Xông Sau Sinh Có Tác Dụng Gì? Cách Xông và Lưu Ý

Xông sau sinh là giải pháp chăm sóc tuyệt vời giúp các mẹ bỉm nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên cần chú ý tìm hiểu kỹ lưỡng và thực hiện đúng cách. Điều này giúp đảm bảo lợi ích và hạn chế các vấn đề rủi ro ngoại ý phát sinh.

Xông sau sinh
Xông sau sinh là liệu pháp đơn giản mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của các mẹ bỉm

Những tác dụng tuyệt vời của xông hơi sau sinh

Xông hơi từ rất lâu đã được xem là một trong những liệu pháp làm đẹp và chăm sóc sức khỏe hiệu quả cho các chị em phụ nữ. Đặc biệt, liệu pháp này còn rất đối đối với các chị em vừa mới sinh con xong.

Một số lợi ích tuyệt vời mà xông sau sinh mang đến cho các mẹ bỉm bao gồm:

  • Thanh lọc cơ thể: Tuyến mồ hôi hoạt động là để giúp cho cơ thể đào thải độc tố. Khi xông hơi, các lỗ chân lông sẽ được giãn nở một cách tự nhiên. Đồng thời hơi nước ấm sẽ giúp kích thích cơ thể tiết nhiều mồ hôi hơn. Từ đó giúp mẹ bỉm đào thải độc tố và thanh lọc cơ thể hiệu quả.
  • Tăng cường khả năng miễn dịch: Quá trình mang thai và sinh nở khiến cho sức đề kháng của chị em phụ nữ giảm sút. Khoa học đã chứng minh rằng, xông hơi có thể giúp cơ thể sản xuất nhiều bạch cầu hơn. Từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh, cải thiện khả năng miễn dịch và thúc đẩy tốc độ phục hồi sau sinh.
  • Trẻ hóa da: Sau khi sinh, làn da của các mẹ bỉm thường gặp phải rất nhiều vấn đề. Chẳng hạn như nám sạm, mụn trứng cá,… Xông hơi được cho là một trong những cách chăm sóc da mặt sau sinh hiệu quả. Bởi đổ mồ hôi sâu có thể giúp cải thiện sự thay đổi của tế bào da. Đây là phương tiện để tạo ra các tế bào da mới để bổ sung cho các tế bào hiện có. Từ đó giữ cho làn da khỏe mạnh và mịn màng.
  • Hỗ trợ giảm cân: Sau khi sinh, đa số mẹ bỉm phải đổi mặt với cân nặng quá khổ. Việc xông hơi có thể giúp quá trình giảm cân diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình xông hơi, cơ thể có thể đốt cháy một lượng calo nhất định và làm tăng nhịp tim. Hơn nữa còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tốt cho việc duy trì cân nặng và hỗ trợ giảm cân.
  • Cải thiện lưu thông máu: Xông hơi ướt có thể giúp cải thiện đáng kể sức khỏe tim mạch. Nhiệt ẩm có tác dụng cải thiện tuần hoàn, nhất là tuần hoàn ở các chi. Tuần hoàn được cải thiện không chỉ giúp tim mạch khỏe mạnh, làm giảm huyết áp mà còn hỗ trợ thúc đẩy chữa lành vết thương.
  • Giảm căng thẳng: Stress cũng là vấn đề mà hầu hết các mẹ bỉm đều phải đối mặt. Xông hơi sẽ làm cho cơ thể giảm sản xuất hormon cortisol. Từ đó giúp thư giãn tinh thần và cải thiện khả năng tập trung. Ngoài ra, xông hơi còn giúp tuyến thượng thận sản xuất nhiều aldosteron để giữ cân bằng điện giải.
  • Làm sạch đường thở: Xông hơi ướt tạo ra độ ẩm có khả năng làm loãng chất nhầy và giúp đường thở được khai thông. Đối với các mẹ bỉm bị cảm lạnh, nhiễm trùng xoang, viêm phế quản,… thì xông hơi có thể được dùng như một phương pháp hỗ trợ điều trị.
  • Se khít vùng kín: Sau khi sinh con, vùng kín của chị em thường dễ bị vi khuẩn tấn công và gây ra các bệnh phụ khoa. Việc xông hơi có thể giúp vệ sinh âm đạo, sát khuẩn vùng kín và ngăn ngừa viêm nhiễm. Ngoài ra, đây còn là mẹo hữu hiệu giúp se khít vùng kín để các mẹ bỉm tự tin hơn.
  • Hồi phục cơ thể: Trong quá trình xông hơi, các dây thần kinh sẽ được thư giãn, không còn bị căng lên do những áp lực sau sinh. Do đó mà xông hơi giúp hỗ trợ phục hồi cả sức khỏe thể chất và tinh thần rất tốt.
  • Giảm nguy cơ bị trầm cảm sau sinh: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, xông hơi rất hữu ích trong việc làm giảm các triệu chứng có liên quan đến trầm cảm sau sinh, đau mãn tính, mệt mỏi và bệnh tự miễn. Hơn nữa, phương pháp này còn giúp làm giảm đau đầu do căng thẳng ở các mẹ bỉm.
tác dụng của xông sau sinh
Xông hơi có thể hỗ trợ làm giảm căng thẳng và mệt mỏi cho phụ nữ sau sinh

Hướng dẫn xông sau sinh đúng cách cho mẹ bỉm

Như đã phân tích, xông sau sinh mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bỉm. Tuy nhiên cần chú ý tìm hiểu kỹ lưỡng và thực hiện đúng cách. Hãy chú ý các vấn đề sau đây:

1. Lúc nào có thể bắt đầu xông sau sinh?

Xông hơi sau sinh mặc dù rất tốt nhưng các mẹ bỉm cần chú ý lựa chọn thời điểm bắt đầu thực hiện liệu pháp này cho phù hợp. Điều này giúp làm giảm nguy cơ mắc phải các rủi ro ngoài ý muốn.

Đối với các mẹ sinh thường thì sau khi sinh khoảng từ 7 – 10 ngày có thể thực hiện. Tuy nhiên với mẹ sinh mổ thì phải chờ sau khi sinh từ 2 tuần trở nên, sau khi vết mổ đã khô và tương đối lành lại.

Thời điểm xông hơi tốt nhất dành cho các mẹ bỉm là khoảng từ 19 giờ đến 20 giờ. Mẹ sau sinh chỉ nên xông hơi khoảng từ 2 – 3 lần/ tuần và mỗi lần thực hiện không quá 20 phút. Việc lạm dụng cũng có thể phản tác dụng và làm phát sinh rủi ro.

2. Lựa chọn các loại lá xông hơi thích hợp

Để việc xông sau sinh đạt được hiệu quả tốt thì mẹ bỉm cần nắm rõ tác dụng của các loại lá xông. Dưới đây là một số loại lá xông cho bà đẻ sau sinh và tác dụng của chúng:

  • Lá chanh: Giúp tăng cường hệ hô hấp, giảm căng thẳng, tinh thần sảng khoái và hỗ trợ tiêu hóa.
  • Lá trầu không: Sát trùng, khử khuẩn và hỗ trợ điều trị thâm nám, giúp đẩy lùi các sắc tố sạm da. Từ đó giúp cho làn da khỏe đẹp và sáng mịn hơn.
  • Lá lốt: Trị thâm và hăm vùng kín, đẩy lùi các sắc tố đen giúp vùng kín giảm thâm rõ rệt.
  • Lá gừng: Có tác dụng làm ấm cơ thể và giải cảm.
  • Lá tre: Tác dụng thanh âm, giải nhiệt, tiêu đờm, ra mồ hôi và sát khuẩn.
  • Lá bưởi: Giúp giải cảm và tiêu thực.
  • Lá nghệ: Giúp lưu thông khí huyết, cải thiện các tình trạng bế kinh, ứ máu, kinh nguyệt không đều.
  • Ngải cứu: Kích thích đổ mồ hôi, có tác dụng điều hòa khí huyết, loại bỏ chất béo cùng với cholesterol.
  • Bạc hà: Có công dụng chống viêm, sát khuẩn và giải tỏa căng thẳng hiệu quả.
  • Lá sả: Rất tốt cho hoạt động tiêu hóa, khử uế, tiêu đờm, sát khuẩn, chữa tiêu chảy, đầy hơi, nôn ói.
  • Tía tô: Giúp khu phong trừ hàn và trị cảm mạo.
  • Kinh giới: Có tác dụng lợi tiểu, giảm đau nhức xương khớp, sát trùng và giải cảm hiệu quả.
  • Hương nhu: Giúp thanh nhiệt giải biểu, hành khí, trừ thấp, chữa cảm mạo, nhức đầu, ra mồ hôi.
  • Lá chè vằng: Lợi sữa, giảm cân và điều hòa huyết áp.
  • Hà thủ ô: Có tác dụng đen tóc, đẹp da và tăng cường sức khỏe.
lá xông cho bà đẻ
Mẹ bỉm cần sử dụng các loại thảo dược phù hợp để xông hơi

3. Chuẩn bị dụng cụ xông hơi

Để xông hơi tại nhà, mẹ bỉm cần chuẩn bị 2 dụng cụ chính là nồi nấu các loại lá xông và dụng cụ giúp tạo ra sự kín gió, giữ được hơi thuốc khi xông hơi. Cụ thể như sau:

– Các loại nồi nấu nước xông hơi:

  • Nồi gang: Đây là loại nồi có đặc tính giữ nhiệt lâu nên phù hợp để nấu thuốc và giúp hiệu quả xông hơi cao/
  • Nồi đất, đá khoáng, sứ: Các loại nồi này cũng được sử dụng rất phổ biến để nấu lá thuốc. Chúng giúp giữ lại đầy đủ các vi chất của thảo dược. Cùng với đó là khả năng giữ nhiệt cũng rất tốt.
  • Nồi xông hơi điện: Có thể xông hơi trực tiếp ngay trong khi đang nấu nhờ có lỗ thoát hơi trên nắp nồi. Kết hợp với đó là vòi và thiết bị tản hơi.

– Chăn (mền):

  • Nên sử dụng loại chăn ít thấm nước và có chất liệu chắn gió tốt.
  • Kích thước chăn phải đủ rộng để phủ trùm toàn thân cùng với nồi thuốc xông.

– Lều xông hơi:

  • Đây là dụng cụ hỗ trợ xông hơi cải tiến nhất hiện nay.
  • Lều xông hơi kín gió tuyệt đối giúp cho người xông bảo vệ cơ thể và hơi thuốc cũng không bị thất thoát.
  • Lều xông được làm từ chất liệu không thấm nước, không bám mùi và giặt giũ dễ dàng.

4. Hướng dẫn cách xông hơi sau sinh

Trước khi tiến hành xông hơi, mẹ bỉm cần chú ý phân loại thảo dược. Các loại lá xông thường sẽ được phân thành 2 nhóm chính:

  • Thảo dược ít tinh dầu: hà thủ ô, lá nghệ, lá gừng, chè vằng, lá ổi,…
  • Thảo dược nhiều tinh dầu: lá lốt, vỏ chanh, lá sả, vỏ bưởi, lá bạc hà, lá trầu không,…

Sở dĩ cần phải phân loại bởi các thảo dược chứa nhiều tinh dầu thường rất dễ bay hơi dưỡng chất. Do đó chỉ bỏ chúng vào sau khi nước đã sôi và đun thêm vài phút rồi tắt bếp. Điều này sẽ giúp giữ lại một cách nguyên vẹn giá trị thảo dược.

xông hơi toàn thân sau sinh
Mẹ bỉm có thể sử dụng lều xông hơi để dễ dàng thực hiện liệu pháp xông toàn thân sau sinh

Tùy thuộc muốn xông hơi toàn thân, cửa mình hay vùng mặt mà mẹ bỉm có thể làm theo hướng dẫn sau đây:

– Xông hơi toàn thân:

  • Chuẩn bị thảo dược, rửa sạch rồi để ráo
  • Đun sôi nước, thả thảo dược vào đun thêm vài phút
  • Đặt nồi nước xông ở nơi kín gió, lấy ghế ngồi cạnh nồi nước và trùm chăn kín người
  • Ban đầu chỉ hơi mở hé vung để hơi nóng bay ra (không nên mở toàn bộ vung ngay lập tức bởi hơi nóng quá nhiều có thể gây bỏng)
  • Sau đó, mở dần vung ra cho tới khi mở được toàn bộ vung
  • Chỉ xông hơi khoảng 20 phút, sau đó dùng khăn mềm lau khô người và thay quần áo

– Xông hơi cửa mình:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá thảo dược (trầu không, ngải cứu hoặc lá lốt) đem rửa sạch rồi để ráo
  • Đun sôi khoảng 2 lít nước, cho thảo được vào đun thêm vài ba phút
  • Đặt nồi nước xông ở nơi kín gió bên dưới ghế xông vùng kín
  • Mặc váy thật rộng để có thể trùm kín toàn bộ ghế xông
  • Lúc đầu mở hé vung nồi rồi từ từ mở rộng dần cho tới khi có thể mở toàn bộ vung
  • Khi hơi nước đã hạ nhiệt thì kiểm tra lại độ ấm rồi tận dụng để rửa lại vùng kín
  • Cuối cùng lấy khăn khô lau sạch lại vùng kín rồi thay đồ mới
  • Tuyệt đối không xông hơi vùng kín trong thời gian kinh nguyệt, người huyết áp cao hoặc đang ở giai đoạn tiền ung thư âm đạo

– Xông hơi cho mặt:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá thảo dược (nên dùng sả, chanh, bạc hà, gừng,…)
  • Rửa sạch thảo dược rồi để cho ráo nước
  • Nấu sôi 1.5 lít nước rồi thả thảo dược vào đun thêm vài phút
  • Cho nước xông ra tô lớn, chờ cho bớt nóng
  • Ghé mặt vào tô nước để xông hơi, dùng khăn trùm kín đầu
  • Giữ khoảng cách phù hợp để không bị bỏng hoặc kích ứng da
  • Sau khoảng 15 phút nên dùng khăn mềm, thấm vào nước mát rồi lau mặt

Một số lưu ý khi xông hơi sau sinh

Xông sau sinh là giải pháp mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần của mẹ bỉ. Tuy nhiên nếu thực hiện sai cách thì những ảnh hưởng không tốt hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó, khi xông hơi sau sinh, mẹ bỉm và người nhà cần lưu ý đến một số thông tin sau:

lưu ý khi xông sau sinh
Mẹ bỉm cần uống nước cả trước và sau khi xông hơi để bù nước cho cơ thể
  • Tuyệt đối không được phép xông hơi quá sớm. Đặc biệt là với các sản phụ sinh mổ thì nên chờ cho vết thương lành lại mới bắt đầu xông hơi. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian nên xông sau sinh.
  • Các mẹ bỉm không nên tắm lại sau khi xông hơi. Chỉ cần lấy khăn mềm lau khô cơ thể rồi thay quần áo cho sạch sẽ.
  • Chỉ nên thực hiện xông hơi 3 ngày/ lần. Tuy nhiên cần chú ý đến biểu hiện của cơ thể, chỉ thực hiện nếu cơ thể cảm thấy thoải mái và khỏe mạnh sau mỗi lần xông hơi.
  • Mỗi lần xông hơi chỉ nên kéo dài khoảng từ 15 – 20 phút. Thời gian này là đủ để thấy cơ thể toát hết mồ hôi.
  • Có thể dùng thêm một chút tinh dầu thiên nhiên nhằm tạo mùi hương nhẹ nhàng và giúp tinh thần được thư giãn. Đây cũng là một mẹo nhỏ giúp mẹ bỉm ngủ ngon giấc hơn.
  • Tránh gió lùa, tuyệt đối không sử dụng máy lạnh hay nằm quạt điện mạnh ngay sau khi vừa xông hơi xong.
  • Nên uống trà gừng ấm hoặc nước lọc để bù nước cả trước và sau khi xông hơi.

Bài viết đã hướng dẫn chi tiết cách xông hơi sau sinh nhận được nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các mẹ bỉm cần thực hiện đúng cách, tuyệt đối không được lạm dụng. Ngoài ra cần chú ý kết hợp ăn uống và sinh hoạt điều độ để sức khỏe nhanh chóng phục hồi.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 15/06/2023 - Cập nhật lúc 1:23 pm , 15/06/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Biên tập viên
Miss Trần Diệp Anh tốt nghiệp Học viện Ngoại Giao, đã từng làm biên tập tại các trang tin điện tử, website chuyên về sức khỏe và tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Miss Diệp Anh giữ nhiệm vụ là Biên tập viên, chuyên viết bài mảng nội dung sức khỏe mẹ và bé trên wikibacsi.com. Với các bài viết được biên tập từ nguồn uy tín, chuyên khoa nước ngoài và phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực này.
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc