Mẹ sau sinh có được ăn rau muống không? Cần kiêng trong thời gian bao lâu?

Với các bà bầu, rau muống giúp bổ nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cả mẹ và thai nhi. Nhưng nhiều người cho rằng sau sinh, rau muống có thể ảnh hưởng tới vết thương, nhất là với những bà mẹ sinh mổ hoặc bị rạch tầng sinh môn, gây sẹo lồi, khiến các mẹ lâu hồi phục hơn. Vậy sau sinh có được ăn rau muống không? Rau muống có phải là nguyên nhân gây sẹo xấu xí không? Sau sinh bao lâu mẹ có thể ăn rau muống?

Lợi ích của rau muống với sức khỏe

Rau muống là loại rau có nhiều lợi ích cho sức khỏe, rất ít calo và chất béo nhưng lại chứa nhiều vitamin, cũng như khoáng chất và chất chống oxy hóa như carotene-, lutein, xanthin và cryptoxanthin,…

Lá rau muống cũng chứa hàm lượng axit ascorbic tuyệt vời, chỉ 100g rau có chứa tới 55mg, tương đương với 92% lượng axit ascorbic cần bổ sung mỗi ngày. Rau muống cũng rất giàu vitamin C, là một chất chống oxy hóa hòa tan trong nước giúp chống lại các gốc oxy tự do và các loại oxy phản ứng (ROS), từ đó bảo vệ cơ thể khỏi nhiều bệnh khác nhau.

Rau muống có nhiều lợi ích cho sức khỏe
Rau muống có nhiều lợi ích cho sức khỏe

Rau muống cũng chứa một lượng lớn vitamin A tương tự như các loại rau xanh thông thường khác như rau bina, cải xoăn, cải xoong,… 100 gram rau muống có tới 6300 IU tương đương với 210% lượng vitamin được khuyến nghị trong một ngày. Vitamin A rất cần thiết cho sức khỏe của niêm mạc mắt, sức khỏe của da, tóc và thị lực. Nó cũng hoạt động như một yếu tố chống ung thư, chống lão hóa.

Rau muống cũng chứa một nguồn dưỡng chất dồi dào của một số nhóm vitamin B phức tạp như riboflavin (8%), niacin (5,5%), vitamin B-6 (pyridoxine-7%), axit folic (14%),…. Những vitamin này đóng vai trò quan trọng trong hoạt động trao đổi chất.

Ngoài ra, rau muống còn là nguồn tổng hợp các khoáng chất như sắt (21%), canxi (8%), kali (7%), magiê (18%), manga (7%) và phốt pho (5,5%). Magie và canxi tham gia vào quá trình phát triển xương và răng, đảm bảo chức năng nhịp tim. Mangan được cơ thể sử dụng như là một yếu tố đồng hóa enzyme để chống oxy hóa.

Phụ nữ sau sinh có được ăn rau muống không?

Mặc dù rau muống tốt cho sức khỏe nhưng phụ nữ sau sinh không nên ăn rau này. Nguyên nhân là do, rau muống cí khả năng kích thích tăng sinh các sợi collagen để vùng da bị tổn thương được làm đầy nhanh chóng. Nhưng thay vì sắp xếp theo thứ tự, các sợi này lại bị sắp xếp một cách rất lộn xộn.

Do vậy, vùng da tổn thương khi lành sẽ bị xuất hiện nhiều lớp mô cứng, hay còn được gọi là sẹo lồi. Sẹo lồi không thể lành lại hơn nữa còn có nguy cơ tích tụ melanin khiến vết thương và vùng da xung quanh ngày một thâm sạm.

Sau sinh có được ăn rau muống?
Sau sinh có được ăn rau muống?

Để vết thương sau sinh sớm lành, nhất là khi sinh mổ, các mẹ cần được chăm sóc sau sinh hợp lý, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, điều độ, tập luyện đúng cách.

Sau sinh bao lâu thì được ăn rau muống?

Các mẹ sau sinh cần kiêng ăn rau muống trong thời gian đầu, nên đợi cho tới khi vết thương lành, ít nhất khoảng 2 tháng. Rau muống có rất nhiều khoáng chất, các vitamin, chất xơ giúp hỗ trợ điều trị thiếu máu sau sinh, do vậy các mẹ ăn rau muống cũng rất tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, loại rau này còn giúp điều trị bệnh táo bón, hỗ trợ đường tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, thanh nhiệt cực kỳ tốt.

Nên chờ tới khi lành vết thương mới ăn rau muống
Nên chờ tới khi lành vết thương mới ăn rau muống

Tuy nhiên, khi ăn rau muống, các mẹ cũng cần lưu ý, không ăn cùng các thực phẩm như sữa chua dẻo, phomai,… do các thực phẩm này kết hợp cùng nhau sẽ cản trở khả năng hấp thu canxi của mẹ, không mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất cho cơ thể. Khi ăn cũng cần đảm bảo lựa chọn nguồn rau muống sạch, nấu chín để đảm bảo sức khỏe.

Sau sinh có được ăn rau muống không? Câu trả lời là nên kiêng trong thời gian đầu, sau đó có thể ăn vì đây là loại rau tốt cho sức khỏe. Các mẹ cũng lưu ý ăn với lượng vừa đủ để có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân cũng như của bé.

Xem thêm: Sau sinh nên ăn gì? Những thực phẩm mẹ bỉm sữa không nên bỏ qua

Ngày đăng: 13/03/2023 - Cập nhật lúc 11:10 am , 13/03/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Biên tập viên
Miss Trần Diệp Anh tốt nghiệp Học viện Ngoại Giao, đã từng làm biên tập tại các trang tin điện tử, website chuyên về sức khỏe và tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Miss Diệp Anh giữ nhiệm vụ là Biên tập viên, chuyên viết bài mảng nội dung sức khỏe mẹ và bé trên wikibacsi.com. Với các bài viết được biên tập từ nguồn uy tín, chuyên khoa nước ngoài và phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực này.
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc