Nấm Candida nguyên nhân do đâu? Phòng tránh bệnh thế nào hiệu quả?

Nấm Candida nguyên nhân do đâu là một thắc mắc, băn khoăn của khá nhiều người bệnh. Căn bệnh này có thể bắt nguồn từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày hoặc từ sự thay đổi bên trong cơ thể người bệnh. Với bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các nguyên nhân gây bệnh, từ đó rút ra được phương pháp phòng tránh phù hợp.

Nấm Candida nguyên nhân do đâu?

Candida là loại nấm ký sinh khá phổ biến ở cơ thể người. Môi trường ấm nóng là nơi lý tưởng cho loại nấm bệnh này phát triển. Khi cơ thể khỏe mạnh, loại vi nấm này không gây ra tác hại nào. Tuy nhiên, nấm Candida có thể sinh sôi mạnh và gây bệnh nếu chúng gặp được điều kiện thuận lợi. Vậy đâu là nguyên nhân cho sự phát triển này?

Bị nấm Candida nguyên nhân do đâu?
Bị nấm Candida nguyên nhân do đâu?

1. Dùng nhiều kháng sinh

Do mắc phải một số bệnh lý mà nhiều người thường xuyên phải sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài. Điều này có thể giúp bạn loại bỏ các tế bào gây bệnh nhưng cũng vô tình làm giảm đi đáng kể lượng lợi khuẩn có trong cơ thể. Đây chính là câu trả lời cho câu hỏi nấm Candida nguyên nhân do đâu.

2. Uống thuốc chứa corticosteroids

Đây là loại thuốc thường được dùng cho bệnh nhân bị hen suyễn. Sử dụng loại thuốc này quá nhiều có thể làm gia tăng lượng nấm men có hại trong cơ thể và gây ra tình trạng nấm Candida ở miệng, thực quản và phủ tạng.

3. Do lạm dụng thuốc tránh thai

Việc uống thuốc tránh thai quá nhiều kết hợp với chế độ ăn giàu đường và dầu mỡ cũng chính là một thủ phạm dẫn đến bệnh lý này. Đây chính là một nguyên nhân gây nấm Candida phổ biến đối với các chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

4. Do sự suy giảm hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch chính là “tấm khiên” giúp cơ thể phòng chống lại các bệnh lý và sự tấn công của các loại vi nấm có hại. Do đó, khi hệ miễn dịch bị suy giảm, cơ thể cũng khó tránh sự xâm nhập của các mầm bệnh. Nấm Candida nguyên nhân do yếu tố này thường dễ xuất hiện ở các đối tượng có sức đề kháng kém như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già, phụ nữ có thai,…

Suy giảm hệ miễn dịch cũng là yếu tố nấm Candida nguyên nhân khá phổ biến
Suy giảm hệ miễn dịch cũng là yếu tố gây nấm Candida khá phổ biến

5. Do mắc bệnh đái tháo đường

Nấm Candida thường phát sinh trong môi trường nóng ẩm và nguồn thức ăn chính của chúng xuất phát từ hàm lượng đường trong cơ thể người. Vậy nên, khi bạn mắc phải bệnh tiểu đường, tỷ lệ đường trong cơ thể của bạn cũng khá cao. Đây chính là nguyên nhân khiến nấm Candida phát triển mạnh mẽ hơn và gây ra bệnh.

6. Do chế độ vệ sinh cá nhân không đúng cách

Vệ sinh cá nhân là điều khá quan trọng với mỗi người. Nó giúp bạn hạn chế các nguồn nấm khuẩn và ngăn ngừa các bệnh lý viêm nhiễm khá tốt. Tuy nhiên, khi bạn không vệ sinh răng miệng, vùng kín và toàn cơ thể đúng cách, các nấm bệnh sẽ có cơ hội tấn công và gây ra các bệnh lý.

7. Do điều trị ung thư

Phương pháp hóa trị, xạ trị thường là những cách điều trị phổ biến dành cho các bệnh nhân ung thư. Phương pháp này có thể giúp bạn loại bỏ các tế bào ung thư trên cơ thể để ngăn ngừa sự phát triển của chúng. Tuy nhiên, hóa trị và xạ trị cũng vô tình tiêu diệt một số loại vi khuẩn lành mạnh, làm mất đi sự cân bằng vi sinh vật trong cơ thể và dẫn đến nhiễm nấm Candida.

Phòng chống các yếu tố gây nấm Candida như thế nào?

Tình trạng nhiễm trùng nấm men Candida thường xuất phát từ khá nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, việc phòng bệnh tốt nhất cũng nên dựa vào các tác nhân gây bệnh. Để không bị căn bệnh này ghé thăm, các bạn cần thực hiện tốt một số phương pháp phòng tránh sau đây:

  • Vệ sinh cá nhân đúng cách, sử dụng các loại sữa tắm, dung dịch vệ sinh không chứa nhiều hóa chất có hại.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt, đánh răng hai lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các thức ăn thừa có trong các kẽ răng để tránh bị nấm Candida ở miệng – họng.
Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ để hạn chế nhiễm nấm Candida
Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ để hạn chế nhiễm nấm Candida
  • Có chế độ ăn uống hợp lý với các loại rau xanh, hoa quả. Không ăn đồ ăn nhiều đường, dầu mỡ, không sử dụng rượu, bia, thuốc lá,…
  • Uống nhiều nước để tăng khả năng đào thải nấm bệnh ra ngoài thông qua đường nước tiểu. Có thể bổ sung thêm các loại nước ép hoa quả vào thực đơn hàng ngày.
  • Quan hệ an toàn, chung thủy với bạn tình để hạn chế các bệnh lý viêm nhiễm lây qua đường tình dục.
  • Cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và làm việc để tránh bị áp lực, căng thẳng, ngủ đủ giấc và không nên thức quá khuya.
  • Có chế độ sinh hoạt, thể dục thể thao khoa học để tăng cường sức khỏe.

Trên đây là 7 yếu tố gây nấm Candida nguyên nhân chính mà bạn nên nắm rõ. Các bạn lưu ý, khi bị nhiễm trùng nấm men, bạn tuyệt đối không được tự ý điều trị bằng thuốc. Thay vào đó, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị một cách hiệu quả nhất. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Xem thêm: Điều trị nấm Candida bằng Đông y như thế nào để có kết quả tốt nhất?

Ngày đăng: 22/05/2023 - Cập nhật lúc 9:49 am , 22/05/2023
Nguồn tham khảo
Biên tập viên
Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Miss Trang đã từng làm việc tại một số cơ quan báo chí và nhiều dự án phát triển website về mảng nội dung sức khỏe. Miss Trang chịu trách nhiệm cập nhật các tin tức về các vấn đề chăm sóc sức khỏe từ các nhóm, cộng đồng của người bệnh, đảm bảo đưa tin nhanh chóng và giải quyết được những khó khăn tức thời của người bệnh. Nghiên cứu các thông tin y khoa về các vấn đề sức khỏe, biên tập viết bài trên website wikibacsi.com
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc