Menu

Gadofosveset trisodium cách dùng như thế nào và các lưu ý khi sử dụng

Gadofosveset trisodium
Biệt dược

Gadofosveset trisodium

    Đóng gói: Dung dịch tiêm

    Loại thuốc: Thuốc dùng chẩn đoán

    Quốc gia sản xuất: Mỹ

Gadofosveset trisodium là một loại chất tương phản, kết hợp cùng với một số phương pháp chụp cộng hưởng để việc khám chữa bệnh có được kết quả chính xác nhất. Ngoài ra, Gadofosveset trisodium còn có tác dụng trong chẩn đoán một số triệu chứng rối loạn mạch máu ở người bệnh.

Gadofosveset trisodium là gì? Công dụng thế nào?

– Gadofosveset trisodium được biết đến như một loại chất tương phản dẫn đến các hiệu ứng từ. Nó được sử dụng phổ biến trong việc chẩn đoán bệnh lý liên quan đến mạch máu và tim.

– Gadofosveset trisodium hoạt động hiệu quả bằng cách kết hợp với phương pháp chụp cộng hưởng từ mạch máu (viết tắt là MRI). Hoạt chất này sẽ giúp các bác sĩ thấy được rõ hơn các cơ quan, mạch máu và những mô trong cơ thể, từ đó có thể đưa ra những kết luận chính xác về các bệnh lý mà bạn đang mắc phải.

Gadofosveset trisodium có công dụng gì?
Gadofosveset trisodium có công dụng gì?

– Ngoài ra, Gadofosveset trisodium cũng được sử dụng nhiều trong việc chẩn đoán các bệnh lý về rối loạn tim cũng như mạch máu (bệnh xơ vữa động mạch, mạch máu ngoại biên).

– Gadofosveset trisodium được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm không chứa chất bảo quản với hàm lượng là 224mg/ml. Bạn sẽ sử dụng chúng theo chỉ định cụ thể từ bác sĩ.

Cách dùng Gadofosveset trisodium như thế nào?

– Gadofosveset trisodium được sử dụng để tiêm vào tĩnh mạch thông qua ống truyền. Nó được sử dụng khi bạn chuẩn bị tiến hành xét nghiệm MRI để chẩn đoán các bệnh lý liên quan.

– Trước khi tiêm truyền cho bạn, các bác sĩ sẽ kiểm tra qua dung dịch tiêm bằng mắt thường. Nếu dung dịch không có gì bất thường, bác sĩ sẽ bắt đầu việc tiêm truyền cho bệnh nhân. Trường hợp dung dịch tiêm có màu sắc bất thường và có váng, họ sẽ thay đổi bằng dung dịch khác để đảm bảo an toàn.

– Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm truyền cho bạn trực tiếp tại các cơ sở y tế và theo dõi các phản ứng cơ thể của bạn sau khi sử dụng.

– Nếu bạn không có các phản ứng bất thường nào, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm bằng phương pháp chụp cộng hưởng. Thực hiện điều này giúp bạn hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình khám bệnh.

Liều dùng Gadofosveset trisodium

Liều dùng Gadofosveset trisodium được bác sĩ đưa ra cụ thể để phù hợp cho từng thể trạng của bạn. Liều dùng giữa các đối tượng bệnh nhân sẽ có sự khác nhau nhất định.

1. Liều dùng cho người lớn

Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm truyền tĩnh mạch Gadofosveset trisodium với liều lượng là 0,12ml/kg (hoặc 0,03mmol/kg), tiến hành nhanh trong khoảng 30 giây.

Tiếp theo, bạn sẽ được truyền dung dịch muối đắng trương với liều lượng là 25 – 30ml. Sau đó, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng cơ thể của bạn trong khoảng thời gian ngắn rồi tiến hành phương pháp MRI.

Phương pháp này sẽ được chia ra làm hai giai đoạn là giai đoạn động lực và giai đoạn ổn định. Giai đoạn động lực là tiến hành chụp cộng hưởng ngay sau khi tiêm. Còn giai đoạn ổn định được tiến hành sau khi tiêm truyền khoảng 5 – 7 phút, tiếp ngay sau giai đoạn động lực.

