Sau Sinh Không Nên Ăn Rau Gì? 11 Loại Bà Đẻ Cần Tránh

Một số loại rau có thể gây mất sữa hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nên không được khuyến cáo sử dụng trong thực đơn ăn uống hàng ngày của bà đẻ. Vậy sau sinh không nên ăn rau gì? Dưới đây là 11 loại rau mẹ bỉm cần tránh.

Sau sinh không nên ăn rau gì?

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn dinh dưỡng của phụ nữ sau sinh. Nhóm thực phẩm này cung cấp nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất phong phú giúp chị em kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa táo bón, cải thiện sức khỏe và cải thiện chất lượng sữa mẹ. Tuy nhiên, không phải loại rau nào cũng tốt cho bà đẻ.

Sau sinh không nên ăn rau gì?
Một số loại rau gây mất sữa và không có lợi cho sức khỏe của phụ nữ sau sinh

Một số loại rau có thể gây tình trạng mất sữa và ảnh hưởng không tốt đến quá trình hồi phục sức khỏe của mẹ trong thời kỳ hậu sản. Chính vì vậy mà phụ nữ sau sinh và trong giai đoạn cho con bú được khuyến cáo nên cắt giảm hoặc kiêng dùng hoàn toàn. Chúng bao gồm:

1. Bạc hà

Bạc hà là một trong những loại rau không nên ăn khi cho con bú. Đây là một loại rau thơm có vị the mát, thường được sử dụng để pha chế đồ uống hoặc sử dụng để chế biến món ăn. Hương thơm cùng các chất có trong bạc hà giúp kích thích tiêu hóa, kháng viêm, diệt khuẩn, giảm đau và mang lại cảm giác khoan khoái cho mẹ bỉm.

Tuy nhiên, các nhà khoa học lại xếp rau bạc hà vào nhóm antigalactagogues. Khi sử dụng với số lượng lớn, thực phẩm này có thể làm giảm tiết sữa và nếu thường xuyên sử dụng còn khiến chị em có nguy cơ bị mất sữa cao.

Chính vì lý do trên mà phụ nữ sau sinh hoặc mẹ bỉm đang cho con bú nên hạn chế sử dụng các món ăn, thức uống được chế biến từ bạc hà. Hãy xem xét dừng sử dụng loại rau này nếu mẹ đang bị ít sữa.

2. Sau sinh không nên ăn măng

Măng là loại rau được nhiều chị em ưa chuộng. Thực phẩm này cung cấp nhiều chất xơ, đạm, sắt, canxi, vitamin B1, PP. Chúng giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và làm tăng khẩu vị.

Tuy nhiên, bà đẻ không nên ăn loại rau này vì những lý do dưới đây:

  • Ăn măng khiến mùi vị sữa mẹ bị thay đổi
  • Một số chất trong măng có thể làm giảm tiết sữa hoặc gây mất sữa.
  • Hàm lượng cao hoạt chất cyanide được tìm thấy trong măng khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành acid cyanhydric (HCN). Đây là một chất cực độc có thể gây ngộ độc, buồn nôn, ói mửa làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ cũng như chất lượng sữa cho con bú.

3. Rau mùi tây không tốt cho bà đẻ

Rau mùi tây cũng nằm trong danh sách những loại rau bà đẻ không nên ăn. Vốn là một loại rau gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn của người Việt, rau mùi tây mang lại cảm giác thơm cho món ăn và thường xuyên được các bà nội trợ sử dụng.

Không ít mẹ phản hồi về tình trạng sữa có mùi lạ sau khi ăn rau mùi tây. Kinh nghiệm dân gian còn cho thấy, việc thường xuyên sử dụng loại rau này trong bữa ăn còn khiến sữa tiết ra ít dần, từ đó khiến mẹ có nguy cơ bị mất sữa rất cao.

4. Lá lốt

Lá lốt chính là câu trả lời tiết theo cho thắc mắc “sau sinh không nên ăn rau gì?”. Lá lốt ngoài tác dụng làm tăng hương vị cho món ăn còn giúp tán hàn, giảm đau, kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị cảm lạnh, đau nhức xương khớp.

Mặc dù vậy, đây lại là loại rau đại kỵ đối với phụ nữ đang cho con bú. Sử dụng lá lốt có thể khiến mẹ bị mất sữa. Thêm vào đó, mùi hương đặc trưng của lá còn khiến cho sữa có mùi lạ dẫn đến tình trạng bỏ bú ở trẻ.

5. Sau sinh không nên ăn rau mùi tàu

Rau mùi tàu hay ngò gai là thực phẩm không được khuyến cáo sử dụng trong thực đơn của phụ nữ sau sinh. Loại rau này có thể làm giảm tiết sữa khiến cho mẹ bị ít sữa, không đủ cung cấp cho con bú.

Để đảm bảo số lượng và chất lượng sữa mẹ, hãy loại bỏ rau mùi rau ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày của bạn. Nhất là trong những tháng đầu mới sinh.

6. Rau bắp cải

Khi bị tắc tia sữa, dân gian thường sử dụng rau bắp cải đắp lên ngực của mẹ để khắc phục. Thế nhưng, loại rau này lại không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ sau sinh theo đường miệng.

Sau sinh không nên ăn rau bắp cải
Rau bắp cải gây lạnh bụng, giảm tiết sữa mẹ nên không được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của phụ nữ sau sinh

Do có tính hàn, ăn rau bắp cải sẽ khiến mẹ bị lạnh bụng và ức chế hoạt động của tuyến vú khiến lượng sữa tiết ra không đủ để cho con bú. Mặc dù không phải kiêng tuyệt đối nhưng phụ nữ sau sinh không nên dùng loại rau này liên tục và mỗi lần chỉ nên ăn với số lượng ít.

7. Rau muống

Phụ nữ sinh mổ không nên ăn rau muống cho đến khi vết mổ hồi phục hoàn toàn. Theo kinh nghiệm dân gian, ăn rau muống có thể làm chậm quá trình phục hồi vết thường và gây sẹo lồi.

Bên cạnh đó, rau muống cũng được xếp vào nhóm các loại rau có tính hàn. Khi sử dụng có thể gây lạnh bụng, đau bụng. Phụ nữ mới sinh đường tiêu hóa vẫn còn yếu ớt, chưa hồi phục hoàn toàn nên không thích hợp sử dụng loại rau này.

8. Sau sinh không nên ăn lá dâu tằm

Lá dâu tằm thường được thu hái về nấu nước uống hoặc nấu canh ăn có tác dụng giải nhiệt, điều trị mụn nhọt, giảm ho. Nhiều mẹ bỉm thậm chí còn lưu truyền bài thuốc sắc từ lá dâu tằm để cai sữa cho con. Loại lá này không chỉ làm tiêu sữa, mất sữa mà còn khiến mẹ bỉm bị lạnh bụng. Vì vậy, phụ nữ mới sinh và có ý định cho con bú tuyệt đối không nên ăn lá dâu tằm.

9. Mướp đắng

Mướp đắng nổi tiếng với tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Thực phẩm này cũng bổ sung nguồn vitamin C và chất chống oxy hóa dồi dào tốt cho sức khỏe.

Sau sinh không nên ăn rau gì? - Mướp đắng
Mướp đắng bình thường mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không tốt cho bà đẻ

Đối với người bình thường, mướp đắng là một loại rau có lợi nhưng với phụ nữ sau sinh thì ngược lại. Bà đẻ không nên dùng thực phẩm này vì những lý do sau:

  • Hoạt chất vicine trong mướp đắng có thể gây đau đầu, co thắt cơ bụng khiến mẹ bị đau nhiều và ảnh hưởng không tốt đến quá trình tổng hợp sữa.
  • Sử dụng mướp đắng thường xuyên có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy do loại rau này có tính hàn.
  • Ăn mướp đắng có thể làm giảm tiết sữa gây ít sữa, mất sữa.

10. Sau sinh không nên ăn gì? – Rau răm

Rau răm được xếp vào nhóm những loại rau bà đẻ không nên ăn. Đối với người khỏe mạnh bình thường, loại rau thơm này có tác dụng điều kinh, bổ máu, hỗ trợ điều trị rong huyết. Cũng chính vì tác dụng trên mà phụ nữ mới sinh ăn rau răm lại khiến cho máu ra nhiều. Ngoài ra, loại rau này còn gây mất sữa nếu ăn thường xuyên.

11. Rau cần tây

Rau cần tây có hương vị rất hấp dẫn nhưng lại khiến sữa có mùi lạ. Sử dụng với số lượng lớn hoặc ăn rau cần tây thường xuyên còn làm giảm tiết sữa và nghiêm trọng hơn là mất sữa hoàn toàn.

Những loại rau tốt cho bà đẻ

Cùng với việc tìm hiểu những loại rau bà đẻ không nên ăn, phụ nữ sau sinh cũng nên nắm rõ các loại thực phẩm lợi sữa và tốt cho quá trình hồi phục sức khỏe của bản thân để xây dựng được thực đơn dinh dưỡng phù hợp.

Các loại rau tốt nhất cho phụ nữ sau sinh bao gồm:

1. Rau lang nhuận tràng, lợi sữa

Rau lang là thực phẩm có tính nhuận tràng, giúp kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị táo bón, ăn không tiêu, chướng hơi, đầy bụng. Nguồn chất xơ phong phú trong rau cũng giúp mẹ đào thải độc tố sau sinh.

Đối với các mẹ đang cho con bú, rau lang giúp lợi sữa và bổ sung các khoáng chất thiết yếu làm tăng sức khỏe cho chị em. Để đạt được lợi ích tuyệt vời trên, mỗi ngày chị em nên ăn khoảng 100g rau lang.

2. Rau ngót đào thải sản dịch

Theo kinh nghiệm dân gian, ăn canh rau ngót hoặc uống nước rau ngót sau sinh có thể giúp bà đẻ đào thải hết lượng sản dịch dồn ứ bên trong ra ngoài bằng cách kích thích co bóp tử cung. Đặc biệt, loại rau này còn có tác dụng lợi sữa, bồi bổ sức khỏe cho mẹ.

sau sinh nên ăn rau gì? - Rau ngót
Phụ nữ mới sinh nên ăn rau ngót để tăng cường đào thải hết dịch sản ra ngoài

3. Rau diếp cá

Rau diếp cá được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của phụ nữ sau sinh vì những lý do dưới đây:

  • Rau diếp cá có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ tiêu hóa
  • Bổ sung nhiều sắt, canxi cùng các khoáng chất khác giúp ngăn ngừa thiếu máu, loãng xương, đau nhức xương khớp cho phụ nữ sau sinh.
  • Kích thích tiết sữa, cải thiện chất lượng sữa mẹ.
  • Thành phần flavonoid có trong rau diếp cá còn có tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn, ngăn ngừa viêm phần phụ sau sinh.

4. Rau cải tốt cho phụ nữ sau sinh

Ngoài rau cải, mẹ có thể ăn các loại rau cải khác như cải xanh hay cải xoăn… Chúng cung cấp nguồn chất xơ, chất chống oxy hóa và hàm lượng vitamin phong phú tốt cho quá trình hồi phục sức khỏe của phụ nữ trong thời kỳ hậu sản.

5. Rau đay lợi sữa

Rau đay có tác dụng lợi sữa, ngăn ngừa táo bón cho phụ nữ sau sinh. Mặc dù vậy mẹ chỉ nên ăn với lượng vừa phải để tránh gây lạnh bụng, tiêu chảy. Mỗi lần dùng khoảng 150 – 250g là đủ.

6. Đu đủ xanh

Phụ nữ sau sinh thường sử dụng món đu đủ xanh hầm móng giò lợn để làm tăng lượng sữa mẹ, giúp sữa đặc và béo hơn. Loại rau này cũng cung cấp nhiều chất đạm, chất xơ cùng nhiều loại vitamin thiết yếu, giúp nâng cao sức khỏe tổng thể cho mẹ.

7. Rau mồng tơi

Tương tự như rau lang hay rau đay, mồng tơi có đặc tính nhuận tràng tự nhiên nên giúp cải thiện chức năng tiêu hóa cho bà đẻ. Các trường hợp bị ít sữa hoặc rụng tóc sau sinh cũng nên thường xuyên ăn mồng tơi để tăng tiết sữa và kích thích mọc tóc.

8. Sau sinh nên ăn mướp

Mướp là một thực phẩm lành tính, có tác dụng kích thích lưu thông khí huyết, hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra, loại rau này còn có tác dụng lợi sữa, làm mát sữa và giảm nhẹ cơn đau liên quan đến tình trạng co thắt tử cung.

9. Rong biển

Rong biển được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng. Thực phẩm này cung cấp nhiều sắt và i ốt giúp kích thích tái tạo tế bào hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu và tăng cường khả năng miễn dịch cho mẹ, giúp bé được hưởng nguồn sữa có chất lượng tốt hơn.

10. Các loại đậu

Đậu xanh, đậu nành, đậu lăng hay đậu đỏ… đều tốt cho phụ nữ sau sinh. Chúng bổ sung nhiều đạm thực vật, sắt cùng nhiều dưỡng chất quan trọng rất cần thiết cho quá trình phục hồi sức khỏe của mẹ, đồng thời làm tăng tiết sữa.

11. Rau bina

Cuối cùng, nhắc đến các loại rau tốt cho phụ nữ sau sinh, mẹ không nên bỏ qua rau bina. Sử dụng 1 chén rau bina mỗi ngày chính là một cách bổ sung nguồn axit folic phong phú. Chất này đi vào sữa mẹ sẽ giúp trẻ thông minh và phát triển hoàn thiện về não bộ.

sau sinh nên ăn rau bina
Rau bina giúp cải thiện chất lượng sữa và nâng cao sức khỏe cho phụ nữ sau sinh

Cùng với đó, rau bina còn cung cấp nhiều vitamin A, C, B, sắt, chất đạm và canxi. Chúng giúp tăng cường khả năng miễn dịch, nâng cao sức khỏe tim mạch và giúp mẹ bỉm bớt mệt mỏi.

Lưu ý khi lựa chọn và chế biến rau cho phụ nữ sau sinh

  • Lựa chọn nguồn rau an toàn, tốt nhất là được trồng theo phương pháp hữu cơ và biết rõ nguồn gốc xuất xứ nhằm đảm bảo cho sức khỏe của bà đẻ.
  • Tăng cường bổ sung các loại rau có lợi và cắt giảm lượng rau gây bất lợi cho phụ nữ sau sinh trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
  • Các loại rau xanh cần được rửa sạch và ngâm 15 phút trong nước muối pha loãng trước khi chế biến.
  • Ưu tiên chế biến rau dưới dạng nấu canh hay hấp luộc. Hạn chế sử dụng các món xào.
  • Tránh ăn rau sống dễ khiến cả mẹ và con bị tiêu chảy, đồng thời làm tăng nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng.
  • Các loại rau chỉ nên nấu vừa chín tới. Không đun nấu quá lâu gây mất chất.

Chúng ta vừa đi sâu vào tìm hiểu về vấn đề “sau sinh không nên ăn rau gì?”. Việc nhận diện được những loại rau nên và không nên ăn sẽ giúp đảm bảo cho quá trình phục hồi sức khỏe của bà đẻ, đồng thời giúp mẹ cải thiện chất lượng sữa, giảm nguy cơ bị mất sữa.

Có thể bạn chưa biết

Ngày đăng: 02/03/2023 - Cập nhật lúc 2:00 pm , 02/03/2023
Nguồn tham khảo
Biên tập viên
Miss Trần Diệp Anh tốt nghiệp Học viện Ngoại Giao, đã từng làm biên tập tại các trang tin điện tử, website chuyên về sức khỏe và tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Miss Diệp Anh giữ nhiệm vụ là Biên tập viên, chuyên viết bài mảng nội dung sức khỏe mẹ và bé trên wikibacsi.com. Với các bài viết được biên tập từ nguồn uy tín, chuyên khoa nước ngoài và phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực này.
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc