Cách chăm con sau sinh từ A-Z các mẹ không nên bỏ qua

Mặc dù đã trải qua thời kỳ mang thai, chuyển dạ và sinh con, nhưng không ít bà mẹ vẫn cảm thấy bỡ ngỡ với việc chăm con sau sinh. Thời điểm mới chào đời, bé còn non nớt và nhạy cảm, nên người mẹ nếu không trang bị đủ kiến thức về cách chăm con sau sinh có thể sẽ gặp nhiều khó khăn. Để giúp hành trình mới của mẹ trở nên dễ dàng hơn, hãy tham khảo một số thông tin trong bài viết dưới đây.

Cách chăm con sau sinh hiệu quả

1. Tạo liên kết giữa bố mẹ và bé

Cách tạo mối liên kết giữa mẹ và bé là một trong những phần thú vị nhất khi chăm sóc sau sinh. Đối với trẻ sơ sinh, được ở bên bố mẹ trong những giờ đầu tiên sau khi chào đời có thể góp phần vào sự phát triển cảm xúc sau này.

Điều này cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ trong các lĩnh vực khác như sức khỏe thể chất. Nói một cách khác, nếu được người thân, nhất là cha mẹ ở cạnh trong thời điểm này, các bé sẽ phát triển tốt hơn.

Có thể tạo liên kết với bé bằng cách tiếp xúc với bé nhiều hơn
Có thể tạo liên kết với bé bằng cách tiếp xúc với bé nhiều hơn

Để tăng liên kết giữa bố mẹ và bé, hãy bắt đầu bằng cách bồng bé và nhẹ nhàng vuốt ve. Với những em bé sinh non, hoặc gặp một số vấn đề về sức khỏe sau sinh, bố mẹ có thể massage nhẹ nhàng cho trẻ. Việc massage cũng giúp tăng cường liên kết và giúp bé phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh vẫn còn khá non nớt, do vậy, khi massage nên thực hiện nhẹ nhàng, không nên mạnh tay.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể tạo liên kết với bé thông qua âm thanh. Các bé thường thích những âm thanh như giọng nói, tiếng gọi, hát, tiếng dỗ dành và cả tiếng nhạc. Các bậc cha mẹ có thể cho bé nghe nhạc để kích thích thính giác của bé. Nếu bé quấy khóc, hãy thử hát, đọc thơ và đung đưa bé nhẹ nhàng theo tiếng nhạc.

Một số bé nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh rất dễ giật mình và khóc. Điều này khiến bé ngủ ít hơn bình thường hoặc khó chịu khi ai đó hát hoặc nói chuyện với chúng. Do vậy, cần đảm bảo âm thanh và ánh sáng ở mức độ vừa phải với bé.

2. Cách quấn tã cho bé

Các bậc cha mẹ cần lưu ý về kỹ thuật quấn tã đúng cách cho bé nhất là vài tuần đầu tiên khi bé chào đời. Việc quấn tã không chỉ giúp giữ ấm cho bé mà còn mang tới cảm giác an toàn và thoải mái cho bé đồng thời giúp hạn chế phản xạ giật mình, có thể đánh thức em bé.

Khi quấn tã cho bé cần chú ý thực hiện theo các bước sau:

  • Gấp tã thành hình tam giác hoặc ngũ giác
  • Đặc bé tại trung tâm tã, phần chân cùng hướng với đỉnh tam giác, hai cạnh ở hai bên.
  • Nhẹ nhàng đưa đầu tã bên phải sang bên trái, nhét dưới lưng bé. Làm tương tự với phần đầu tã bên trái, rồi cố định bằng nút thắt. Khi buộc, các mẹ nên buộc ngay trước bụng bé.
  • Dùng đầu tã dưới che bộ phận sinh dục của bé rồi buộc lại với phần vải dư của nút trên hoặc các mẹ có thể dùng kim băng để cố định.
Cách quấn tã cho bé
Cách quấn tã cho bé

Để việc thay tã cho bé diễn ra nhanh gọn, tránh bé bị lạnh, các mẹ cần chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết khi thay tã gồm có tã, giấy, khăn lau,…

Ngoài ra, sau mỗi lần bé đi tiểu hoặc nếu tã ướt, hãy đặt bé nằm ngửa và tháo tã bẩn ra. Sử dụng nước, khăn bông mềm và khăn lau, lau nhẹ cơ quan sinh dục của bé. Một số bé có thể bị hăm tã. Đây cũng là mối quan tâm của nhiều bậc cha mẹ.