2. Liều dùng cho trẻ nhỏ

Hiện nay, chưa có nghiêm cứu cụ thể nào về liều dùng Gadofosveset trisodium cho đối tượng bệnh nhân này. Do đó, nếu bạn muốn sử dụng cho trẻ, hãy tham khảo thật kỹ ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá hoặc lỡ liều?

Gadofosveset trisodium được các bác sĩ sử dụng trực tiếp ở các bệnh viện. Do đó, việc dùng quá hay lỡ liều là điều khó xảy ra.

Trong trường hợp quá liều và xảy ra tác dụng phụ, đội ngũ y bác sĩ tại cơ sở y tế bạn đến khám chữa sẽ tiến hành cấp cứu kịp thời để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.

Tác dụng phụ của Gadofosveset trisodium

Khi sử dụng sai cách hoặc cơ thể người bệnh không phù hợp, Gadofosveset trisodium có thể gây ra một số tác dụng phụ nhẹ như có dấu hiệu bị kích ứng da, miệng, họng, môi, lưỡi bị sưng nhẹ và khô rát, đau đầu, chóng mặt, chân tay bị tê ngứa râm ran.

Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn như:

  • Nhịp tim rối loạn, khi nhanh khi chậm
  • Khó thở, đau thắt vùng ngực
  • Tiểu tiện khó khăn, tiểu ít thậm chí là không đi tiểu
Tác dụng phụ của Gadofosveset trisodium là có thể gây buồn ngủ dữ dội
Tác dụng phụ của Gadofosveset trisodium là có thể gây buồn ngủ dữ dội
  • Buồn ngủ dữ dội, nhận thức kém
  • Chân tay có dấu hiệu tê cóng, sưng tấy
  • Thường xuyên bị thở hụt hơi, cơ thể mệt mỏi
  • Tăng cân nhanh không rõ nguyên nhân
  • Da dẻ bị phát ban, mề đay nghiêm trọng

Khi bạn gặp phải các tác dụng phụ này, cần báo ngay cho các bác sĩ tiến hành tiêm truyền trực tiếp cho bạn để có thể tiến hành cấp cứu kịp thời.

Thận trọng khi sử dụng Gadofosveset trisodium

Khi sử dụng Gadofosveset trisodium, bạn cần lưu ý kỹ một số vấn đề sau:

– Báo ngay cho bác sĩ biết nếu bạn dị ứng với bất kỳ một thành phần nào của thuốc.

– Cho bác sĩ biết về các loại thuốc bạn có ý định dùng hoặc hiện tại đang sử dụng.

– Tham khảo ý kiến của bác sĩ khi muốn dùng thuốc cho người lớn tuổi hoặc trẻ nhỏ.

– Khai báo chân thực về các vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải để bác sĩ đưa ra các điều chỉnh phù hợp.

– Nếu bạn đang mang thai, dự định có con hoặc đang cho con bú, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ nếu thực sự muốn sử dụng thuốc. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được tối đa những rủi ro trong quá trình dùng Gadofosveset trisodium.

Tương tác của Gadofosveset trisodium

Sự tương tác có thể dẫn đến những thay đổi nhất định trong công dụng của Gadofosveset trisodium. Dưới đây là những tương tác phổ biến mà bạn cần lưu ý.

1. Những thuốc nào tương tác với Gadofosveset trisodium?

Bạn không nên sử dụng Gadofosveset trisodium trong khi đang sử dụng một trong những thuốc sau đây:

– Nhóm thuốc trị đau nhức hay viêm khớp như acetaminophen, naproxen, aspirin, ibuprofen, meloxicam, indomethacin. Khi sử dụng chung Gadofosveset trisodium với những loại thuốc này, tình trạng bệnh lý của bạn có thể trở nên nghiêm trọng hơn, đồng thời các tác dụng phụ cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn.

– Nhóm thuốc điều trị tình trạng đào thải của các cơ quan cấy ghép như sirolimus, cyclosporine.

– Thuốc Lithium

– Nhóm thuốc điều trị bệnh viêm loét ruột kết như sulfasalazine và mesalamine.

– Các loại thuốc kháng sinh dùng để tiêm truyền tĩnh mạch như amikacin, capreomycin, amphotericin B, bacitracin, streptomycin, kanamycin, vancomycin hoặc gentamycin.

– Thuốc Methotrexate

– Nhóm thuốc điều trị các bệnh ung thư như cisplatin, aldesleukin, oxaliplatin, tretinoin, carmustine, ifosfamide, streptozocin.

– Nhóm thuốc kháng virus như foscarnet, valganciclovir, acyclovir, ganciclovir, cidofovir, adefovir, valacyclovir.

Để hạn chế các tương tác không mong muốn, người bệnh cần thông báo chân thực cho bác sĩ biết về các loại thuốc mà hiện tại bạn đang sử dụng hoặc có ý định dùng trong thời gian sắp tới, bao gồm cả các loại thuốc uống kê đơn, viên vitamin thông thường hoặc các loại thực phẩm chức năng.

2. Thức ăn, rượu bia có tương tác với Gadofosveset trisodium không?

Thức ăn có thể gây ra những tác động nhất định đến hiệu quả của Gadofosveset trisodium. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng khi chuẩn bị tiến hành chụp cộng hưởng.

Các loại đồ uống như rượu, bia, nước có ga, cà phê là những sản phẩm mà bạn không nên sử dụng. Sự tương tác khi dùng chúng cùng với nhau có thể làm suy giảm đi hiệu quả vốn có của Gadofosveset trisodium, dẫn đến những sai lệch trong kết quả khám bệnh.

3. Tình trạng sức khỏe nào có thể gây ảnh hưởng đến Gadofosveset trisodium?

Bất kỳ tình trạng sức khỏe nào cũng có thể dẫn đến những tác động trực tiếp đến công dụng của loại thuốc này. Đặc biệt, hãy ngưng sử dụng Gadofosveset trisodium khi bạn gặp phải một trong những bệnh lý sau đây:

  • Bệnh đái tháo đường
  • Bệnh huyết áp cao
  • Bệnh lý về tim mạch
Bệnh lý về tim mạch có thể gây ảnh hưởng nhất định đến tác dụng của Gadofosveset trisodium
Bệnh lý về tim mạch có thể gây ảnh hưởng nhất định đến tác dụng của Gadofosveset trisodium
  • Bệnh thận ở mức độ nghiêm trọng
  • Những triệu chứng về rối loạn về nhịp tim
  • Bệnh dị ứng hoặc hen suyễn

Bảo quản Gadofosveset trisodium như thế nào?

Gadofosveset trisodium được các bác sĩ tiến hành bảo quản ngay tại cơ sở y tế. Điều kiện lý tưởng để cất giữ thuốc là những nơi có nhiệt độ phòng, không bị tác động bởi ánh nắng trực tiếp. Hạn chế để thuốc ở những nơi có độ ẩm cao vì có thể làm thay đổi tính chất của loại dung dịch này.

Gadofosveset trisodium có giá bao nhiêu?

Gadofosveset trisodium sử dụng trong bệnh viện nên bạn khó có thể mua nó tại các cửa hàng thuốc thông thường. Giá thành của Gadofosveset trisodium cũng có sự chênh lệch khác nhau giữa các địa điểm bán. Nếu muốn sử dụng loại thuốc này cho các nhu cầu cá nhân, bạn có thể đến trực tiếp bệnh viện để mua và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là những thông tin về loại dung dịch tiêm Gadofosveset trisodium. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về chất này. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ giải đáp trực tiếp cho bạn.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thông tin xem thêm: Iopamidol: Loại thuốc cần tiêm trước khi tiến hành chụp cộng hưởng từ

Ngày đăng: 12/07/2023 - Cập nhật lúc 11:58 am , 12/07/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Top