ràng hơn so với giai đoạn 1.

Các dấu hiệu, triệu chứng ung thư đại tràng giai đoạn 2 bao gồm:

  • Rối loạn đại tiện: Thói quen đại tiện của bệnh nhân có nhiều thay đổi. Một số người bị táo bón kéo dài nhưng cũng có nhiều bệnh nhân lại bị tiêu lỏng xen kẽ táo bón.
  • Đau bụng: Cơn đau thường xuất hiện tập trung ở vùng bụng dưới rốn. Cảm giác đau có thể tăng lên sau khi ăn no. Thỉnh thoảng sờ tay vào bụng có thể cảm nhận được một khối nổi gồ lên kèm theo cảm giác đau quặn.
biểu hiện ung thư đại tràng giai đoạn 2
Đau bụng là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc ung thư đại tràng giai đoạn 2
  • Có máu trong phân: Sự xâm lấn của khối u ác tính khiến các mạch máu trong đại tràng bị tổn thương dẫn đến chảy máu. Máu theo phân ra ngoài hoặc trộn lẫn vào chất thải khiến phân có màu đen và hôi thối.
  • Phân dẹt: Khối u phát triển to lấn chiếm vào không gian trong lòng đại tràng. Do bị chèn ép, khối phân trở nên mỏng và dẹt hơn.
  • Giảm cân, mệt mỏi: Bệnh nhân bị ung thư đại tràng giai đoạn 2 thường bị giảm cân nhưng không rõ lý do. Kèm theo đó, cảm giác mệt mỏi cũng xuất hiện thường trực.
  • Đầy bụng, chán ăn, ăn lâu tiêu: Bệnh ung thư đại tràng trong giai đoạn 2 dù chưa quá nặng nhưng cũng khiến cho chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng đáng kể. Chính vì vậy, người bệnh thường xuyên phải đối mặt với tình trạng chán ăn, chướng bụng, đầy hơi, ăn uống lâu tiêu hóa.

Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn 2

Bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 2 sống được bao lâu? Đây là vấn đề hầu hết bệnh nhân đều quan tâm.

Do tế bào ung thư chưa ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết cũng như cơ quan khác nên tiên lượng sống của bệnh nhân cũng tương đối khả quan. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân mắc ung thư đại tràng giai đoạn 2 như sau:

  • Giai đoạn IIA: 87%
  • Giai đoạn IIB: 63%

Mặc dù ung thư đại tràng giai đoạn 2 có thể được chữa khỏi nhưng bệnh hoàn toàn có thể tái phát trở lại. Nguyên nhân chủ yếu là do tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị. Do vậy, bệnh nhân không nên chủ quan. Cần tái khám định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị ung thư tái phát nếu có.

Cách điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 2

Phẫu thuật là phương pháp được áp dụng cho hầu hết các trường hợp mắc ung thư đại tràng giai đoạn 2. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật kết hợp với hóa trị hoặc xạ trị nhằm đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư trong đại tràng.

1. Phẫu thuật chữa ung thư đại tràng giai đoạn 2

Bệnh nhân được phẫu thuật triệt căn bằng phương pháp mổ nội soi hoặc mổ mở. Hình thức phẫu thuật được lựa chọn còn tùy thuộc vào vị trí, mức độ xâm lấn của khối u và thể trạng của người bệnh.

Phẫu thuật mở:

  • Vết rạch được thực hiện ở vùng bụng trên rốn, dưới rốn (khu vực tiểu khung) hoặc thông qua đường hậu môn.
  • Bác sĩ tiến hành cắt bỏ một phần đại tràng mang khối u hoặc cắt toàn bộ ruột già cùng các mô lân cận bị ung thư xâm lấn.
Phẫu thuật điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 2
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân bị ung thư đại tràng giai đoạn 2

Phẫu thuật nội soi:

  • Đầu tiên, bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo ra một vài vết rạch nhỏ trên thành bụng và đưa ống nội soi có gắn camera cùng các thiết bị cần thiết vào.
  • Đoạn đại tràng chứa khối u sẽ được cắt bỏ và đưa ra ngoài. Bác sĩ cũng tiến hành vét hạch và cắt bỏ các mô bị ảnh hưởng.
  • Cuối cùng khâu nối đại tràng lại.

Ngày nay, sự tiến bộ của y học đã mang đến công nghệ phẫu thuật nội nôi bằng cánh tay robot mang đến độ chính xác cao, thời gian thực hiện nhanh và giảm nguy cơ gặp tai biến cho bệnh nhân. Phương pháp này có thể giúp xử lý nhiều tính huống phức tạp mà phẫu thuật nội soi truyền thống không thể thực hiện được.

2. Hóa trị ung thư đại tràng giai đoạn 2

Hóa trị ít khi được chỉ định độc lập mà thường kết hợp với phẫu thuật. Trước ca mổ, một số bệnh nhân được truyền hóa chất để thu nhỏ khối u nhằm dễ dàng cắt bỏ hơn trong quá trình phẫu thuật.

Nếu phát hiện tế bào ung thư còn sót lại sau mổ, bệnh nhân được tiếp tục hóa trị liệu để tiêu diệt hết các mô ác tính để giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh trở lại.

Các tác dụng phụ có thể gặp khi hóa trị ung thư đại tràng giai đoạn 2:

  • Buồn nôn, nôn ói
  • Giảm vị giác dẫn đến chán ăn, ăn uống không ngon miệng
  • Tiêu lỏng kéo dài
  • Bong tróc da
  • Mệt mỏi
  • Đau nhức cơ thể
  • Giảm bạch cầu…

3. Điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 3 bằng xạ trị

Xạ trị cũng được chỉ định trước và sau khi phẫu thuật như một phương pháp bổ trợ, giúp loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư trong đại tràng. Phương pháp này hiện đang được tiến hành rộng rãi nhưng cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định khi thực hiện.

Bệnh nhân được xạ trị ung thư đại tràng giai đoạn 2 có thể gặp các tác dụng phụ như:

  • Ngứa da, phồng rộp, bong tróc da
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Tiêu chảy
  • Chảy máu trực tràng…

Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn 2

Song song với quá trình điều trị, bệnh nhân cần thực hiện một lối sống lành mạnh và có chế độ dinh dưỡng phù hợp để nâng cao thể trạng. Trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cần lưu ý:

  • Tránh ăn các thực phẩm khó tiêu như thịt đỏ, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, thực phẩm khô cứng.
  • Ăn đủ bữa, đúng giờ. Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để giảm gánh nặng cho đại tràng cũng như đường ruột.
  • Sử dụng các món ăn lỏng như cháo, súp để dễ tiêu hóa hơn
  • Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để cải thiện thể chất, nâng cao khả năng miễn dịch cùng chức năng tiêu hóa.
  • Duy trì tinh thần lạc quan, thoải mái và tích cực điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 2 theo hướng dẫn của bác sĩ để bệnh sớm được đẩy lùi.

Có thể bạn chưa biết

Ngày đăng: 21/06/2023 - Cập nhật lúc 3:02 pm , 27/06/2024
Chuyên khoa
Bệnh học liên quan
Xem thêm
Điều trị tham khảo
Dinh dưỡng tham khảo
Bài thuốc tham khảo
Triệu chứng tham khảo
Câu hỏi tham khảo
Nội dung chínhUng thư đại tràng giai đoạn 2 là gì?Nguyên nhân gây ung thư đại tràng giai đoạn 2Sự phát triển của ung thư đại tràng giai đoạn 2Biểu hiện ung thư đại tràng giai đoạn 2Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn 2Cách điều trị ung thư đại […]
Nội dung chínhUng thư đại tràng giai đoạn 2 là gì?Nguyên nhân gây ung thư đại tràng giai đoạn 2Sự phát triển của ung thư đại tràng giai đoạn 2Biểu hiện ung thư đại tràng giai đoạn 2Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn 2Cách điều trị ung thư đại […]
Nội dung chínhUng thư đại tràng giai đoạn 2 là gì?Nguyên nhân gây ung thư đại tràng giai đoạn 2Sự phát triển của ung thư đại tràng giai đoạn 2Biểu hiện ung thư đại tràng giai đoạn 2Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn 2Cách điều trị ung thư đại […]
Nội dung chínhUng thư đại tràng giai đoạn 2 là gì?Nguyên nhân gây ung thư đại tràng giai đoạn 2Sự phát triển của ung thư đại tràng giai đoạn 2Biểu hiện ung thư đại tràng giai đoạn 2Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn 2Cách điều trị ung thư đại […]
Nội dung chínhUng thư đại tràng giai đoạn 2 là gì?Nguyên nhân gây ung thư đại tràng giai đoạn 2Sự phát triển của ung thư đại tràng giai đoạn 2Biểu hiện ung thư đại tràng giai đoạn 2Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn 2Cách điều trị ung thư đại […]
Nội dung chínhUng thư đại tràng giai đoạn 2 là gì?Nguyên nhân gây ung thư đại tràng giai đoạn 2Sự phát triển của ung thư đại tràng giai đoạn 2Biểu hiện ung thư đại tràng giai đoạn 2Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn 2Cách điều trị ung thư đại […]
Chuyên gia
Chính thức
  • Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Tiến sĩ
  • Đa khoa, Y học cổ truyền
  • Hơn 30 năm
  • Nhất Nam Y Viện

Bác sĩ  Vân Anh có nền tảng kiến thức và chuyên môn cao. Bác sĩ đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc phải chứng bệnh về sỏi, mất ngủ, nam khoa, xương khớp, tiêu hóa, da liễu, tai – mũi – họng, bệnh tự kỷ, dị ứng, các bệnh về thần kinh, ...

Xem tiếp
Chính thức
  • Bác sĩ chuyên khoa II
  • Đa khoa, Y học cổ truyền
  • Hơn 40 năm
  • Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam

Bác sĩ Lê Thị Phương có hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành. Bác sĩ đã điều trị thành công nhiều chứng bệnh bằng Đông y, trong đó nổi bật là: bệnh huyết áp cao, bệnh đại tràng, bệnh axit máu, tiểu đường tuýp II, đau vai gáy, hội chứng mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, các bệnh da liễu…

Xem tiếp
Chính thức
  • Tiến sĩ
  • Tiêu hóa
  • Hơn 30 năm
  • Bệnh viện Nhi Trung ương

Bác sĩ Phan Thị Hiền theo đuổi chuyên ngành Tiêu hóa Nhi khoa. Bác sĩ được đào tạo bài bản và có nhiều kinh nghiệm trong tư vấn, khám chữa và điều trị các bệnh về tiêu hóa cho trẻ nhỏ như rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy, đau dạ dày, đau bụng không rõ nguyên nhân...

Xem tiếp
  • Tiến sĩ
  • Tiêu hóa
  • Hơn 15 năm
  • Bệnh viện Nhi Trung ương

Bác sĩ Ngoan tốt nghiệp bac sĩ Nội trú, chuyên ngành Nhi và đi thu nghiệp tại Pháp. Năm 2005, bác sĩ Ngoan bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Đến nay bác sĩ Ngoan đã có hơn 15 năm kinh nghiệm chữa trị các bệnh lý đường tiêu hóa cho trẻ nhỏ như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, kiết lị, nôn trớ...

Xem tiếp
Cơ Sở Y Tế
Chính thức
  • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

Xem tiếp
Chính thức
  • 800 giường bệnh
  • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đa khoa
  • Bệnh viện công lập

Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

Xem tiếp
Chính thức
  • Quốc lộ 22 - Ấp Chợ , Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Xuyên Á được thành lập vào năm 2012 với ý tưởng ban đầu là Công ty Cổ phần Đầu tư Bệnh viện Xuyên Á.

Xem tiếp
Chính thức
  • 600 giường bệnh
  • số 12 Chu Văn An, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội
  • Đa khoa
  • Bệnh viện công lập

Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là bệnh viện hạn 1 của Thành phố Hà Nội, quy mô 600 giường bệnh, 45 khoa/ phòng, hơn 1000 cán bộ nhân viên và 7 chuyên khoa đầu ngành

Xem tiếp
Chính thức
  • 800 giường bệnh
  • số 29, Đường Phú Châu, Khu Phố 5, Phường Tam Phú, Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
  • Đa khoa
  • Bệnh viện công lập

Bệnh viện Thủ Đức được thành lập năm 2007 trên cơ sở tách ra từ Trung tâm Y tế Quận Thủ Đức.

Xem tiếp
Chính thức
  • 45 giường bệnh
  • 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Thu Cúc hay còn được biết đến với cái tên là Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

Xem tiếp

Bài viết liên quan