Menu

Ifosfamide được sử dụng để chữa bệnh ung thư tinh hoàn như thế nào? Giá bao nhiêu?

Ifosfamide
Hoạt chất

Ifosfamide

    Loại thuốc: Điều trị ung thư tinh hoàn, ung thư cổ tử cung, ung thư bàng quang, ung thư buồng trứng

    Đóng gói: Dạng dung dịch tiêm

Nếu không may bị ung thư tinh hoàn, ung thư buồng trứng, cổ tử cung… người bệnh có thể được khuyến cáo sử dụng thuốc Ifosfamide. Đây là loại thuốc được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng với Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) thừa nhận về mức độ hiệu quả và an toàn cho người bệnh.

Thuốc Ifosfamide có công dụng gì?

Ifosfamide đã được chấp thuận cho sử dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế ở Hoa Kỳ kể từ năm 1987 với tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư. Đến thời điểm hiện tại, theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), nó nằm trong danh sách các loại thuốc thiết yếu không thể thiếu trong một hệ thống y tế của mỗi quốc gia.

Thuốc Ifosfamide dùng để điều trị một số bệnh ung thư
Thuốc Ifosfamide dùng để điều trị một số bệnh ung thư

Khi được đưa vào bên trong cơ thể người dùng, thuốc sẽ ức chế sự sản sinh của các tế bào ung thư, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, từ đó giúp kiểm soát mức độ di căn của tế bào ung thư, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Thuốc Ifosfamide được đánh giá là khá an toàn và hiệu quả cho các bệnh nhân không may mắc các tình trạng như:

  • Ung thư tinh hoàn
  • Sarcomas (mô mềm, sarcoma xương, sarcoma Ewing)
  • Bệnh lympho không Hodgkin
  • Ung thư hạch Hodgkin
  • Ung thư phổi
  • Ung thư bàng quang
  • Ung thư buồng trứng
  • Ung thư cổ tử cung

Nên sử dụng thuốc Ifosfamide như thế nào?

Một y tá hoặc bác sĩ chuyên khoa có trình độ chuyên môn cao sẽ tiến hành tiêm thuốc Ifosfamide cho người bệnh. Thuốc sẽ được cho vào ống tiêm và tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch. Thuốc phải được tiêm chậm, vì vậy ống tiêm sẽ được giữ nguyên tại vị trí tiêm ít nhất khoảng 30 phút sau khi dung dịch Ifosfamide được truyền hết vào bên trong cơ thể.

Theo các chuyên gia y tế, thuốc Ifosfamide thường được tiêm liên tiếp trong 5 ngày. Sau một liệu trình 5 ngày, người bệnh sẽ ngừng tiêm và tiếp tục lại quá trình như vậy vào khoảng 3 tuần tới. Do đó, mọi người cần phải ghi nhớ thật kỹ ngày tiêm thuốc của mình để tránh nhầm lẫn. Tùy từng loại bệnh, tình trạng của bệnh nhân cũng như độ tuổi, bác sĩ sẽ có chỉ định liều lượng khác nhau.

Ifosfamide có thể được sử dụng kết hợp với một số loại thuốc khác. Nếu người bệnh đang dùng một lúc trên 2 loại thuốc điều trị bệnh, hãy đảm bảo rằng chúng không có bất cứ sự tương tác xấu nào. Đồng thời, liều lượng sử dụng mỗi loại thuốc cần có sự điều chỉnh phù hợp và có thời gian dùng hợp lý. Về vấn đề này, người bệnh cần hỏi thật kỹ chuyên gia.

Thuốc có những tác dụng phụ gì?

Theo thống kê, trong 100 người điều trị ung thư bằng thuốc Ifosfamide có khoảng 10 trường hợp gặp phải một số tác dụng phụ sau:

  • Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng
  • Dễ bầm tím, chảy máu cam, chảy máu nướu răng
  • Khó thở, thở khò khè
  • Thường xuyên mệt mỏi, uể oải
  • Loét miệng
  • Tiêu chảy
  • Thận bị tổn thương
  • Kích thích bàng quang
  • Đi tiểu nhiều lần, thỉnh thoảng có kèm theo máu
  • Rụng tóc
  • Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời
  • Thường xuyên nhầm lẫn, sinh ra ảo giác
  • Buồn ngủ, mất tập trung
  • Màu sắc độ cứng của móng tay thay đổi
  • Đau lưng
Cơ thể dễ bầm tím khi sử dụng Ifosfamide
Cơ thể dễ bầm tím khi sử dụng Ifosfamide

Một số tác dụng phụ nghiêm trọng khác của thuốc Ifosfamide (1-10% số người gặp phải):

  • Tổn thương cơ tim
  • Ảnh hưởng đến chức năng gan
  • Màu sắc da thay đổi
  • Sốt
  • Đau bụng
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Chóng mặt, đau đầu
  • Giảm cảm giác thèm ăn
  • Buồn nôn
  • Phát ban trên da, nổi mề đay, ngứa
  • Chân bị sưng

Trong số 100 người điều trị bệnh bằng thuốc Ifosfamide sẽ có duy nhất 1 người gặp phải vấn đề:

  • Mất kinh đột ngột, mãn kinh sớm, vô sinh
  • Teo tinh hoàn
  • Co giật
  • Tầm nhìn ngày càng kém
  • Cảm giác đau đớn ngày một tăng
  • Trí nhớ suy giảm, thường xuyên nhầm lẫn
  • Chóng mặt, ngất xỉu khi bật dậy đột ngột từ tư thế nằm hoặc ngồi
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Tứ chi yếu, không có sức lực làm việc gì

Một số tác dụng phụ có thể nhanh chóng biến mất khi có sự điều chỉnh về liều lượng thuốc. Tuy nhiên, không ít triệu chứng bất thường xuất hiện có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc Ifosfamide, nếu thấy có bất cứ dấu hiệu nào kể trên hiện hữu trên cơ thể, người bệnh hãy báo cho bác sĩ.

Những đối tượng nào cẩn thận trọng khi sử dụng Ifosfamide?

Trước khi dùng Ifosfamide để điều trị ung thư, hãy báo ngay cho bác sĩ nếu bạn thuộc diện các đối tượng dưới đây:

  • Thận không khỏe mạnh
  • Mắc các bệnh về tim mạch
  • Đã từng bị nhiễm trùng bàng quang
  • Đang tiến hành xạ trị để điều trị bệnh về bàng quang hoặc các bệnh khác
  • Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú bởi theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm nguy hiểm với thai kỳ
  • Có số lượng tiểu cầu, bạch cầu thấp
  • Đã từng dị ứng với Ifosfamide hoặc bất cứ thành phần nào có trong thuốc
  • Gặp khó khăn khi đi tiểu, tiểu rát buốt
  • Đang điều trị bệnh bạch cầu tủy xương mãn tính (CML)
  • Bệnh nhân trên 65 tuổi
  • Người bị thiếu máu
  • Có vấn đề về xương
Thuốc có dạng dung dịch tiêm
Thuốc có dạng dung dịch tiêm

Cần lưu ý gì khi sử dụng Ifosfamide?

  • Thuốc có thể gây chậm phát triển ở thai nhi nên tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai
  • Nếu người bệnh có sở thích ăn hoặc uống nước bưởi, hãy nói chuyện với bác sĩ về điều đó
  • Nếu thuốc dính vào da, hãy rửa thật sạch với nước và xà phòng. Nếu thuốc dính vào mắt, hãy mở mắt thật to trong vòng 15 phút và dùng nước rửa sạch rồi báo ngay cho bác sĩ
  • Để tránh bị loét miệng khi dùng Ifosfamide, bệnh nhân nên trang bị cho mình loại bàn chải đánh răng mềm và vệ sinh sạch sẽ răng miệng mỗi ngày
  • Nên tiến hành tiêm thuốc trực tiếp tại bệnh viện, tránh tự thực hiện tại nhà
  • Không uống rượu bia, hút thuốc lá, uống cà phê trong thời gian điều trị bệnh bằng thuốc Ifosfamide vì các chất có trong những loại thức uống kia sẽ kích thích sự xuất hiện của các tác dụng phụ nghiêm trọng
  • Khi dùng thuốc, nếu thấy có bất cứ triệu chứng bất thường nào, đừng chần chừ, hãy báo ngay cho bác sĩ
  • Hạn chế vận động mạnh, tránh thực hiện các hoạt động có thể khiến bản thân dễ bị thương hoặc chảy máu
  • Uống nhiều nước
  • Tránh tình trạng dùng quá liều hoặc quên liều, hãy báo ngay cho bác sĩ nếu rơi vào trường hợp này

Thuốc Ifosfamide tương tác như thế nào với các loại thuốc khác?

Sự tương tác lẫn nhau giữa các loại thuốc có thể làm thay đổi cách thức hoạt động của chúng hoặc làm tăng nguy cơ xuất hiện những tác dụng phụ nghiêm trọng. Bởi vậy, trước khi sử dụng Ifosfamide, người bệnh cần thông báo một cách đầy đủ cho bác sĩ biết về tên các loại thuốc mà bản thân đang dùng để tránh tình trạng khi kết hợp cùng Ifosfamide sẽ xảy ra xung đột.

Dưới đây là danh sách một số loại thuốc có tương tác với Ifosfamide:

  • Vắc-xin phòng chống cúm
  • Vắc-xin sởi rubella quai bị
  • Vắc xin thủy đậu
  • Bacitracin
  • Deferiprone
  • Nivolumab
  • Ocrelizumab
  • Palifermin
  • Tofacitinib
  • Warfarin
  • Acalabrutinib
  • Ado-trastuzumab emtansine
  • Alemtuzumab
  • Altretamine
  • Carbamazepin
  • Carboplatin
  • Carmustine
  • Fluconazole
  • Flucytosine
  • Fluvoxamine
  • Lomitapide
  • Lomustine
  • Lopinavir
  • Nafcillin
  • Nefazodone
  • Nelfinavir
Cần tìm hiểu thật kĩ các loại thuốc tương tác với Ifosfamide
Cần tìm hiểu thật kĩ các loại thuốc tương tác với Ifosfamide

Bảo quản Ifosfamide như thế nào cho đúng cách?

  • Thuốc Ifosfamide cần bảo quản ở nhiệt độ phòng, từ 20 đến 25 độ C
  • Tránh tầm với của trẻ em
  • Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc có in trên bao bì hoặc hỏi trực tiếp bác sĩ

Nên mua thuốc Ifosfamide ở đâu? Giá bao nhiêu?

Thuốc Ifosfamide thường có bán tại bệnh viện, đặc biệt là những bệnh viện chuyên về điều trị ung thư như viện K Hà Nội. Căn cứ vào tình hình bệnh cũng như thể trạng sức khỏe của người dùng, bác sĩ sẽ kê đơn và cung cấp liều lượng thuốc cho bệnh nhân. Để biết chính xác giá thành một sản phẩm thuốc Ifosfamide, mọi người hãy tìm đến các cơ sở y tế.

Nói tóm lại, sự xuất hiện của thuốc Ifosfamide sẽ mở ra một con đường mới cho các bệnh nhân không may bị ung thư. Bằng việc tiêm thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, cơ hội sống sót của người bệnh sẽ cao hơn rất nhiều. Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!

Thông tin thuốc trên đây đều được lấy từ nhiều nguồn tin khác nhau, bao gồm các bài báo trên tạp chí y khoa, những bài thuyết trình hội thảo y tế cũng như các trang tin sức khỏe nổi tiếng của nước ngoài.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia, tuyệt đối không được dùng theo ý thích cá nhân.

Xem thêm: Dùng thuốc Idelalisib chữa bệnh bạch cầu Lympho mãn tính như thế nào? Giá bao nhiêu?

Ngày đăng: 19/12/2023 - Cập nhật lúc 12:23 pm , 19/12/2023

Bình luận

*
*

Top