Thông thường, khi bị hăm tã, bé sẽ xuất hiện một số vết phát ban màu đỏ. Với tình trạng này, các mẹ nên vệ sinh sạch sẽ và sử dụng kem chống hăm tã cho bé. Ngoài ra, nên ngưng sử dụng tã trong  một vài ngày.

Để ngăn ngừa hoặc chữa lành chứng hăm tã, các mẹ cũng có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Thay tã cho bé thường xuyên, ngay sau khi đi tiểu.
  • Nhẹ nhàng làm sạch khu vực sinh dục bằng xà phòng nhẹ và nước (đôi khi có thể gây khó chịu), sau đó thoa một lớp kem chống hăm. Nên chọn kem có oxit kẽm vì chúng tạo thành một hàng rào chống ẩm hiệu quả.
  • Nếu sử dụng tã vải, cần giặt bằng các sản phẩm bột giặt không có mùi và không có mùi thơm.
  • Nếu hăm tã kéo dài hơn 3 ngày hoặc tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh nấm.

3. Cách tắm cho bé

Việc tắm cho trẻ sơ sinh cũng rất quan trọng. Trong thời gian bé chưa rụng dây rốn, các mẹ nên dùng khăn bông lau người nhẹ nhàng cho bé mà không nên tắm nước ngay. Nên tắm kiêng tắm hoàn toàn từ 1 – 4 tuần đầu nhưng nên lau người cho bé từ 2-3 lần một tuần.

Khi bé đã rụng dây rốn, các mẹ có thể tắm bằng nước cho bé. Các đồ dùng cần thiết khi tắm gồm có:

  • Khăn lau mềm, sạch
  • Xà phòng nhẹ dịu và không mùi
  • Bàn chải mềm để kích thích da đầu của bé
  • Khăn hoặc chăn quấn sau tắm
  • Tã sạch
  • Quần áo sạch

Khi tắm, các mẹ cần lau mặt trước cho bé, làm sạch mũi, tai của bé bằng khăn ướt. Sau đó mới gội đầu và làm sạch những phần còn lại của bé. Khi tắm chỉ được dùng khăn mềm và nước ấm. Các mẹ cũng cần chú ý làm sạch kỹ ở các ngấn tay, chân, bẹn và cổ bé. Sau khi làm sạch, cần đảm bảo lau khô nước bằng khăn mềm trước khi mặc quần áo cho bé để tránh bị nấm, ngứa.

Cách chăm sóc con sau sinh
Cách chăm sóc con sau sinh

Trong suốt quá trình tắm, các mẹ cũng nên đổ nước nhẹ nhàng lên cơ thể bé một cách liên tục để bé không bị lạnh. Sau khi tắm, cần quấn em bé trong một chiếc khăn ngay lập tức, đảm bảo che đầu của bé.

4. Cho bé ăn

Trẻ sơ sinh cần được cho ăn mỗi 2 đến 3 giờ một lần, mỗi lần cho bé bú, các mẹ cần đổi bên liên tục, khoảng 10 phút 15 phút ở mỗi vú. Nếu cho con bú sữa ngoài, các mẹ cần đảm bảo cho bé ăn 90ml một lần ăn. Nếu trẻ ngủ nhiều, các mẹ cần đánh thức trẻ để đảm bảo bé ăn đủ. Để biết bé có bú không, các mẹ có có thể kiểm tra ngực sau mỗi lần bé bú. Nếu ngực không cảm thấy căng tức như trước, bé đã bú sữa.

Trong quá trình bú, bé thường nuốt không khí bởi vậy chúng có thể no nhanh hơn và khiến đầy bụng, khó chịu, dẫn tới quấy khóc. Để giúp ngăn chặn điều này, hãy giúp bé ợ hơi từ 2-3 phút một lần bằng các cách:

  • Cách 1: Bế bé theo tư thế thẳng đứng, giữ đầu và lưng bé cố định rồi nhẹ nhàng vỗ lưng bé.
  • Cách 2: Bế em bé trong lòng, giữ ngực và đầu của bé bằng một tay, đặt bàn tay còn lại lên ngực bé. Tuy nhiên cần cẩn thận, tránh để vào cổ họng bé và vuốt nhẹ nhàng.
  • Cách 3: Đặt em bé úp mặt vào lòng giữ đầu bé cố định rồi nhẹ nhàng xoa lưng hoặc vỗ lưng bé.

5. Cơ bản về giấc ngủ

Trẻ sơ sinh thường ngủ ít nhất 16 giờ một ngày. Mỗi giấc ngủ của trẻ kéo dài từ 2 tới 4 giờ. Do vậy, các bé thức dậy vào giữa đêm đều là bình thường. Tuy nhiên, từ 3 tháng tuổi trở đi, các bé có thể ngủ từ 6-8 tiếng một đêm như người lớn. Trong quá trình các mẹ cần đảm bảo đặt bé nằm ngửa nhằm giảm nguy cơ SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh). Ngoài ra, cần chú ý, khi ngủ không được sử dụng chăn nặng, gối bông, các con thú nhồi bông đặt cạnh bé nhằm tránh nguy cơ ngạt thở.

Một số bà mẹ có thể gặp khó khăn trong việc chăm sóc giấc ngủ của bé, nhưng sau một và tuần, các mẹ có thể sớm quen với các đồng hồ sinh học của bé. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về việc chăm con, các mẹ có thể liên hệ với bác sĩ để được tư vấn chi tiết nhất.

Một số lưu ý khi chăm sóc bé sau sinh

Để việc chăm sóc bé sau sinh tốt nhất, các mẹ cũng cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Rửa tay (hoặc sử dụng chất khử trùng tay) trước khi chạm vào bé: Hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh còn rất kém do vậy các bé có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Rửa tay sạch trước khi tiếp xúc với bé cũng là một cách bảo vệ bé khỏi những vi khuẩn gây bệnh.
  • Cẩn thận với đầu và cổ của bé: Đầu và cổ của trẻ sơ sinh thường yếu hơn bình thường do vậy các mẹ cần hết sức cẩn thận mỗi khi bế bé hoặc đặt bé nằm.
  • Không lắc trẻ sơ sinh: Não trẻ sơ sinh còn non nớt và rất dễ bị tổn thương. Do vậy không bao giờ được lắc trẻ sơ sinh. Hành động này có thể gây chảy máu trong, thậm chí dẫn đến tử vong.

Tìm hiểu về cách chăm con sau sinh là cách giúp các mẹ bảo vệ bé yêu của mình tốt hơn. Trẻ sơ sinh thường khá non nớt, dễ bị tổn thương, do vậy trong quá trình chăm sóc bé, các mẹ cần hết sức cẩn thận trong từng hành động.

Xem thêm: Cách chăm sóc sau sinh tại nhà tránh các bệnh hậu sản nguy hiểm cho mẹ bỉm sữa

Ngày đăng: 13/03/2023 - Cập nhật lúc 11:13 am , 13/03/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Biên tập viên
Miss Trần Diệp Anh tốt nghiệp Học viện Ngoại Giao, đã từng làm biên tập tại các trang tin điện tử, website chuyên về sức khỏe và tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Miss Diệp Anh giữ nhiệm vụ là Biên tập viên, chuyên viết bài mảng nội dung sức khỏe mẹ và bé trên wikibacsi.com. Với các bài viết được biên tập từ nguồn uy tín, chuyên khoa nước ngoài và phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực này.
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc