Menu

Thuốc Kali Chloride điều trị tình trạng bị hạ kali trong máu ra sao? Giá bao nhiêu?

Thuốc Kali Chloride
Hoạt chất

Kali Chloride

    Đóng gói: Dung dịch uống, viên nang, thuốc tiêm, viên nén bao phim

    Loại thuốc: Được sử dụng để điều trị hoặc ngăn chặn tình trạng hạ kali máu

Nếu muốn ngăn ngừa và điều trị tình trạng hạ kali trong máu, bác sĩ có thể khuyên người bệnh nên sử dụng thuốc Kali Chloride. Để biết cách thức hoạt động cũng như tác dụng của thuốc là gì, mọi người hãy dành chút thời gian đọc bài viết dưới đây nhé.

Thuốc Kali Chloride có công dụng gì?

Giống như Kaleorid Lp®, Kali Chloride cũng là một trong những loại thuốc điển hình được sử dụng cho các bệnh nhân bị thiếu kali trong máu. Thuốc sẽ góp phần giảm thiểu tối đa các triệu chứng khó chịu của bệnh như tiêu chảy, nôn mửa…

Bên cạnh đó, Kali Chloride có thể được chỉ định cho trường hợp người bệnh bị xơ gan. Đối tượng bệnh nhân thường xuyên dùng thuốc lợi tiểu thải kali để điều trị bệnh huyết áp cao được khuyến cáo nên sử dụng sản phẩm này.

Thuốc Kali Chloride dùng cho bệnh nhân hay bị hạ kali máu
Thuốc Kali Chloride dùng cho bệnh nhân hay bị hạ kali máu

Nên sử dụng thuốc như thế nào?

Thuốc Kali Chloride được bào chế thành rất nhiều dạng khác nhau, cụ thể là viên nang, thuốc tiêm, dung dịch uống và viên nén bao phim. Thuốc nên được uống sau khi ăn để tránh làm tổn thương dạ dày.

Đối với người bệnh bị hạ kali máu: Dùng 40-100mEq mỗi ngày. Nếu muốn ngăn ngừa tình trạng này,  bác sĩ sẽ khuyến cáo sử dụng liều 10-20mEq một lần mỗi ngày.

Tùy vào thể trạng cũng như tình trạng sức khỏe, hiệu quả của thuốc sẽ khác nhau đối với từng bệnh nhân. Mọi người nên kiên trì sử dụng và không nên nóng vội nhé.

Tác dụng phụ của thuốc Kali Chloride là gì?

Có thể nhiều người không biết rằng thuốc Kali Chloride cũng để lại không ít tác dụng phụ nếu như sử dụng sai cách. Điển hình như:

  • Đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu
  • Nhịp tim không đều
  • Khát nước, đi tiểu nhiều
  • Ho ra máu
  • Khó chịu ở dạ dày
  • Đau bụng dữ dội
  • Tê tay, chân
  • Miệng, lưỡi, cổ họng đều bị sưng
  • Phân có màu đen hoặc kèm theo máu
Người bệnh có thê rbij đau đầu khi dùng thuốc
Người bệnh có thê rbij đau đầu khi dùng thuốc

Người bệnh cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc Kali Chloride?

  • Không dùng Kali Chloride khi đã có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc các thành phần có trong thuốc
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nên cẩn trọng khi sử dụng thuốc
  • Trẻ em và người cao tuổi là những đối tượng dễ gặp phải nhiều tác dụng phụ nhất khi điều trị bệnh bằng Kali Chloride
  • Người bị bệnh tim, huyết áp cao không nên dùng thuốc hoặc nếu sử dụng thì cần sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ
  • Thuốc không thích hợp cho bệnh nhân bị tiêu chảy mãn tính hoặc mắc bệnh thận
  • Nếu đang sử dụng thuốc điều trị bệnh tắc nghẽn dạ dày hoặc ruột, người bệnh cũng nên tạm thời không dùng thêm
  • Thuốc cần được uống theo đúng liều lượng mà bác sĩ quy định
  • Với Kali Chloride dạng tiêm, mọi người không nên tự thực hiện tại nhà. Thay vào đó, chúng tôi khuyên người bệnh nên đến bệnh viện. Sau khi tiêm, bác sĩ có thể sẽ giữ mọi người ở lại ít nhất 30 phút để theo dõi từng phản ứng của cơ thể
  • Tránh ngừng uống thuốc khi không thông báo cho bác sĩ
  • Không uống rượu bia, uống cà phê khi dùng thuốc
  • Thuốc nên được uống đều đặn mỗi ngày vào một khung giờ nhất định

Kali Chloride tương tác với những loại thuốc nào?

Theo các chuyên gia y tế, Kali Chloride tương tác với một số loại thuốc điển hình như:

  • Spironolactone
  • Triamterene
  • Amiloride
  • Captopril
  • Enalapril
  • Eplerenone (inspra)
  • Digoxin (Digitalis®, Lanoxin®)
  • Quinidin (Quinaglute®, Quinidex®)
  • Ipratroprium (Atrovent®)
  • Tiotropium (Spiriva®)
Thuốc Kali Chloride có tương tác với Quinidin
Thuốc Kali Chloride có tương tác với Quinidin

 Bảo quản thuốc như thế nào?

  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng
  • Tránh xa tầm với của trẻ em
  • Không để thuốc ở nơi ẩm ướt, nấm mốc hoặc có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào

Thuốc có giá bao nhiêu? Nên mua ở đâu?

Để biết chính xác giá của một hộp thuốc Kali Chloride, chúng tôi khuyên mọi người nên đến trực tiếp bệnh viện hoặc hiệu thuốc. Hiện nay, việc làm giả thuốc không còn là vấn đề xa lạ, do đó mọi người nên chọn địa chỉ uy tín để mua, tránh tình trạng tiền mất tật mang.

CÓ THỂ BẠN CẦN:

Ngày đăng: 19/12/2023 - Cập nhật lúc 12:23 pm , 19/12/2023
Nguồn tham khảo
Top