10 Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà an toàn hiệu quả

Áp dụng các cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà được xem là một phần của kế hoạch điều trị toàn diện. Chúng giúp làm giảm triệu chứng đau nhức, hạn chế phiền toái cho cuộc sống thường ngày và thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương. Massage, tác dụng nhiệt, sử dụng thảo dược, hoạt động thể chất,… là những cách được áp dụng phổ biến.

chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà
Có thể áp dụng các cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà để hỗ trợ thêm cho chăm sóc y tế

Tổng quan về bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý xương khớp rất phổ biến ở người cao tuổi và những người lao động nặng nhọc. Bệnh xảy ra khi phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị thoát vị, di chuyển theo những vết nứt hoặc rách của bao xơ. Từ đó tạo thành một khối phình lồi bên ngoài, gây chèn ép vào rễ thần kinh và ống sống.

Tình trạng này khiến cho người bệnh bị đau đớn nghiêm trọng kèm theo nhiều biểu hiện khác. Chẳng hạn như tê bì chân tay, yếu chi, xuất hiện cảm giác ngứa ran, châm chích,… Trường hợp bệnh tiến triển nặng có thể khiến cho chức năng vận động bị hạn chế và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Tình trạng thoát vị đĩa đệm có thể ảnh hưởng đến bất kỳ vị trí nào trên cột sống. Tuy nhiên, cột sống thắt lưng và cột sống cổ là hai đoạn cột sống có đĩa đệm dễ bị tổn thương nhất. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà con đau có thể nhẹ và khu trú tại một vị trí hoặc lan tỏa trên phạm vi rộng.

Khi phát hiện ra các triệu chứng nghi ngờ bị thoát vị đĩa đệm thì bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ. Việc chẩn đoán và can thiệp sớm là yếu tố rất quan trọng, quyết định lớn đến hiệu quả điều trị. Tuyệt đối không được chủ quan để bệnh kéo dài và tiến triển nặng, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.

10 Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà đơn giản, hiệu quả

Hiện nay, cùng với sự phát triển của y học hiện đại thì rất nhiều phương pháp khác nhau có thể đáp ứng tốt với bệnh thoát vị đĩa đệm. Chẳng hạn như sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, can thiệp ngoại khoa,…

Tuy nhiên việc tự chăm sóc bằng các phương pháp tại nhà luôn đóng một vai trò quan trọng đối với kế hoạch điều trị toàn diện. Đặc biệt là với các trường hợp bệnh nhẹ thì nhiều biện pháp tại nhà có thể giúp làm giảm đau, cải thiện vận động và thúc đẩy chữa lành tổn thương mà không cần đến chăm sóc y tế.

Dưới đây là 10 cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà đơn giản, được áp dụng phổ biến:

1. Dành thời gian nghỉ ngơi

Các chuyên gia xương khớp khuyên rằng, người được chẩn đoán mắc bệnh thoát vị đĩa đệm nên dành thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn trong khoảng vài ngày để làm giảm sưng viêm. Đồng thời giúp cho vùng cột sống bị tổn thương có thời gian được phục hồi.

Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên nghỉ ngơi trong khoảng một vài ngày. Tuyệt đối không nên nghỉ ngơi quá lâu. Bởi việc bất động kéo dài có thể khiến cho cột sống bị căng cứng, ảnh hưởng đến chức năng vận động. Điều này khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Tránh các tư thế tĩnh kéo dài

Việc duy trì một tư thế kéo dài có thể làm gia tăng áp lực cho vùng cột sống. Từ đó khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm trở nên tồi tệ hơn, kích hoạt tình trạng đau nhức và căng thẳng cột sống ở mức độ nghiêm trọng.

tránh duy trì tư thế tĩnh khi bị thoát vị đĩa đệm
Người bị thoát vị đĩa đệm không nên duy trì tư thế tĩnh quá lâu

Để ngăn ngừa áp lực lên cột sống, người bệnh cần thực hiện một số phương pháp sau đây:

  • Tránh ngồi quá nhiều khi làm việc: Khi ngồi trong một thời gian dài thì áp lực lên đĩa đệm cột sống sẽ gia tăng, từ đó khiến cho cơn đau lưng trở nên nghiêm trọng. Do đó người bệnh nên cố gắng đứng dậy và đi lại trong một khoảng thời gian ngắn sau khoảng mỗi 60 phút để hạn chế áp lực lên cột sống.
  • Thay đổi tư thế: Tư thế chính xác để hạn chế áp lực lên cột sống là giữ cho phần cổ, vai và lưng thẳng hàng. Các tư thế sai có thể ảnh hưởng đến đường cong sinh lý của cột sống và khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thay đổi các hoạt động: Việc thường xuyên luân chuyển các hoạt động có thể tránh cho một nhóm cơ, khớp hay cột sống bị áp lực quá mức. Chẳng hạn như khi đứng hoặc ngồi quá lâu thì người bệnh có thể chuyển sang tư thế khác. Điều này giúp cho cột sống, cơ, khớp được thư giãn, tránh các tác động liên quan.

Khi cơn đau do thoát vị đĩa đệm kích hoạt thì người bệnh cần cân nhắc việc hoạt động ít gắng sức hơn. Đồng thời dành thời gian thư giãn như nghe nhạc, đọc sách,… Các hoạt động này sẽ giúp người bệnh chuyển sự chú ý vào cơn đau và giúp cột sống được nghỉ ngơi.

3. Hoạt động thể chất chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà

Hoạt động thể chất được đánh giá là một cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà mang lại hiệu quả rất khả quan. Tập thể dục đúng cách có khả năng kích thích quá trình tái hấp thu cũng như phục hồi chức năng của đĩa đệm.

Thiếu vận động có thể gây ra tình trạng cứng khớp, yếu cơ, thậm chí là làm giảm chức năng của hệ thống miễn dịch. Từ đó làm chậm quá trình chữa lành tổn thương tại đĩa đệm cột sống. Do đó để tăng cường sức khỏe thì người bệnh nên hoạt động thể chất đúng cách.

Đi dạo, đi bộ đường dài, đi xe đạp tĩnh, bơi lội,… là những bài tập tác động thấp nhẹ nhàng, rất tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm. Khi đang trong quá trình điều trị, bạn cần tránh các bài tập tác động mạnh hoặc tập luyện quá gắng sức.

tập thể dục chữa thoát vị đĩa đệm
Hoạt động thể chất đúng cách giúp giảm đau, thư giãn và tăng cường tuần hoàn máu

Tuyệt đối không tập các bài như nhảy, chạy, nâng tạ hay bài tập có liên quan tới các chuyển động đột ngột. Bởi chúng có thể gây ảnh hưởng tới đĩa đệm đang tổn thương, làm gia tăng cơn đau và cản trở quá trình hồi phục. Để đảm bảo an toàn, bạn có thể trao đổi với bác sĩ về việc xây dựng kế hoạch hoạt động thể chất phù hợp.

4. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Thiết lập và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh được xem là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe xương khớp nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Xương khớp, cột sống và hệ thống gân cơ luôn cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để nâng đỡ cơ thể và thực hiện các chức năng cần thiết. Điều này đặc biệt quan trọng với những người bị thoát vị đĩa đệm.

Người bị thoát vị đĩa đệm nên chú trọng đến việc bổ sung một số dưỡng chất sau đây:

– Canxi:

Tăng cường lượng canxi cho cơ thể sẽ giúp hệ thống xương khớp trở nên khỏe mạnh hơn. Đây là vấn đề đặc biệt cần thiết với những người lớn tổi. Đầy đủ canxi giúp duy trì mật độ xương cần thiết và giúp cột sống khỏe mạnh hơn. Canxi có nhiều trong sữa và các sản phẩm từ sữa, rau lá màu xanh đậm, một số loại cá,…

– Vitamin D3:

Vitamin D3 là dưỡng chất không thể thiếu giúp cho cơ thể của bạn hấp thu canxi hiệu quả hơn. Thiếu hụt loại vitamin này khiến cho xương trở nên mỏng, giòn và dễ biến dạng. Hơn nữa phần đĩa đệm cũng trở nên xơ cứng, kém linh hoạt và dễ bị tổn thương. Vitamin D3 được tìm thấy nhiều trong lòng đỏ trứng, gan động vật, một số loại cá béo và hải sản.

