Mẹo giảm đau thoát vị đĩa đệm tại nhà nhanh chóng dễ làm

Các mẹo giảm đau thoát vị đĩa đệm tại nhà áp dụng các bài thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc kinh nghiệm dân gian để cải thiện cơn đau. Ngoài giảm đau, các biện pháp này cũng giúp cải thiện hệ thần kinh cột sống, ngăn ngừa đau thần kinh tọa và  phục hồi khả năng vận động bình thường của người bệnh.

Mẹo giảm đau thoát vị đĩa đệm
Các mẹo giảm đau thoát vị đĩa đệm bao gồm thay đổi lối sống và duy trì vận động phù hợp

Mẹo giảm đau thoát vị đĩa đệm tại nhà hiệu quả, nhanh chóng

Thoát vị đĩa đệm là một chấn thương cột sống phổ biến, có thể dẫn đến đau cổ, đau vai gáy, đau thắt lưng và đau thần kinh tọa. Tình trạng này xảy ra khi các đĩa đệm trượt khỏi vị trí ban đầu hoặc khi bao xơ của đĩa đệm bị rách khiến nhân nhầy bên trong bị rò rỉ ra bên ngoài.

Hầu hết các trường hợp, thoát vị đĩa đệm không nghiêm trọng và được cải thiện trong vòng 6 tuần. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh có thể cần sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật để ngăn ngừa các rủi ro liên quan. Bên cạnh các phương pháp điều trị, có một số mẹo giảm đau thoát vị đĩa đệm mang lại hiệu quả cao, an toàn và rất dễ thực hiện. Người bệnh có thể tham khảo và thực hiện để giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau.

1. Chườm nóng và chườm lạnh để giảm đau

Áp dụng liệu pháp nhiệt hoặc lạnh lên khu vực thắt lưng bị tổn thương có thể giảm bớt tình trạng căng cơ ở người bệnh thoát vị đĩa đệm. Chườm nhiệt có tác dụng thư giãn tình trạng căng cơ, tăng cường lưu lượng máu lưu thông và cải thiện độ đàn hồi của các mô liên kết. Trong khi đó, chườm lạnh sẽ giảm nhiệt độ cục bộ ở các mô, hỗ trợ giảm viêm, từ đó cải thiện cơn đau liên quan đến thoát vị đĩa đệm.

Cách giảm đau thoát vị đĩa đệm tại nhà
Chườm nóng và chườm lạnh là cách giảm đau thoát vị đĩa đệm tại nhà hiệu quả nhất

Mẹo chườm nóng và chườm lạnh giảm đau thoát vị đĩa đệm:

  • Chườm nóng vào khu vực thoát vị đĩa đệm vào buổi sáng hoặc trước khi kéo căng cơ thể, tập thể dục để căng cơ và ngăn ngừa tổn thương cột sống.
  • Đặt một miếng đệm nóng hoặc gạc nóng lên lưng dưới trong khoảng thời gian định kỳ trong ngày để ngăn ngừa cơn đau. Sử dụng khăn mỏng hoặc giấy để tránh gây tổn thương da.
  • Phương pháp chườm lạnh được áp dụng tương tự sau khi kéo căng, tập thể dục hoặc xoa bóp để giảm đau.
  • Các biện pháp chườm nóng khác bao gồm tắm nước ấm, tắm vòi hoa sen vào cuối ngày để thư giãn, giảm đau và tăng cường chất lượng giấc ngủ.

Người bệnh có thể áp dụng nhiều mẹo giảm đau thoát vị đĩa đệm khác nhau để chọn được phương pháp chườm nóng và chườm lạnh phù hợp nhất.

2. Hoạt động thể chất giải phóng endorphin

Thoát vị đĩa đệm có thể gây đau lưng, căng cơ, điều này khiến người bệnh có xu hướng dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và tránh hoạt động thể chất. Tuy nhiên theo khuyến cáo, người bệnh chỉ nên nghỉ ngơi trong 1 – 2 ngày sau đó quay trở lại tập thể dục. Các hoạt động thể chất và tập thể dục phù hợp có thể giúp cơ thể giải phóng endorphin, cải thiện tâm trạng, giúp giảm đau và giúp người bệnh ngủ ngon hơn.

Hầu hết những người bệnh thoát vị đĩa đệm đều chịu được các hoạt động tác động thấp bao gồm:

  • Đi bộ ngoài trời hoặc trên máy tập thể dục.
  • Sử dụng máy chạy bộ.
  • Đạp xe đạp tĩnh.

Nếu cơn đau thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng, người bệnh nên thực hiện các bài tập thể dục dưới nước. Các hoạt động dưới nước được hỗ trợ bởi trọng lực và giảm thiểu áp lực lên đĩa đệm cột sống. Bác sĩ có thể đề xuất các bài tập phù hợp để kích thích cơ thể sản xuất endorphin và giảm đau thoát vị đĩa đệm.

3. Thay đổi tư thế ngủ

Cơn đau do thoát vị đĩa đệm có thể trở nên nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Do đó, người bệnh nên chọn các tư thế nằm ngủ thoải mái và phù hợp để giảm áp lực lên cột sống.

Tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà
Áp dụng các tư thế ngủ phù hợp để ngăn ngừa áp lực lên cột sống và giảm đau thoát vị đĩa đệm

Một số tư thế ngủ tốt cho người thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Kê gối bên dưới đầu gối để giúp giảm căng thẳng ở lưng dưới.
  • Nằm nghiêng, co đầu gối với một chiếc gối nhỏ ở giữa hai đầu gối. Điều này có thể giữ cho cột sống thẳng và cân bằng hồng, từ đó cải thiện cơn đau thoát vị đĩa đệm.

Tư thế ngủ và vị trí đặt gối có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng thoát vị đĩa đệm. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu các tư thế ngủ phù hợp để giảm đau cũng như hạn chế các biến chứng thoát vị đĩa đệm.

4. Xoa bóp giảm đau

Thoát vị đĩa đệm không phải là nguyên nhân ban đầu của các cơn đau lưng, tuy nhiên bệnh lý này có thể là nguồn đau thứ cấp ở lưng và đau nhức xương khớp nói chung. Cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu người bệnh có lối sống không phù hợp và ít vận động.

Tương tự như các hoạt động thể chất, xoa bóp và massage có thể kích thích cơ thể sản xuất endorphin, hỗ trợ giảm đau và giúp người bệnh thoải mái hơn.

Cách xoa bóp điều trị đau đớn liên quan đến thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Dùng tay tạo một lực tác động vừa phải lên các điểm đau ở cột sống.
  • Duy trì áp lực không đổi trong 1 – 2 phút để giải phóng endorphin, hỗ trợ giảm đau.
  • Lặp lại các bước xoa bóp tại các điểm đau ở lưng.

Ban đầu, kỹ thuật massage này có thể khiến cơn đau thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn do tạo áp lực lên vị trí viêm. Do đó, các bác sĩ khuyến khích người bệnh nên chườm đá sau khi xoa bóp để giúp thư giãn các cơ bị đau.

5. Bổ sung collagen trong chế độ ăn uống

Cơ thể cần collagen để chữa lành đĩa đệm bị tổn thương và phục hồi các mô bị ảnh hưởng. Collagen được tìm thấy trong nước hầm xương và các loại súp, canh hầm thịt chứa nhiều protein.

Chữa thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc
Bổ sung collagen thông qua nước hầm xương có thể giúp tái tạo đĩa đệm và giảm đau cột sống

Uống nước hầm xương thường xuyên là một mẹo giảm đau thoát vị đĩa đệm đơn giản và dễ thực hiện nhất. Bạn có thể nấu một nồi súp lớn với xương gà, thịt gà, cần tây, hành tây, cà rốt và các loại gia vị cần thiết. Điều này có thể cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để chữa lành thoát vị đĩa đệm và phục hồi cột sống, cải thiện tình trạng cứng cổ, đau vai gáy, đau lưng hoặc nhức mỏi nói chung.

Ngoài ra, việc tăng cường các chất chống oxy hóa bằng cách sử dụng các loại thực phẩm có tính oxy hóa cao như quả việt quất, dâu tay, cà chua, cũng có tác dụng cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm.

6. Áp dụng các biện pháp tự nhiên

Có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà mang lại hiệu quả cao, an toàn và rất dễ thực hiện. Người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như:

  • Gừng: Gừng là một phương thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà mang lại hiệu quả cao. Đặc tính chống viêm của gừng có thể giúp giảm đau và thư giãn các cơ. Người bệnh có thể đun sôi một vài lát gừng với một lượng nước vừa đủ, lọc lấy nước, thêm mật ong và dùng uống.
  • Trà hoa cúc: Trà hoa cúc là giảm đau thoát vị đĩa đệm và đau lưng tại nhà mang lại hiệu quả cao. Uống trà hoa cúc có thể giúp thư giãn các mô, giảm đau và giúp người bệnh thư giãn.
  • Nghệ: Nghệ có chứa curcumin, có tác dụng chống viêm mạnh và hỗ trợ giảm đau do thoát vị đĩa đệm. Đun sôi một thìa bột nghệ với một cốc nước cho đến khi cạn còn một nửa, dùng uống hai lần mỗi ngày. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thêm nghệ vào công thức nấu ăn hàng ngày để tăng cường hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm.
  • Uống nhiều nước: Nước giúp thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Nước cũng giúp tăng cường lưu lượng máu lưu thông đến các đĩa đệm và thư giãn các cơ. Để cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên uống 8 – 10 ly nước mỗi ngày.

7. Thay đổi chế độ ăn uống

Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp là một trong những mẹo giảm đau thoát vị đĩa đệm hiệu quả và đơn giản nhất. Tương tự như việc bổ sung nước hầm xương vào bữa ăn, người bệnh nên tăng cường các vitamin và khoáng chất như:

  • Canxi: Canxi cần thiết để xây dựng tế bào, ngăn ngừa quá trình mất xương và giữ cho cột sống luôn khỏe mạnh. Canxi có nhiều trong các loại sữa và sản phẩm từ sữa, các loại đậu, hạnh nhân và một số loại cá như cá mòi, cá hồi.
  • Magie: Khoáng chất này cần thiết để tái tạo xương và ngăn ngừa nguy cơ mất xương. Magie thường được tìm thấy trong các loại rau xanh, bơ, các loại hạt, chuối, chocolate đen và các loại cá.
  • Vitamin C: Vitamin C cần thiết cho quá trình sản xuất collagen, hỗ trợ tái tạo đĩa đệm và giảm đau. Vitamin C có nhiều trong ổi, cam, quýt, kiwi, cà chua, bông cải xanh, rau bina và ớt.

8. Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm

Có một số mẹo giảm đau thoát vị đĩa đệm mang lại hiệu quả cao và được nhiều người áp dụng. Các bài thuốc này có nguồn gốc từ các loại dược liệu tự nhiên, do đó thường lành tính, an toàn và không có tác dụng phụ.

Mẹo chữa thoát vị đĩa đệm từ dân gian
Mẹo chữa thoát vị đĩa đệm từ dân gian thường an toàn, lành tính và mang lại hiệu quả tốt trong giai đoạn đầu

Một số bài thuốc dân gian giảm đau thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Lá lốt: Dùng một nắm lá lốt, sao vàng, hạ thổ, sau đó sắc cùng 1 lít nước đến khi còn 500 ml thì chia thành 2 lần, dùng uống trong ngày.
  • Ngải cứu: Dùng 300 gram ngải cứu, rửa sạch, để ráo nước, giã nát, sau đó trộn cùng 3 thìa mật ong nguyên chất, lọc lấy nước, bỏ bã, dùng uống liên tục trong 2 tuần. Bài thuốc có tác dụng giảm đau, cải thiện tình trạng đau thắt lưng và hỗ trợ phục hồi đĩa đệm.
  • Gạo lứt: Dùng 200 gram gạo lứt, rang vàng, xay nhuyễn thành bột mịn, bảo quản trong lọ kín. Mỗi ngày sử dụng một vài thìa gạo lứt pha với nước uống như trà để cải thiện cơn đau liên quan đến thoát vị đĩa đệm.

9. Bảo vệ cột sống

Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm có thể tự khỏi hoặc sau khi được điều trị phù hợp. Tuy nhiên tình trạng này có thể tái phát và trở nên nghiêm trọng hơn.

Để bảo vệ cột sống và ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên giữ cột sống ở vị trí trung lập khi ngồi và đứng. Nếu cần phải đứng trong thời gian dài, hãy gác một chân lên ghế đẩu để giảm áp lực lên cột sống.

Khi cần nâng vật nặng, hãy thận trọng. Ngồi xổm từ đầu gối để nâng đồ vật lên cao, đừng uốn cong thắt lưng, điều này gây nhiều áp lực lên cột sống và khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và tập thể dục thường xuyên. Cân nặng tăng thêm có thể gây căng thẳng cho lưng, dẫn đến đau đớn và khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, người bệnh cần tránh hút thuốc là và tiếp xúc với khói thuốc lá. Điều này có thể gây xơ cứng động mạch, làm hỏng các đĩa đệm trong cột sống và khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

Lưu ý khi áp dụng mẹo giảm đau thoát vị đĩa đệm

Các mẹo giảm đau và chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà thường an toàn, ít tác dụng phụ và hiệu quả tốt. Tuy nhiên điều quan trọng là áp dụng đúng hướng dẫn cũng như trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Bên cạnh đó, các biện pháp này chỉ phù hợp với các triệu chứng nhẹ và không có nguy cơ biến chứng. Do đó, nếu cơn đau nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Cách giảm đau lưng khi bị thoát vị đĩa đệm
Thực hiện tư thế tốt và duy trì vận động thể chất để cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Để tăng cường hiệu quả giảm đau và ngăn ngừa các rủi ro liên quan, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Sử dụng kỹ thuật nâng phù hợp, không uốn cong thắt lưng. Hãy gập đầu gối và giữ thẳng lưng khi nâng đồ vật.
  • Duy trì cân nặng hợp lý để tránh gây áp lực lên cột sống thắt lưng.
  • Thực hành các tư thế tốt khi đi, đứng, ngồi, đứng và ngủ. Tư thế tốt có thể giúp giảm căng thẳng lên cột sống và ngăn ngừa các triệu chứng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thực hiện các bài tập kéo giãn cột sống, đặc biệt là khi ngồi trong thời gian dài.
  • Tránh đi giày cao gót. Loại giày này có thể khiến cột sống không thẳng hàng, tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.

Các mẹo giảm đau thoát vị đĩa đệm mang lại hiệu quả tốt trong thời gian đầu, khi các triệu chứng không quá nghiêm trọng. Cố gắng duy trì hoạt động thể chất, vận động nhẹ nhàng và làm theo các khuyến nghị của bác sĩ để giảm đau. Trong trường hợp, các triệu chứng không được cải thiện sau một thời gian, người bệnh nên đến bệnh nên thông báo với bác sĩ để được có kế hoạch điều trị phù hợp khác.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 02/03/2023 - Cập nhật lúc 12:50 pm , 02/03/2023

Bình luận

*
*

Bài viết nhiều người đọc