Cách xác định nhanh chóng triệu chứng bệnh ghẻ bạn cần lưu ý
Triệu chứng bệnh ghẻ rất khó phát hiện bởi người bệnh dễ dàng bị lầm tưởng với những căn bệnh da liễu khác. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy ngứa ran, có mẩn đỏ xuất hiện kèm thêm mụn nước thì hãy nghĩ ngay tới bệnh ghẻ. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những thông tin chi tiết nhất về dấu hiệu của bệnh ghẻ cho bạn tham khảo.
Các triệu chứng bệnh ghẻ theo từng giai đoạn
Bệnh ghẻ là tình trạng bệnh hình thành do các ký sinh trùng ghẻ (Sarcoptes scabie hominis). Ký sinh trùng ghẻ Sarcoptes scabie hominis (ghẻ cái) có kích thước từ 0,3 – 0,5mm màu trắng có 4 chân, 2 chân trước có kèm theo các ống giác để hút, hai chân sau có các sợi lông dài có thể di động.
Cái ghẻ này sẽ đào hang ở lớp sừng trên da vật chủ – da con người sau đó đẻ trứng. Với chu kỳ hơn 20 ngày là ký sinh trùng ghẻ sẽ trưởng thành, sau 3 tháng ký sinh trùng ghẻ cái có thể đẻ 150 triệu con lây lan bệnh ghẻ ra khắp cơ thể.
Bệnh ghẻ sẽ có triệu chứng rõ ràng theo từng giai đoạn cụ thể. Ở mỗi giai đoạn khác nhau nó sẽ có biểu hiện khác biệt.
1. Triệu chứng bệnh ghẻ ở giai đoạn đầu
Ở giai đoạn đầu (trong khoảng 2 tuần đầu tiên) triệu chứng của bệnh không quá rõ ràng. Ở một số trường hợp mặc dù người bệnh đã nhiễm ghẻ nhưng sẽ không hề cảm nhận được do cơ thể chưa xảy ra những phản ứng trực tiếp đối với vật thể lạ – là ký sinh trùng ghẻ. Để xác định những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ghẻ, bạn hãy chú ý những điều sau đây:
- Ngứa ran
Ghẻ có rất nhiều dấu hiệu và triệu chứng trong đó phổ biến nhất đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Những cơn ngứa sẽ dữ dội hơn về đêm. Đây chính là phản ứng nhạy cảm của da đối với cái ghẻ, trứng và chất thải của chúng.
- Phát ban nổi mẩn đỏ
Dấu hiệu bị ghẻ tiếp theo đó là những nốt phát ban. Đây cũng là một phản ứng thông thường của cơ thể đối với ký sinh trùng gây bệnh. Ban đầu trên da sẽ có những nốt tròn đỏ có thể bị sưng. Do cái ghẻ làm tổ trên da nên vùng da bị tổn thương sưng tấy.
Đối với người lớn, những nơi thường nổi ban đỏ là vùng bàn tay, đặc biệt ở màng da giữa các ngón, nếp gấp da của cổ tay, khuỷu tay, đầu gối, mông, eo, dương vật, da xung quanh núm vú, nách, bả vai, vú hay bất kỳ đâu trên cơ thể.
Đối với trẻ em, nơi ký sinh trùng ghẻ Sarcoptes scabie hominis thích trú ngụ là da đầu, mặt, cổ, lòng bàn tay và lòng bàn chân.
- Triệu chứng bệnh ghẻ là xuất hiện mụn nước
Mụn nước là biểu hiện bệnh ghẻ tiêu biểu nhất mà bất cứ ai mắc bệnh cũng đều trải qua. Bạn có thể thấy những nốt mụn nước li ti mọc thành từng đám lớn hoặc mọc riêng lẻ trên tay, đi kèm là cảm giác ngứa ngáy thì đó cũng là những triệu chứng mà bệnh ghẻ mang đến.
- Xuất hiện vết lở loét
Những vết lở loét sưng tấy trên da là dấu hiệu bệnh ghẻ mà mắt thường có thể nhìn thấy được, bởi chúng là những hang ổ của cái ghẻ tạo thành. Những hang ổ lở loét này là những đường ngoằn ngoèo, hơi nhô lên, trắng xám hoặc có màu da. Kích thước ổ ghẻ ngứa thường dài từ một centimet trở lên.
Bệnh ghẻ gây ngứa dữ dội khiến người bệnh gãi, cào xước da liên tục dẫn tới loét da, nguy cơ nhiễm trùng cao và đó chính là một trong những biến chứng khó lường của ghẻ. Vết loét sau đó dễ dàng nhiễm phải một số vi khuẩn như tụ cầu vàng hoặc liên cầu khuẩn tan huyết và sau đó phát triển lan rộng khắp trên toàn bộ da.
Nguy hiểm hơn đó là những vi khuẩn này cũng có thể gây viêm thận và thậm chí nhiễm trùng máu nghiêm trọng có nguy cơ dẫn đến tử vong.
Dấu hiệu da bị nhiễm trùng lở loét bao gồm đỏ, sưng, đau nhiều hơn, vết loét rỉ dịch hay mủ trắng. Bạn cần phải đi khám bệnh ngay nếu cho rằng vết thương do ghẻ gây ra đã bị nhiễm trùng.
- Da tróc vảy
Có rất nhiều ký sinh trùng khác nhau gây ra những bệnh ghẻ khác nhau. Vậy nên ở mỗi chủng loại cũng sẽ có những biểu hiện phát triển bệnh riêng biệt. Nếu chẳng may da bạn bị tróc vảy hãy cẩn thận. Bởi vì đây rất có thể là những biểu hiện của bệnh ghẻ Nauy và loại này rất rất nghiêm trọng.
Đặc điểm của chúng đó là các vết phồng rộp nhỏ, kèm theo vảy da dày phủ rộng khắp cơ thể. Bệnh ghẻ vảy chủ yếu xảy ra ở những người có hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng phát triển tự do.
2. Triệu chứng bệnh ghẻ ở giai đoạn tiếp theo
Ở những giai đoạn tiếp theo các tổn thương và dấu hiệu của bệnh ghẻ đã rất rõ ràng và trở nên nghiêm trọng hơn.
Những vùng da bị tổn thương trước đây như mụn nước liên tục mọc lên tại những vị trí có cái ghẻ như kẽ tay, kẽ chân, bàn tay, bàn chân… Trên da tiếp tục xuất hiện các đường màu trắng ngoằn ngoèo đủ hình dạng có màu trắng xám. Độ dài những đường này vài mm đến vài cm.
Vì quá ngứa ngáy dẫn đến bệnh nhân sẽ gãi nên xuất hiện thêm những vết xước, vết trợt có vảy, đi kèm đây là các sẹo sẫm màu trên da. Lúc này ghẻ cái ký sinh và đẻ trứng giữa những hang tổ trên da. Chỉ cần sử dụng kính lúp soi bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy sự có mặt của ghẻ cái.
Với những người bị ghẻ ở vùng sinh dục như bìu, bẹn, mông bệnh sẽ đi kèm các hạch bẹn to gây ngứa và đau nhức.
Cách chăm sóc và điều trị khi bị ghẻ
Nếu không may bị mắc phải bệnh ghẻ này, người bệnh cần điều trị nhanh chóng dứt điểm trong thời gian sớm nhất để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh. Trong trường hợp người nhà bị bệnh ghẻ lây cho những người thân còn lại, cần tiến hành chữa trị đồng thời cho tất cả mọi người để tránh bệnh lây chéo ngược lại từ người này sang người khác.
1. Cách điều trị bệnh ghẻ
Để điều trị bệnh ghẻ cũng như khắc phục triệu chứng bệnh ghẻ bạn có thể áp dụng một số loại thuốc Tây y để tiêu diệt ký sinh trùng gây ghẻ. Một số thuốc hiện nay được áp dụng đó là: dung dịch DEP (Diethyl phtalate), mỡ lưu huỳnh 30%, dầu Benzyl benzoate 33%, Eurax (kem và dung dịch), kết hợp với tắm bằng xà phòng Sastid, Betsomol…
Trường hợp cơ thể bị bội nhiễm do vết thương bị nhiễm trùng có thể sử dụng thêm kháng sinh để kháng lại vi khuẩn gây bệnh và giúp vết thương khô nhanh hơn.
Ngoài ra, kết hợp điều trị với các bài thuốc nam, Đông y cũng sẽ mang lại hiệu quả cho bạn. Những bài thuốc nam thường được sử dụng như lá bạch đàn, lá đào… Ưu điểm của những bài thuốc nam và Đông y này thường lành tính, không tác dụng phụ.
Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc nào để điều trị bệnh bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc để đạt hiệu quả cao nhất. Không tự ý dùng thuốc khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
2. Cách chăm sóc thân thể khi bị ghẻ
Bên cạnh việc áp dụng các bài thuốc, loại thuốc trị ghẻ thì việc chăm sóc da, thân thể như thế nào người bệnh cần phải lưu ý. Cụ thể:
– Người bệnh cần tránh kỳ cọ, cào gãi khi ngứa vì có thể gây viêm da, bội nhiễm và lở loét cho cơ thể.
– Vệ sinh da, đầu tóc bằng cách tắm rửa sạch sẽ. Tiệt trùng các đồ dùng sinh hoạt như quần áo, chăn màn… bằng cách giặt, là khô, phơi nắng, sấy… và không sử dung chung các vật dụng này với người khác để tránh lây lan ghẻ lở.
– Trong quá trình điều trị bệnh đó là cần hạn chế tối đa việc tắm rửa bơi lội ở những chỗ đông người như bể bơi tập thể, vùng nước bẩn ô nhiễm vì đây là nơi tồn tại rất nhiều vi khuẩn gây bệnh da liễu trong đó có ký sinh trùng gây nên bệnh ghẻ.
Trên đây là một số triệu chứng bệnh ghẻ mà chúng tôi muốn thông tin tới cho các bạn đọc. Theo đó, bạn hãy luôn chú ý đến cơ thể và có lối sống sinh hoạt lành mạnh để bảo vệ sức khỏe cho mình. Trong quá trình chữa trị nếu gặp bất kỳ khó khăn nào hay sử dụng thuốc lâu mà bệnh không thuyên giảm, hãy đến gặp bác sĩ da liễu ngay lập tức để chấm dứt bệnh ghẻ nhanh chóng.