Sau Khi Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Tốt Nhất?

Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên ăn các thực phẩm giàu calo, protein, chất xơ và vitamin C. Chú ý kiêng sử dụng các loại đồ ăn, thức uống dưới đây để không ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết mổ.

Sau mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Để vết mổ và xương nhanh hồi phục sau phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm, cần tăng cường bổ sung các thực phẩm dưới đây vào trong chế độ ăn hàng ngày của người bệnh.

1. Thực phẩm giàu năng lượng (calo)

Trải qua ca phẫu thuật dài sẽ khiến bệnh nhân không tránh khỏi cảm giác mệt mỏi, mất sức. Việc bổ sung các thực phẩm giàu calo vào trong thực đơn sẽ cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể.

Hơn nữa, calo cũng rất cần thiết cho quá trình phục hồi của cơ thể. So với người bình thường, bệnh nhân mới làm phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cần được bổ sung nguồn calo gấp đôi để nhanh chóng khôi phục sức khỏe và thúc đẩy quá trình lành lại của vết mổ.

Sau mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Cơm là một món ăn giàu năng lượng không thể thiếu trong thực đơn sau mổ thoát vị đĩa đệm

Calo có nhiều trong các thực phẩm như:

  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Các loại đậu
  • Khoai tây
  • Trứng
  • Quả bơ
  • Cơm trắng hay cháo đặc…

2. Thực phẩm giàu vitamin C

Sau mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh cũng nên thường xuyên ăn các thực phẩm giàu vitamin C. Đây là một dưỡng chất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch. Nó giúp cơ thể có sức đề kháng tốt hơn, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng và giúp vết mổ nhanh kéo da non, hạn chế để lại sẹo thâm đen mất thẩm mỹ.

Đặc biệt, cơ thể được bổ sung đầy đủ vitamin C sẽ giúp giảm thiểu đáng kể nguy cơ bị thiếu máu cho người bệnh sau mổ. Loại vitamin này có tác dụng tăng cường hấp thụ chất sắt để cơ thể sản sinh nhiều hemoglobin và các tế bào hồng cầu tham gia vào quá trình tái tạo máu, giúp bệnh nhân nhanh chóng bù lại lượng máu đã mất trong quá trình mổ.

Người bệnh có thể bổ sung vitamin C cho cơ thể thông qua việc ăn các thực phẩm như:

  • Trái cây có múi
  • Các loại rau lá xanh đậm: Bina, cải xoăn, rau ngót, cải ngọt,…
  •  Đu đủ
  • Kiwi
  • Súp lơ trắng, xanh…

Trong trường hợp chế độ ăn không đảm bảo cung cấp đủ vitamin C cho cơ thể, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các chế phẩm bổ sung. Một số dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu vitamin C bao gồm xuất huyết dưới da, cơ thể mệt mỏi, vết mổ lâu lành hoặc bị nhiễm trùng, chảy máu chân răng, ra nhiều máu kinh, da khô, dễ bị sốt…

3. Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn thực phẩm giàu protein

Các thực phẩm giàu protein cũng được khuyến khích sử dụng trong thực đơn cho bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm. Protein đặc biệt quan trọng với quá trình phục hồi sức khỏe và chữa lành tổn thương. Chất này tham gia vào quá trình tái tạo tế bào mới để thay thế cho các tế bào xương và mô mềm bị tổn thương, giúp vết mổ nhanh kéo dai non.

Một phần protein cũng được cơ thể chuyển hóa thành năng lượng để bệnh nhân bớt mệt mỏi và nhanh chóng quay trở lại sinh hoạt bình thường.

Các thực phẩm giàu protein tốt cho bệnh nhân mới làm phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Trứng
  • Hạnh nhân
  • Yến mạch
  • Sữa chua
  • Thịt gia cầm
  • Đậu nành
  • Đậu phụ
  • Cá…

4. Thực phẩm giàu omega 3

Omega 3 là một loại axit béo đã được khoa học chứng minh về khả năng chống viêm tự nhiên, giúp giảm sưng đau vết mổ. Thêm vào đó, chất này còn tham gia đẩy mạnh hoạt động sản xuất collagen, kích thích tái tạo sụn và phục hồi đĩa đệm.

Do vậy, nếu mới mổ thoát vị đĩa đệm bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu omega 3 vào trong thực đơn. Bao gồm:

  • Các loại cá béo: Cá hồi, cá tuyết, cá cơm, cá ngừ, cá thu…
  • Hàu
  • Ngũ cốc
  • Hạt lanh
  • Rau bina
  • Cải xanh
  • Đậu Hà Lan…

5. Trái cây tươi

Trái cây chính là nguồn bổ sung nguồn vitamin, khoáng chất và chất xơ phong phú cho cơ thể. Những dưỡng chất này đều góp phần đẩy nhanh quá trình phục hồi vết mổ và nâng cao sức đề kháng cho người bệnh.

Sau mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn trái cây tươi
Trái cây tươi là nguồn bổ sung các dưỡng chất thiết yếu giúp vết mổ phục hồi nhanh sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Sau khi trải qua bất kỳ phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm nào, người bệnh nên lựa chọn các loại quả có tính mát, mềm và không chứa quá nhiều axit để dễ tiêu hóa hơn. Tránh ăn các loại quả có tính nóng như sầu riêng, nhãn, vải… Chú ý bổ sung trái cây vào thực đơn với mức độ vừa phải trong thời gian đầu mới làm phẫu thuật và tăng dần lượng sử dụng để tránh gây hiện tượng đầy hơi, chướng bụng.

6. Thức ăn chứa nhiều collagen

Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì để nhanh phục hồi? Các thực phẩm giàu collagen chính là gợi ý hữu ích tiếp theo cho bạn. Cơ thể được cung cấp đầy đủ collagen sẽ giúp chữa lành thời gian chữa lành vết mổ, đồng thời củng cố sự dẻo dai và khả năng đàn hồi cho hệ thống cơ bắp và dây chằng, làm giảm gánh nặng cho cột sống.

Các thực phẩm bổ sung nguồn collagen dồi dào cho cơ thể bao gồm:

  • Nước hầm từ sụn và xương
  • Thịt gà
  • Lòng trắng trứng
  • Tỏi
  • Các loại đậu
  • Rau lá xanh đậm.

Bạn có thể dùng kèm các thực phẩm trên với các thức ăn giàu vitamin C và omega 3 để cơ thể hấp thụ được lượng collagen tối ưu.

7. Tăng cường bổ sung Beta-caroten

Cùng với vitamin C, Beta-caroten cũng tham gia vào quá trình củng cố hệ miễn dịch, cải thiện sức đề kháng cho cơ thể. Chất này khi được cơ thể hấp thụ sẽ chuyển hóa thành vitamin A có tác dụng hình thành nên các mô khỏe mạnh để vết mổ nhanh lành mà không bị nhiễm trùng.

Beta-caroten được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm sau:

  • Cà rốt
  • Bí đỏ
  • Khoai lang
  • Đu đủ
  • Gấc
  • Bông cải xanh
  • Dưa lưới
  • Các loại rau xanh.

8. Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? – Các thực phẩm giàu chất xơ

Táo bón là một trong những biến chứng thường gặp sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Việc bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào trong thực đơn sẽ giúp đường ruột hoạt động hiệu quả hơn và ngăn ngừa táo bón hiệu quả, đồng thời giảm thiểu các triệu chứng khó chịu khác cho người bệnh như chướng bụng, đầy hơi, ăn lâu tiêu, chán ăn.

Bệnh nhân có thể bổ sung chất xơ thông qua các thực phẩm như:

  • Trái cây tươi
  • Bánh mì nâu hoặc bánh mì đen
  • Gạo
  • Ngô
  • Khoai
  • Chuối
  • Táo…

9. Thực phẩm giàu canxi

Canxi rất cần thiết cho quá trình tái tạo xương, giúp đốt sống mới làm phẫu thuật nhanh hồi phục. Chất này cũng giúp củng cố sự chắc khỏe và khả năng vận động linh hoạt cho xương cột sống.

Các thực phẩm chứa nhiều canxi tốt cho bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Sữa tươi
  • Sữa chua
  • Hạnh nhân
  • Rau cải xoăn
  • Hạt óc chó
  • Tôm
  • Cua
  • Đậu đỏ…

Các thực phẩm cần kiêng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm

Nhiều loại thực phẩm hay đồ uống có thể làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Chúng có thể tác động tiêu cực theo nhiều hướng khác nhau như gây thiếu hụt dinh dưỡng, khiến vết thương làm mủ hoặc làm tăng nặng cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Vậy sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì?

1. Cắt giảm lượng chất béo không lành mạnh

Chất béo không lành mạnh được tìm thấy trong thịt mỡ, nội tạng động vật hay thức ăn nhanh… Thường xuyên sử dụng các thực phẩm này không chỉ gây khó tiêu, đầy bụng, táo bón mà còn dẫn đến tăng cân, làm tăng gánh nặng lên cột sống khiến cho đĩa đệm lâu hồi phục.

Thêm vào đó, tiêu thụ quá nhiều chất béo còn khiến lượng mỡ trong máu tăng cao, làm giảm tuần hoàn máu và kích hoạt phản ứng viêm tại vết mổ bùng phát.

Bạn chỉ nên sử dụng các chất béo tốt như dầu ôliu, dầu dừa hay cá béo để đảm bảo sức khỏe và hỗ trợ tốt nhất cho quá trình phục hồi sau mổ thoát vị đĩa đệm.

2. Đồ hộp

Rau củ quả hay thịt, cá đóng hộp mặc dù rất tiện lợi khi sử dụng nhưng lại không tốt cho sức khỏe, nhất là khi bạn mới làm phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Lý do bởi chúng đã trải qua quá trình chế biến và để lâu ngày nên bị thất thoát rất nhiều chất dinh dưỡng.

sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì
Đồ hộp có giá trị dinh dưỡng thấp nhưng lại chứa chất bảo quản độc hại không tốt cho bệnh nhân sau khi mổ thoát vị đĩa đệm

Đáng chú ý là đồ hộp còn chứa chất bảo quản, chất điều vị hay các chất hóa học khác. Khi tích tụ trong cơ thể, chúng sẽ sinh ra phản ứng có hại cho sức khỏe. Tốt nhất, người bệnh nên sử dụng các thực phẩm tươi sống để chế biến thức ăn nhằm đảm bảo an toàn và đáp ứng được đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

3. Thức ăn cay, nóng

Ăn nhiều đồ cay nóng có thể làm tăng thân nhiệt, khiến vết thương làm mủ, lâu lành và dễ để lại sẹo. Vì vậy, nếu đang trong quá trình hồi phục sau mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên tránh sử dụng các thực phẩm cay nóng, bao gồm:

  • Ớt
  • Tiêu
  • Riềng
  • Mù tạt
  • Sa tế
  • Thực phẩm được tẩm ướp nhiều gia vị
  • Đồ nếp
  • Một số loại trái cây có tính nóng như mít, vải…

4. Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên kiêng ăn gì? – Đồ ngọt

Ăn nhiều đồ ngọt khiến bệnh nhân dễ bị tăng cân, làm tăng áp lực lên vùng cột sống bị tổn thương. Thêm vào đó, lượng đường trong máu tăng cao còn kích thích sản sinh nhiều chất gây viêm trong cơ thể. Điều này khiến cho vết mổ lâu hồi phục.

5. Thực phẩm chứa nhiều omega – 6

Omega 6 được tìm thấy nhiều trong dầu hướng dương, dầu đậu phộng hay bơ lạc… Dung nạp quá nhiều chất này có thể làm tăng phản ứng sưng viêm tại vết mổ, đồng thời khiến cơ thể bị giữ nước và lưu thông máu chậm. Tất cả đều gây cản trở đến quá trình hồi phục sau phẫu thuật.

6. Đồ uống có cồn và các chất kích thích

Bia, rượu, cà phê, trà đặc hay soda đều làm giảm khả năng hấp thụ canxi và nhiều khoáng chất thiết yếu khác. Ngoài ra, chúng còn có tính kích thích khiến thần kinh bị căng thẳng và gây co thắt mạch máu bất thường, từ đó làm vết mổ lâu lành.

7. Thực phẩm gây khó tiêu, táo bón

Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh cũng nên hạn chế các thực phẩm gây khó tiêu, táo bón. Bao gồm:

  • Thực phẩm chứa gluten
  • Bánh quy
  • Khoai tây chiên
  • Thịt đỏ
  • Thức ăn nhanh
  • Chuối xanh…

Giải pháp cho người bệnh gặp khó khăn trong ăn uống sau khi mổ thoát vị đĩa đệm

Trên thực tế, có không ít bệnh nhân gặp phải khó khăn trong ăn uống sau mổ, nhất là những ngày đầu mới làm phẫu thuật. Trong vài ngày đầu, một số bệnh nhân sẽ có cảm giác buồn nôn, đắng miệng, chán ăn do tác dụng của thuốc gây mê. Hãy cho người bệnh ăn những thức ăn lỏng, nhẹ với lượng ít một và dùng 6 – 7 bữa trong ngày nhằm đảm bảo bổ sung đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể.

Tình trạng táo bón sau mổ cũng gây mất cảm giác ngon miệng. Hãy cho bệnh nhân uống nhiều nước, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ và tham khảo ý kiến bác sĩ để được kê đơn thuốc chống táo bón nếu cần thiết.

Một số bệnh nhân mặc dù không bị táo bón nhưng vẫn không có cảm giác thèm ăn. Trường hợp này cần thêm các thực phẩm giàu calo và protein vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày, ăn nhiều bữa và cho bệnh nhân ăn uống bất cứ khi nào có thể để cơ thể vẫn nhận đủ nguồn năng lượng cũng như các chất dinh dưỡng thiết yếu.

Bạn nên tìm hiểu thêm

Ngày đăng: 19/12/2023 - Cập nhật lúc 12:24 pm , 19/12/2023

Bình luận

*
*

Bài viết nhiều người đọc