– Vitamin C:

Loại vitamin này có tác dụng làm giảm viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Hơn nữa còn đặc biệt quan trọng đối với quá trình hình thành collagen – một phần không thể thiếu của quá trình hình thành các tế bào mô. Việc bổ sung đầy đủ vitamin C sẽ giúp cho xương khớp và gân cơ đảm bảo sự khỏe mạnh. Trái cây có múi, ổi, quả mọng, kiwi,… là nguồn cung cấp lượng vitamin C rất dồi dào.

chế độ ăn uống cho người bị thoát vị đĩa đệm
Ăn uống lành mạnh có thể hỗ trợ tốt hơn cho sức khỏe xương khớp và quá trình phục hồi tổn thương đĩa đệm

– Protein:

Protein được đánh giá là thành phần không thể thiếu đối với cấu trúc xương. Cung cấp đầy đủ protein cho cơ thể sẽ giúp thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương tại đĩa đệm, mô sụn và cải thiện các cơn đau xương khớp. Người bị thoát vị đĩa đệm nên chọn nguồn protein lành mạnh như trứng, cá, đậu nành, nấm, thịt trắng,…

5. Massage chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà

Xoa bóp, massage cũng là mẹo chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà được áp dụng rất phổ biến. Cách này không chỉ dễ thực hiện mà còn đem lại hiệu quả cao, phù hợp với nhiều đối tượng.

Massage có tác dụng hỗ trợ giảm đau do thoát vị đĩa đệm, thư giãn hệ thống gân cơ và giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép. Ngoài ra, massage còn giúp tăng cường lưu thông máu đến chữa lành tổn thương ở đĩa đệm bị thoát vị, mang lại cảm giác thư giãn và thoải mái.

Để nhận được hiệu quả tốt nhất, người bị thoát vị đĩa đệm nên thực hiện massage vào buổi tối trước khi đi ngủ. Mẹo nhỏ này có thể ngăn ngừa cơn đau kích hoạt giữa đêm làm cản trở giấc ngủ.

Cách thực hiện:

  • Nên chọn không gian thông thoáng để tạo cảm giác thư giãn nhất
  • Xoa 2 lòng bàn tay vào nhau đến khi cảm nhận được sự nóng lên
  • Massage trực tiếp lên vùng bị đau nhức theo chuyển động tròn
  • Có thể xoa bóp dọc theo cột sống và cả các khu vực xung quanh
  • Kết hợp với các động tác day, ấn, miết để nhận được hiệu quả cao hơn
  • Thực hiện khoảng từ 15 đến 20 phút cho 1 lần massage
massage chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà
Massage là giải pháp làm giảm đau, thư giãn và thúc đẩy lưu thông máu rất hiệu quả

Một số vị trí của cột sống thường khuất và bạn rất khó để tự massage. Lúc này có thể nhận sự hỗ trợ từ người thân. Ngoài ra có thể thoa một chút tinh dầu lên da trước khi massage nếu bạn sở hữu làn da không quá nhạy cảm. Nên chọn các loại tinh dầu có tính ấm như sả, gừng, khuynh diệp,…

6. Tác dụng nhiệt

Một trong những cách hỗ trợ chữa trị cơn đau do thoát vị đĩa đệm tại nhà rất hiệu quả đó là tác dụng nhiệt. Tuy nhiên bạn cần căn cứ bào biểu hiện của triệu chứng để xác định chính xác là nên tác dụng nhiệt nóng hay nhiệt lạnh.

– Chườm nóng:

Thích hợp cho những người bị thoát vị đĩa đệm chỉ biểu hiện đau nhức đơn tuần, không kèm theo sưng viêm. Hơi nóng từ túi chườm sẽ giúp thư giãn gân cơ và giải phóng các rễ thần kinh bị chèn ép. Bên cạnh tác dụng giảm đau, giảm căng thẳng thì còn thúc đẩy lưu thông máu. Từ đó giúp ích cho quá trình chữa lành tổn thương tại đĩa đệm.

  • Chuẩn bị 1 túi chườm ấm hoặc cũng có thể dùng 1 chai nước ấm
  • Chườm trực tiếp lên khu vực bị đau khoảng từ 15 đến 20 phút
  • Chú ý nhiệt độ của túi chườm, tuyệt đối không dùng nhiệt quá nóng

– Chườm lạnh:

Thích hợp cho những người bị thoát vị đĩa đệm có kèm theo tình trạng sưng viêm ở các cơ quan xung quanh cột sống bị tổn thương. Nhiệt độ thấp có khả năng gây tê tạm thời các rễ dây thần kinh cảm giác. Từ đó giúp làm dịu cơn đau và giảm sưng một cách nhanh chóng.

  • Chuẩn bị vài ba viên đá lạnh cho vào túi chườm
  • Tiến hành chườm nhấp nhả trên vùng cột sống bị đau khoảng 15 – 20 phút
  • Không nên chườm đá trực tiếp bởi có thể dẫn tới bỏng lạnh
  • Sau khi tình trạng sưng viêm giảm hẳn thì có thể chuyển qua chườm nóng

7. Tăng cường chất lượng giấc ngủ

Chất lượng giấc ngủ được đảm bảo có thể giúp cho cơn đau do thoát vị đĩa đệm hạn chế xuất hiện vào ban ngày. Ngoài ra ngủ đủ giấc còn đặc biệt quan trọng với mọi chức năng của cơ thể. Đồng thời thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương ở đĩa đệm cột sống.

mẹo chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà
Tăng cường chất lượng giấc ngủ cũng có thể giúp ích cho những người bị thoát vị đĩa đệm

Để có giấc ngủ ngon, người bệnh có thể tham khảo một số giải pháp sau đây:

  • Tăng cường vitamin C và B6: Trong cơ thể tồn tại các steroid tự nhiên giúp kiểm soát sự trao đổi chất. Đồng thời thúc đẩy chất lượng giấc ngủ. Việc bổ sung đầy đủ vitamin C và B5 được cho là có thể thúc đẩy sản xuất và điều chỉnh lượng steroid tự nhiên trong cơ thể.
  • Valerian: Đây là một chất bổ sung được chiết xuất từ rễ cây nữ lang. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, Valerian có thể giúp cho người bệnh ngủ ngon và sâu giấc hơn.
  • Melatonin: Hoạt chất này được sử dụng giống như một loại hormone giúp tăng cường chất lượng giấc ngủ.
  • L-theanine: Loại acid amin này được tìm thấy trong một số loại trà. Nó có thể hỗ trợ thư giãn và giúp cho người bệnh ngủ ngon hơn.

Ngoài ra, để có được giấc ngủ ngon thì bạn cần lựa chọn tư thế ngủ phù hợp và vệ sinh giấc ngủ thật tốt. Có thể thực hiện một số giải pháp thư giãn nhẹ nhàng trước khi ngủ như tắm nước ấm, khuếch tán mùi hương, massage,…

8. Sử dụng thảo dược chống viêm

Trong nhiều trường hợp, bệnh thoát vị đĩa đệm có thể kích hoạt tình trạng viêm phát triển trong cơ thể. Nguyên nhân là do phần nhân nhầy thoát ra bên ngoài gây kích ứng mô cùng với dây thần kinh xung quanh.

Điều này có thể gây sưng viêm, đỏ và tổn thương ở các cơ quan lân cận. Do đó để cải thiện được triệu chứng sưng viêm thì người bệnh cần chú ý thực hiện các biện pháp chống viêm. Một trong những cách đơn giản nhất là sử dụng thảo dược.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, một số loại thảo dược có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và cải thiện tuần hoàn máu rất hiệu quả. Sử dụng chúng thường xuyên có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng có liên quan đến bệnh thoát vị đĩa đệm và các vấn đề xương khớp khác.

Một số loại thảo dược được đề cập bao gồm:

  • Nghệ: Nghệ là một loại gia vị quen thuộc có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa nổi bật. Hàm lượng curcumin dồi dào còn đem lại vô vàn lợi ích sức khỏe khác. Người bị thoát vị đĩa đệm có thể trộn nửa thìa cà phê bột nghệ vào 1 ly sữa ấm rồi uống vào trước khi đi ngủ. Tốt nhất nên dùng sữa có nguồn gốc thực vật thay cho sữa động vật để hạn chế làm tăng viêm.
  • Gừng: Đây cũng là loại thảo dược rất quen thuộc với đặc tính dược lý tốt. Gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, chứa nhiều thành phần giảm đau và chống viêm, chẳng hạn như geraniol, linalool, borneol,… Ngoài ra thảo dược này còn thúc đẩy tuần hoàn máu một cách hiệu quả. Người bị thoát vị đĩa đệm có thể pha 1 tách trà gừng để thưởng thức trước khi đi ngủ.
  • Quả anh đào: Loại trái cây này có chứa hàm lượng chất chống viêm và chống oxy hóa vô dùng dồi dào. Do đó việc tiêu thụ nước ép anh đào đem lại rất nhiều lợi ích cho người bị thoát vị đĩa đệm. Thức uống này đã được chứng minh là giúp làm giảm đau, đặc biệt là cơn đau mãn tính do thoát vị.

9. Chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng các bài thuốc dân gian

Áp dụng các bài thuốc dân gian cũng là một cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà rất hiệu nghiệm. Các bài thuốc dân gian tận dụng nguồn dược liệu tự nhiên rất lành tính, an toàn và rất hiếm khi gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.

ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Ngải cứu là dược liệu tự nhiên quen thuộc có thể tận dụng để chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà

Nhiều thành phần hoạt chất trong các loại dược liệu tự nhiên có thể giúp giảm đau, kháng viêm và thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể. Từ đó hỗ trợ quá trình chữa lành tổn thương đĩa đệm. Hơn nữa còn giúp hạn chế sự lạm dụng quá mức vào các loại thuốc Tây.

Một số bài thuốc dân gian được nhiều người bệnh tin dùng bao gồm:

– Sử dụng lá lốt:

  • Chuẩn bị 30g lá lốt tươi đem ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 phút
  • Rửa lại nhiều lần cho thật sạch rồi vớt ra để ráo nước
  • Cho lên bếp sao vàng, hạ thổ rồi cho vào ấm
  • Thêm vào 1 lít nước sắc trên lửa nhỏ đến khi nước rút xuống còn phân nửa
  • Loại bỏ phần bã, chia nước sắc làm 2 lần uống trong ngày

– Dùng lá ngải cứu:

  • Chuẩn bị khoảng 300g lá ngải cứu đem ngâm trong nước muối loãng 10 phút
  • Rửa lại nhiều lần cho thật sạch rồi vớt ra để ráo nước
  • Cho thảo dược vào cối giã nát rồi trộn với 3 thìa mật ong nguyên chất
  • Lọc lấy nước uống liên tục trong 2 tuần, dùng 2 lần/ ngày

– Sử dụng xương rồng:

  • Chuẩn bị khoảng 2 – 3 nhánh xương rồng bẹ và 1 ít muối hạt
  • Loại bỏ hết phần gai xương rồng rồi ngâm trong nước muối loãng 10 phút
  • Rửa lại nhiều lần cho sạch nhựa mủ rồi để ráo
  • Đem nướng đều 2 mặt của xương rồng ở trên bếp than
  • Bọc xương rồng trong một miếng vải sạch rồi đắp lên vị trí bị đau
  • Thực hiện 2 lần/ ngày trong liên tục 2 tuần

10. Sử dụng thuốc không kê đơn

Trong rất nhiều trường hợp, tình trạng thoát vị đĩa đệm có thể chèn ép lên rễ thần kinh và gây đau đớn kéo dài, nhất là đau thần kinh tọa. Lúc này bạn có thể cân nhắc sử dụng một số loại thuốc không kê đơn để hỗ trợ cải thiện triệu chứng.

thuốc chữa thoát vị đĩa đệm
Nếu bị đau nhức kéo dài thì người bệnh có thể cân nhắc dùng một số loại thuốc không kê đơn

Tùy thuộc vào mức độ đau cùng với các biểu hiện đi kèm mà người bệnh có thể sử dụng Acetaminophen (Tylenol) hoặc các thuốc chống viêm không steroid – NSAID (Aspirin, Ibuprofen, Naproxen). Những loại thuốc này có thể đáp ứng tốt với các cơn đau từ nhẹ cho đến trung bình và hỗ trợ hạn chế đau tái phát.

Riêng nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) còn có tác dụng phòng ngừa và cải thiện triệu chứng viêm có liên quan đến bệnh thoát vị đĩa đệm. Do đó trên thực tế thì NSAID được sử dụng phổ biến hơn là Acetaminophen.

Mặc dù sử dụng thuốc không kê đơn cũng là một cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà có hiệu quả tốt nhưng người bệnh cần chú ý thận trọng. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và không quên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra, tuyệt đối không được lạm dụng bất cứ loại thuốc nào. Với các thuốc kể trên chỉ nên dùng đúng liều lượng trong tối đa 7 ngày. Việc lạm dụng có thể tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng cho sức khỏe.

Trên đây là 10 cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà có thể hỗ trợ kiểm soát đau nhức và các triệu chứng liên quan, đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương. Tuy nhiên đây chỉ là một phần của kế hoạch điều trị, việc thăm khám và chăm sóc y tế chuyên sâu vẫn là rất cần thiết do thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp có tiến triển phức tạp.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 02/03/2023 - Cập nhật lúc 12:50 pm , 02/03/2023

Bình luận

*
*

Bài viết nhiều người đọc