Sau sinh ăn tôm có được không? Có ảnh hưởng tới bé không?

Theo quan niệm dân gian, bà đẻ ăn tôm có thể dễ lạnh bụng, đau người, đẻ mổ có thể gây sẹo lồi. Nhưng theo các chuyên gia, tôm là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho  sức khỏe. Vậy sau sinh ăn tôm có được không? Hãy cùng tìm hiểu một số thông tin về việc ăn tôm trong thời kỳ cho con bú dưới đây.

Tôm có giá trị dinh dưỡng gì?

Tôm là thực phẩm được nhiều gia đình ưa chuộng. Loại thực phẩm này cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng mà cơ thể cần như chất chống oxy hóa, omega-3 và sterol tốt cho sức khỏe. Ngoài ra nó còn rất giàu canxi, photpho, axit béo không cholesterol và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể sản phụ phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Tôm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể
Tôm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể

Theo các nghiên cứu, cứ 100g tôm còn chứa hơn 1/3 lượng selen cần thiết hàng ngày. Lượng selen này có thể giúp loại bỏ các kim loại nặng ra khỏi cơ thể từ đó giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.

Không những thế, tôm còn là thực phẩm chứa lượng protein cao nhưng rất ít năng lượng. 100g tôm tươi có tới 18.4 gam protein, hơn nữa, lượng protein này ở dạng tinh khiết rất tốt cho sức khỏe.

Sau sinh ăn tôm có được không?

Nếu vẫn thắc mắc sau “sinh ăn tôm có được không” thì câu trả lời là được. Với lượng chất dinh dưỡng dồi dào, tốt cho sức khỏe,có thể nói sau sinh, tôm là thực phẩm mà các bà mẹ nên ăn. Nguồn protein dồi dào trong tôm cũng có thể giúp các mẹ phục hồi sức khỏe. Hơn nữa lượng canxi trong thịt tôm thông qua sữa mẹ còn góp phần phát triển hệ xương cho em bé.

Sau sinh ăn tôm có được không?
Sau sinh ăn tôm có được không?

Có thể nói, tôm khá an toàn cho các bà mẹ sau sinh, nhưng điều này không có nghĩa bà đẻ có thể ăn bao nhiêu tùy thích. Theo các chuyên gia, phụ nữ trong thời gian cho con bú chỉ nên ăn khoảng 350g tôm mỗi tuần. Nguyên nhân là do, ăn nhiều có thể dẫn tới tình trạng khó tiêu, hoặc dẫn tới các vấn đề về tiêu hóa khác. Hơn nữa, tôm biển cũng có khả năng chứa các kim loại nặng như thủy ngân và các chất ô nhiễm khác, có thể đi vào sữa mẹ và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé. Tiếp xúc quá nhiều với thủy ngân qua sữa mẹ có thể làm hại hệ thần kinh của trẻ.

Bà đẻ ăn tôm sau sinh cần chú ý những gì?

Sau sinh, cơ thể người mẹ vẫn còn khá yếu, do vậy khi ăn tôm, cần lưu ý một số điểm nhất định để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:

  • Không nên ăn quá nhiều tôm một tuần mà chỉ nên ăn với lượng vừa phải tránh mắc các bệnh tiêu hóa. Khi chế biến có thể thêm chút gừng để giảm tính lạnh.
  • Chỉ nên ăn tôm tươi, không chọn tôm đông lạnh, tôm chết nhằm tránh ngộ độc, bảo vệ hệ tiêu hóa.
  • Phụ nữ từng bị dị ứng tôm không nên ăn tôm sau sinh
  • Khi chế biến cần làm chín kỹ, tránh ăn tái vì có thể nhiễm sán, ký sinh trùng, thậm chí ngộ độc.
  • Khi bị ho, sản phụ không nên ăn tôm do hệ hô hấp nhạy cảm với mùi tanh của tôm, khiến bệnh lâu khỏi.
  • Không được ăn tôm cùng các rau củ, quả chứa nhiều vitamin C do các độc tố có sẵn trong tôm khi tiếp xúc với vitamin C sẽ dẫn tới ngộ độc nghiêm trọng.
Cần chọn tôm tươi sống, tránh tôm đông lạnh
Cần chọn tôm tươi sống, tránh tôm đông lạnh

Ngoài ra, các mẹ cũng cần chú ý tới bé khi ăn tôm. Trẻ sơ sinh khi bú sữa có thể bị dị ứng với các loại thực phẩm mà mẹ ăn vào. Các thực phẩm phổ biến mà trẻ thường bị dị ứng ồm có: đậu nành, lúa mì, ngô, trứng, đậu phộng và cá như tôm,… Để nhận biết bé có bị dị ứng với tôm hay không, các mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu sau:

  • Bé nôn và nhổ sữa thường xuyên
  • Đau bụng, đầy hơi
  • Phân có máu hoặc cứng
  • Sưng và phát ban

Nếu thấy bất cứ dấu hiệu nào bất thường ở bé, các mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ để có tư vấn cụ thể.

Cách chọn mua tôm cho bà mẹ đang cho con bú

Cũng giống như bất kỳ loại hải sản khác, khi lựa chọn mua tôm, các mẹ cần chú ý mua tại các cửa hàng uy tín, hợp vệ sinh. Một số mẹo giúp mẹ chọn tôm tươi gồm có:

  • Kiểm tra độ rộng giữa các khớp của tôm: Nên đưa tôm ra ánh sáng và kéo dài con tôm nhằm kiểm tra độ rộng của các khớp trên vỏ và thịt tôm. Nếu phần khớp này rộng chứng tỏ tôm đã để lâu, không còn tươi.
  • Hình dáng của tôm: Tôm tươi sống thường có hình dáng thẳng hoặc hơi cong cong, trong khi đó tôm hỏng có thân uốn cong thành hình tròn.
  • Tránh chọn mua những con tôm chảy nhớt: Tôm chảy nhớt thường là những con tôm không còn tươi, khi chạm vào các mẹ sẽ có cảm giác như có sạn dưới tay.
  • Chân tôm: Khi mua tôm, nên quan sát phần chân, nếu chân gắn chặt vào thịt, thịt săn chắc là tôm tươi. Những con tôm có chân chuyển màu đen là tôm không còn tươi.

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp các mẹ trả lời câu hỏi sau sinh ăn tôm được không. Khi lựa chọn thực phẩm trong thời gian cho con bú, các mẹ cần hết sức cẩn thận nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về chế độ ăn uống, hãy tham khảo tư vấn từ bác sĩ.

Ngày đăng: 13/03/2023 - Cập nhật lúc 11:10 am , 13/03/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Biên tập viên
Miss Trần Diệp Anh tốt nghiệp Học viện Ngoại Giao, đã từng làm biên tập tại các trang tin điện tử, website chuyên về sức khỏe và tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Miss Diệp Anh giữ nhiệm vụ là Biên tập viên, chuyên viết bài mảng nội dung sức khỏe mẹ và bé trên wikibacsi.com. Với các bài viết được biên tập từ nguồn uy tín, chuyên khoa nước ngoài và phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực này.
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc