Menu

Thuốc Rosuvastatin giúp giảm cholesterol xấu trong máu thế nào? Giá bao nhiêu?

Rosuvastatin
Hoạt chất

Rosuvastatin 

    Đóng gói: Viên nang

    Loại thuốc: Thuốc được dùng để giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt

    Công ty sản xuất: AstraZeneca - một công ty dược phẩm và dược phẩm sinh học đa quốc gia Anh-Thụy Điển

    Quốc gia sản xuất: Anh

Thuốc Rosuvastatin có tác dụng giảm bớt hàm lượng cholesterol xấu bên trong cơ thể, đồng thời tăng cholesterol có lợi. Sản phẩm này sẽ giúp ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn hình thành trong các động mạch, giảm nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ. Rosuvastatin đã được Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vào năm 2003.

Thuốc Rosuvastatin  có công dụng gì?

Rosuvastatin (Crestor) là loại thuốc được sử dụng kết hợp với một chế độ ăn kiêng khoa học, tập thể dục đều đặn mỗi ngày để giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ. Không những vậy, thuốc còn được biết đến là một “tiên dược” cho người có hàm lượng cholesterol cao trong máu.

Được biết, Rosuvastatin thuộc một nhóm thuốc có tên gọi là Statin hoạt động bằng cách ngăn chặn các enzyme trong gan tạo ra cholesterol, từ đó làm giảm mức cholesterol có hại và tăng cholesterol có lợi. Tác dụng này sẽ giúp ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn hình thành trong các động mạch, giảm nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.

Thuốc Rosuvastatin có tác dụng giảm cholesterol xấu trong cơ thể
Thuốc Rosuvastatin có tác dụng giảm cholesterol xấu trong cơ thể

Thuốc được sản xuất bởi AstraZeneca – một công ty dược phẩm và dược phẩm sinh học đa quốc gia Anh-Thụy Điển. Năm 2003, Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt cho phép sử dụng Rosuvastatin cho các bệnh nhân có hàm lượng cholesterol trong cơ thể quá cao.

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc Rosuvastatin  cho bệnh nhân đang bị bệnh tim mạch vành, đau tim hoặc một số tình trạng sức khỏe khác. Tuy nhiên cho dù mọi người sử dụng Rosuvastatin  cho bất cứ tình trạng sức khỏe nào, mọi người vẫn cần có sự tư vấn của bác sĩ.

Nên sử dụng Rosuvastatin như thế nào?

Thuốc Rosuvastatin được sản xuất dưới dạng viên nang có hàm lượng từ 5mg đến 40mg. Tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như độ tuổi, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho phù hợp nhất. Dưới đây là liều dùng cụ thể cho từng trường hợp:

Liều dùng Rosuvastatin cho người có hàm lượng cholesterol cao

  • Trẻ 0-17 tuổi: Chống chỉ định sử dụng Rosuvastatin
  • Người từ 18-64 tuổi: Liều thông thường là 5mg-40mg một lần mỗi ngày tùy vào tình trạng sức khỏe
  • Người trên 65 tuổi: Bác sĩ có thể bắt đầu với một liều lượng thấp hơn hoặc một lịch trình thuốc khác so với bình thường

Liều dùng cho người mắc bệnh tăng cholesterol máu dị hợp tử gia đình (HeFH)

Theo các chuyên gia y tế, tình trạng HeFH xuất hiện khi một người thừa hưởng tăng cholesterol máu thuần túy từ bố hoặc mẹ. Liều dùng của thuốc Rosuvastatin cho đối tượng này như sau:

TuổiLiều dùng
0-7 tuổiKhông dùng
8-9 tuổi5-10mg một lần trong ngày
10-17 tuổi5-20mg mỗi ngày một lần
18-64 tuổi5-40mg mỗi ngày một lần
>65 tuổiTùy theo chỉ định của bác sĩ

Liều dùng cho người mắc bệnh tăng cholesterol máu đồng hợp tử gia đình (HoFH)

HoFH là tình trạng xảy ra trong trường hợp một người thừa hưởng tăng cholesterol máu thuần túy từ cả bố lẫn mẹ. Theo các chuyên gia y tế, tình trạng này rất hiếm gặp, trong 160.000 người trên thế giới chắc chỉ có 1 người bị HoFH. Người gặp phải vấn đề này thường gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn so với tình trạng HeFH.

Liều dùng của thuốc Rosuvastatin như sau:

TuổiLiều dùng
0-6 tuổiKhông dùng
7-17 tuổi20mg mỗi ngày một lần
18-64 tuổi20mg mỗi ngày một lần
>54 tuổiTùy theo chỉ định của bác sĩ

Liều dùng để phòng ngừa bệnh tim

  • Trẻ từ 0-17 tuổi: Không dùng
  • Người từ 18-64 tuổi: 5-40mg mỗi ngày tùy theo chỉ định của bác sĩ
  • Người trên 65 tuổi: Bắt đầu với một liều thấp sau đó tăng dần

Tác dụng phụ của thuốc là gì?

Trong một số trường hợp hiếm gặp, những người sử dụng thuốc Rosuvastatin có thể bị suy thận. Điều này có nhiều khả năng xảy ra nếu bệnh nhân là người lớn tuổi hoặc vốn bản thân đang mắc bệnh về thận hoặc tuyến giáp hoạt động kém.

Bên cạnh đó, nếu sử dụng thuốc Rosuvastatin trong một thời gian dài, người bệnh có thể bị đau cơ, đau nhức xương khớp. Nếu gặp phải vấn đề này, bác sĩ có thể chỉ định ngừng dùng thuốc.

Cẩn thận tác dụng phụ khi sử dụng thuốc
Cẩn thận tác dụng phụ khi sử dụng thuốc

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ dưới đây khi dùng Rosuvastatin:

  • Đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu
  • Đau dạ dày
  • Buồn nôn và nôn
  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống
  • Sốt
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Vàng da hoặc mắt
  • Thèm ăn liên tục
  • Phát ban, nổi mề đay trên da
  • Khó thở
  • Sưng mặt, môi, lưỡi, cổ họng
  • Trí nhớ suy giảm, thường xuyên bị nhầm lẫn
  • Hàm lượng đường trong máu tăng cao

Tình trạng sức khỏe nào có ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc?

Theo các chuyên gia y tế, mọi người không nên dùng Rosuvastatin  nếu đang gặp phải một trong số những tình trạng dưới đây:

  • FDA đã đưa ra một cảnh báo hộp đen liên quan đến việc sử dụng thuốc Rosuvastatin trong thời gian mang thai có thể gây hại cho thai nhi. Chính vì thế, người dùng cần cho bác sĩ biết việc bản thân đang có bầu hoặc dự định mang thai
  • Không dùng Rosuvastatin trong trường hợp đang cho con bú vì các nhà nghiên cứu chưa xác định rõ ràng liệu thành phần trong thuốc có truyền qua sữa mẹ và gây hại cho trẻ hay không
  • Rosuvastatin không thích hợp cho những người đã từng bị dị ứng với ít nhất một thành phần có trong thuốc
  • Người nghiện rượu, bị rối loạn tuyến giáp
  • Chức năng thận hoặc gan không khỏe, đang phải dùng thuốc để cải thiện tình hình
  • Đã từng hoặc đang bị mắc bệnh động kinh, thường xuyên bị co giật
  • Thiếu hụt hoặc rối loạn chất điện giải ở mức độ nghiêm trọng
  • Huyết áp không ổn định
  • Vừa mới trải qua một cuộc phẫu thuật
  • Mắc một bệnh nhiễm trùng nặng
  • Đang dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường
  • Tình trạng men gan quá cao

Người bệnh cần lưu ý gì khi sử dụng Rosuvastatin?

  • Những người gốc Á có thể hấp thụ loại thuốc này với tốc độ nhanh hơn so với người khác. Do đó, bác sĩ có thể cần đưa cho đối tượng bệnh nhân này liều dùng khởi đầu thấp hơn bình thường
  • Tránh uống rượu hoặc các đồ uống có cồn khác trong thời gian điều trị bệnh bằng Rosuvastatin vì nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng
  • Nếu bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên khi sử dụng Rosuvastatin, họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ cao bị mắc bệnh về tuyến giáp hoặc thận
  • Trong thời gian uống Rosuvastatin, người dùng tránh ăn thực phẩm có nhiều chết béo vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh
  • Không dùng thuốc kháng axit hydroxit nhôm và magiê như Mylanta và Maalox trong vòng hai giờ sau khi sử dụng thuốc Rosuvastatin
  • Nước ép bưởi và bưởi đã được biết là một trong những loại quả chứa thành phần có thể xảy ra tương tác với Rosuvastatin
  • Thuốc cần được uống đều đặn mỗi ngày vào một khung giờ cố định để tránh tình trạng quên liều
  • Người bệnh tuyệt đối không tự ý tăng liều hoặc ngừng sử dụng đột ngột mà không thông báo cho bác sĩ
  • Tránh sử dụng chung đơn thuốc với người khác
  • Tuyệt đối không cắn, nhai hoặc nghiền nát viên thuốc trong miệng
  • Ngưng hút thuốc lá trong khi sử dụng Rosuvastatin
Tránh uống rượu bia khi sử dụng thuốc
Tránh uống rượu bia khi sử dụng thuốc

Rosuvastatin tương tác với những loại thuốc nào?

Nếu sử dụng đồng thời Rosuvastatin với ít nhất một trong các loại thuốc được liệt kê dưới đây, người bệnh có nguy cơ gặp phải nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng:

  • Cyclosporine (Gengraf, Neoral, Sandimmune)
  • Gemfibrozil (Lopid)
  • Axit Fenofibric (Fibricor hoặc Trilipix)
  • Fenofibrate (Antara, Fenoglide, Lipofen…)
  • Atazanavir (Reyataz)
  • Ritonavir (Norvir)
  • Lopinavir/ritonavir (Kaletra)
  • Saquinavir (Invirase)
  • Coumadin
  • Jantoven
  • Cimetidine (Tagamet)
  • Ketoconazole (Nizoral)
  • Atorvastatin (Lipitor)
  • Lovastatin (Mevacor)
  • Pravastatin (Pravachol)
  • Simvastatin (Zocor, Vytorin)
  • Mestranol
  • Norelgestromin
  • Norethindrone
  • Norgestimate
  • Norgestrel
  • Etonogestrel
  • Fluconazole
  • Itraconazole
  • Levonorgestrel
  • Acenocoumarol
  • Amiodarone
  • Desogestrel
  • Dicumarol
  • Dienogest
  • Drospirenone
  • Eltrombopag
  • Daclatasvir
  • Daptomycin
  • Erlotinib

Bảo quản thuốc ra sao?

  • Thuốc Rosuvastatin cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng
  • Tránh ánh nắng mặt trời
  • Không để gần tầm với của trẻ
  • Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc được in trên bao bì sản phẩm hoặc hỏi trực tiếp bác sĩ
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng

Nên mua Rosuvastatin ở đâu? Giá bao nhiêu?

Thuốc Rosuvastatin 10mg có giá khoảng 270.000VNĐ/hộp. Giá thuốc sẽ thay đổi tùy vào hàm lượng của nó. Mọi người nên đến trực tiếp bệnh viện hoặc hiệu thuốc để được biết chính xác giá thành của sản phẩm.

Trên đây là một số thông tin quan trọng về thuốc Rosuvastatin dành cho những người bị mỡ máu cao. Ngoài việc dùng thuốc đều đặn mỗi ngày, các chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh nên có chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý để kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng béo phì.

Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!

Ngày đăng: 19/12/2023 - Cập nhật lúc 12:23 pm , 19/12/2023
Top