Menu

Gallopamil điều trị cao huyết áp có hiệu quả không? Giá bao nhiêu?

Gallopamil
Hoạt chất

Gallopamil

    Đóng gói: Viên nén

    Loại thuốc: Thuốc điều trị cao huyết áp

Gallopamil là một loại thuốc dùng trong việc điều trị và ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp. Từ đó, thuốc này có thể giảm bớt các bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ, hạn chế các cơn đau tim, khắc phục bệnh thận và kiểm soát nhịp tim một cách hiệu quả.

Gallopamil là thuốc gì? Công dụng thế nào?

Huyết áp tăng cao là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh lý về thận,… Tình trạng cao huyết áp xảy ra khi áp lực của máu lên thành mạch tăng cao. Điều này khiến cho áp suất máu lưu thông trong các động mạch trong cơ thể cũng mạnh hơn dẫn đến sự tổn thương ở các mô và mạch máu của người bệnh.

Gallopamil là loại thuốc được sử dụng trong trường hợp này. Nó được gọi là thuốc chẹn kênh canxi hiệu quả và được sử dụng phổ biến. Vậy công dụng của thuốc Gallopamil là gì?

Công dụng của thuốc Gallopamil
Công dụng của thuốc Gallopamil

– Trước hết, thuốc Gallopamil giúp ngăn ngừa sự gia tăng của huyết áp để giảm thiểu tối đa nguy cơ phát sinh các bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ, đau tim, bệnh thận. Gallopamil sẽ giúp giảm bớt áp lực ở thành mạch máu, thư giãn mạch máu và giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.

– Bên cạnh đó, thuốc Gallopamil còn được sử dụng trong việc phòng tránh các cơn đau tức ngực bằng cách kiểm soát nhịp tim, phục hồi các chức năng chính của tim để nó có thể hoạt động tốt nhất. Ngoài ra, Gallopamil còn giúp giảm nhịp tim để thành mạch máu thư giãn và cơ thể của bạn cũng thoải mái hơn.

– Trong một vài trường hợp khác, Gallopamil còn được dùng để điều trị các bệnh lý về tim mạch như cơ tim phì đại, bệnh động mạch vành, tắc động mạch cơ tim, suy tim,…

Thuốc Gallopamil được bào chế dưới dạng viên nén với hai hàm lượng chính là 25mg và 50mg. Lượng thuốc mà bạn sử dụng sẽ phụ thuộc vào sự chỉ định cụ thể từ bác sĩ.

Tác dụng phụ của thuốc Gallopamil

Khi sử dụng thuốc không đúng cách, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ điển hình như buồn nôn thường xuyên, nhức đầu, chóng mặt, phát ban trên da, xuất hiện các vết mẩn đỏ và ngứa dữ dội ngoài da, táo bón và cơ thể mệt mỏi không rõ nguyên nhân.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như:

  • Cơ thể suy nhược, dễ ngất xỉu
  • Tăng cân nhanh khó kiểm soát
  • Rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh hơn bình thường
  • Khó thở, các cơn đau thắt vùng ngực xuất hiện nhiều hơn
  • Da dẻ bong tróc, phát ban nghiêm trọng, nóng ran
  • Sốt cao đột ngột, chân tay rệu rã, mất sức
  • Đau bụng, chán ăn, mất vị giác
  • Tiểu buốt, tiểu khó, nước tiểu đậm màu
  • Đại tiện phân màu đất sét
  • Vàng da, vàng mắt

Khi bạn gặp phải các dấu hiệu nghiêm trọng như trên, bạn tuyệt đối không nên tự ý chữa trị ở nhà vì nó có thể làm các triệu chứng trở nên nặng hơn. Việc bạn cần làm là đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ cấp cứu kịp thời.

Bạn nên dùng thuốc Gallopamil như thế nào thì đúng cách?

– Bạn sử dụng thuốc theo đường uống. Liều lượng và thời gian dùng thuốc của bạn sẽ do bác sĩ quyết định dựa trên mức độ bệnh lý mà bạn mắc phải.

– Nên uống thuốc với nhiều nước để tăng cường khả năng hấp thu và phân bố của Gallopamil trong cơ thể. Nên nuốt trọn cả viên khi uống, hạn chế việc nhai hoặc nghiền nhỏ thuốc.

– Chỉ lấy thuốc ra ngoài khi chuẩn bị uống. Tuyệt đối không nên để thuốc quá lâu bên ngoài không khí rồi mới uống vì nó có thể làm thay đổi tính chất của thuốc Gallopamil.

– Không tự ý uống thêm thuốc hoặc dừng uống thuốc đột ngột. Cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trong trường hợp bạn muốn tăng hoặc giảm liều.

– Trong thời gian dùng thuốc, bạn nên thường xuyên kiểm tra huyết áp để xem thuốc có hiệu quả và phù hợp với thể trạng của bạn hay không.

– Nên xây dựng cho mình thói quen uống thuốc vào một thời điểm nhất định trong ngày. Điều này vừa giúp thuốc phát huy công dụng một cách ổn định vừa hạn chế tình trạng quên uống thuốc.

Liều dùng thuốc Gallopamil

Mỗi một bệnh nhân sẽ được chỉ định các liều lượng thuốc cụ thể tùy vào mức độ bệnh lý cũng như thể trạng của họ. Thuốc Gallopamil sẽ phân chia liều lượng cho hai đối tượng cụ thể là người lớn và trẻ em.

1. Liều dùng thuốc cho người lớn

– Bạn sử dụng thuốc với liều lượng là 25 – 50mg/lần, khoảng cách giữa các lần uống là từ 6 – 12 giờ.

– Liều dùng tối đa nên sử dụng trong một ngày không được vượt quá 200mg.

Liều dùng thuốc Gallopamil cho người lớn
Liều dùng thuốc Gallopamil cho người lớn

2. Liều dùng cho trẻ em

Hiện nay, chưa có nghiên cứu cụ thể nào về liều dùng thuốc Gallopamil cho trẻ em. Do đó, trong trường hợp bạn muốn sử dụng thuốc cho đối tượng bệnh nhân này, bạn cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa để điều tị bệnh hiệu quả và an toàn.

Bạn nên làm gì khi dùng thuốc quá/lỡ liều?

Trong trường hợp bạn uống thuốc quá liều và cơ thể xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như đau tức ngực, khó thở, phát ban da nghiêm trọng, cơ thể suy nhược, rối loạn nhịp tim,… bạn tuyệt đối không được lơ là. Lúc này, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế địa phương gần nhất và tiến hành cấp cứu kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Còn với bệnh nhân dùng thuốc lỡ liều, bạn nên khắc phục bằng cách uống thuốc trong thời gian nhớ ra sớm nhất. Tuy nhiên, nếu đã sát với giờ dùng thuốc kế tiếp, bạn nên bỏ qua liều cũ và duy trì liều mới như bình thường. Không nên tự ý uống thuốc gấp đôi liều lượng chỉ định của bác sĩ.

Thuốc Gallopamil điều trị cao huyết áp có hiệu quả không?

Gallopamil ngăn ngừa cao huyết áp bằng cách làm thư giãn và giảm áp lực ở thành mạch máu, từ đó ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp cho người bệnh.

Vậy thuốc Gallopamil chữa cao huyết áp có hiệu quả không? Với câu hỏi này, chúng tôi xin trả lời rằng hiệu quả của thuốc sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh lý và sự hấp thụ thuốc của cơ thể.

Nếu cơ thể thích hợp với thuốc và bạn tiến hành điều trị ngay khi bệnh chỉ ở mức độ nhẹ, thuốc Gallopamil sẽ đem lại hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, nếu thể trạng bạn mẫn cảm với thuốc và tình trạng bệnh lý của bạn đã quá nghiêm trọng, thuốc Gallopamil sẽ không thể phát huy được tối đa công dụng của nó.

Tương tác thuốc Gallopamil

1. Những thuốc nào tương tác với Gallopamil?

Gallopamil có thể tương tác với một số loại thuốc sau đây:

  • Nhóm thuốc kháng sinh như telithromycin, erythromycin, clarithromycin;
  • Thuốc điều trị bệnh viêm gan C như telaprevir, boceprevir;
  • Thuốc chống động kinh như primidone, carbamazepine, oxcarbazepine, phenytoin, fosphenytoin, phenobarbital;
  • Nhóm thuốc kháng nấm khuẩn như ketoconazole, itraconazole, voriconazole, posaconazole;
  • Nhóm thuốc HIV/AIDS như ritonavir, delavirdine, nevirapine, fosamprenavir, atazanavir, indinavir, saquinavir, nelfinavir, efavirenz;
  • Các loại thuốc điều trị cao huyết áp khác
  • Nhóm thuốc tim mạch như quinidine, nicardipine;
  • Thảo dược St. John Wort (cây ban);
  • Thuốc điều trị bệnh lao như rifapentine, isoniazid, rifampin, rifabutin;
  • Nhóm thuốc giảm cholesterol như pravastatin, lovastatin, simvastatin, fluvastatin, pitavastatin, atorvastatin, rosuvastatin;
  • Nefazodone;
  • Clonidine;
  • Bosentan;
  • Imatinib;
  • Aspirin;
  • Digoxin, digitalis.

Sự tương tác giữa các loại thuốc này với Gallopamil có thể làm giảm đi công dụng của thuốc đồng thời gia tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ cho người bệnh. Do đó, bạn nên báo cho bác sĩ về các loại thuốc bạn đang dùng hoặc có ý định sử dụng để có sự điều chỉnh hợp lý.

2. Gallopamil có tương tác với rượu bia và thức ăn không?

Thức ăn và bia rượu có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến công dụng của thuốc Gallopamil. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng phù hợp trong thời gian điều trị bệnh bằng thuốc.

3. Tình trạng sức khỏe nào gây ảnh hưởng đến thuốc Gallopamil?

Thuốc Gallopamil có thể bị ảnh hưởng nếu bạn đang mắc phải một trong những vấn đề sức khỏe sau đây:

  • Bệnh lý về gan
  • Bệnh thận nghiêm trọng
  • Bệnh về phổi như phù phổi, viêm phổi,…
  • Bệnh về tim như suy tim sung huyết, rối loạn nhịp tim, tắc nghẽn tim,…
Bệnh huyết áp thấp có thể gây ảnh hưởng xấu đến công dụng của thuốc Gallopamil
Bệnh huyết áp thấp có thể gây ảnh hưởng xấu đến công dụng của thuốc Gallopamil
  • Mắc phải tình trạng huyết áp thấp
  • Bệnh về cơ như nhược cơ, rối loạn dưỡng cơ,…

Bảo quản thuốc Gallopamil

Để thuốc Gallopamil không bị biến đổi về tính chất và không giảm đi hiệu quả điều trị, bạn nên bảo quản thuốc như sau:

– Cất thuốc ở những nơi có nhiệt độ phòng (từ 15 – 30 độ C)

– Không để thuốc ở những nơi có độ ẩm cao hoặc bị ảnh hưởng bởi ánh nắng trực tiếp.

– Không bảo quản thuốc trong ngăn đá tủ lạnh, trong nhà bếp hoặc nhà tắm.

– Bảo quản thuốc nguyên vẹn trong bao bì khi không sử dụng

– Khi thuốc hết hạn sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách hủy thuốc an toàn

– Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi trong gia đình

Thận trọng khi sử dụng thuốc Gallopamil

Để dùng thuốc có được hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý một số điều sau:

– Báo cho bác sĩ nếu bạn dị ứng với bất kỳ một thành phần nào của thuốc

– Thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc bạn đang dùng hoặc có ý định sử dụng (bao gồm thuốc không kê đơn, thuốc kê đơn, thực phẩm chức năng, viên uống vitamin) để có phương án điều chỉnh phù hợp.

– Thông báo cho bác sĩ về các vấn để sức khỏe mà bạn đang gặp phải

– Nếu bạn chuẩn bị phẫu thuật, hãy cho bác sĩ biết rằng bạn đang dùng thuốc Gallopamil để họ đưa ra các phương án dự phòng phù hợp.

– Trường hợp bạn đang mang thai, dự định có con hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc dùng thuốc. Bởi lẽ, thuốc Gallopamil được xếp vào nhóm thuốc có thể thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nên bạn phải thật cẩn thận trong quá trình sử dụng.

Thuốc Gallopamil mua ở đâu, giá bao nhiêu?

Bạn có thể đến các bệnh viện hoặc các cửa hàng thuốc uy tín để mua thuốc Gallopamil. Giá thuốc sẽ có sự chênh lệch giữa các địa điểm bán, do đó bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi đi mua thuốc.

Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Gallopamil. Mong rằng bài viết này sẽ có ích với bạn trong quá trình điều trị cao huyết áp bằng thuốc, biết dùng thuốc đúng cách để đem lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Xem thêm: Người bị huyết áp cao nên dùng thuốc Reserpine dùng như thế nào? Lưu ý gì?

Ngày đăng: 19/12/2023 - Cập nhật lúc 12:23 pm , 19/12/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Top