Yoga sau sinh mổ: Giải pháp cải thiện sức khỏe và tinh thần

Tập yoga sau sinh mổ là cách mà nhiều bà mẹ lựa chọn để lấy lại vóc dáng cũng như tăng cường sức khỏe. Các bài tập yoga chủ yếu là bài tập điều hòa nhịp thở, tăng sự dãn cơ và dẻo dai, không quá mạnh và cường độ không lớn. Vậy sau sinh mổ, các bà đẻ có thể thực hiện những bài tập yoga nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Có nên tập yoga sau sinh mổ?

Theo các chuyên gia, bà mẹ sau sinh mổ hoàn toàn có thể tập yoga. Tuy nhiên, sinh mổ được coi là một cuộc đại phẫu, do vậy mà trước khi bắt đầu luyện tập, các mẹ cần chờ tới khi hồi phục hoàn toàn. 

Thông thường, phụ nữ có thể bắt đầu tập yoga sau khi sinh khoảng 6 – 8 tuần. Trước khi thực hiện, các mẹ nên kiểm tra về thể chất, sự dẻo dai của cơ thể đồng thời hỏi ý kiến bác sĩ về bài tập phù hợp nhất với bản thân. 

Tập yoga sau sinh cũng giúp mang tới nhiều lợi ích cho các mẹ, trong đó phải kể tới:

  • Làm săn chắc các cơ.
  • Tăng khả năng tập trung và sự chú ý. Nó cũng giúp tâm trí các mẹ thư giãn thoải mái hơn từ đó giúp giảm căng thẳng, lo lắng.
  • Tăng cường sức khỏe tổng thể .

Điểm danh các bài yoga cho phụ nữ sau sinh mổ hiệu quả

Sau sinh mổ, các mẹ nếu muốn tập yoga nên bắt đầu với các động tác kéo dài cơ bản và tập thở đúng cách trước khi bắt đầu tập. Tránh các động tác duỗi, căng cơ hay di chuyển quá mức, vượt quá khả năng thực hiện của bản thân. Một số tư thế bà đẻ sau sinh có thể áp dụng gồm có:

1. Tư thế vặn mình (Ardha Matsyendrasana)

Matsyendrasana là tư thế giúp nuôi dưỡng và giải độc cơ thể hiệu quả. Bài tập này cũng giúp kích thích tiêu hóa, giúp các mẹ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời thúc đẩy máu chảy tới các cơ quan và giúp các mẹ cảm thấy khỏe khoắn hơn.

Tư thế vặn mình là một tư thế yoga sau inh mổ cho các mẹ
Tư thế vặn mình là một tư thế yoga sau sinh mổ cho các mẹ

Các bước thực hiện gồm có:

  • Ngồi trên sàn, hai chân dang rộng.
  • Từ từ vắt chân phải sang bên trái, đặt cạnh đầu gối, chân trái từ từ vắt sang đặt cạnh hông phải
  • Gấp khuỷu tay phải qua đầu gối phải và vặn lưng để nhìn về phía sau.
  • Đặt chân phải của bạn ở phía bên kia của chân trái bên cạnh đầu gối.
  • Giữ cố định tư thế trong 10 giây rồi thả lỏng. Sau đó làm ngược lại với bên chân còn lại.

2. Tư thế bò – mèo (Marjariasana và Bitilasana)

Tư thế Marjariasana và Bitilasana tác động trực tiếp tới các cơ quanh bụng từ đó vừa giúp làm săn chắc cơ giảm mỡ bụng sau sinh vừa kích thích tiêu hóa tốt hơn. Để thực hiện động tác này, các mẹ có thể làm theo các bước sau:

Tư thế mèo - bò
Tư thế mèo – bò làm săn chắc cơ, giảm mỡ bụng cho các mẹ sau sinh
  • Quỳ gối, chống tay lên sàn.
  • Giữ lòng bàn tay dưới vai và đầu gối của bạn ngay dưới hông.
  • Giữ thẳng tay
  • Đặt ngón chân nằm ngửa trên mặt đất.
  • Khi hít vào, cần căng bụng.
  • Cột sống uốn cong xuống dưới đầu ngước lên trên với tư thế bò. Cột sống uống cong lên trên, đầu cúi xuống đất với tư thế mèo.

3. Tư thế góc cố định nằm ngửa (Supta Baddha Konasana/Reclining Bound Angle Pose)

Supta Baddha Konasana giúp các mẹ hồi phục nhanh hơn, đồng thời tăng lưu lượng máu và kích thích sự hoạt động trơn tru của các cơ quan tiêu hóa. Các bước thực hiện như sau:

Tư thế góc cố định nằm ngửa
Tư thế góc cố định nằm ngửa kích thích sự hoạt động trơn tru của các cơ quan tiêu hóa
  • Nằm ngửa trên sàn
  • Co chân, hai bàn chân chạm nhau, phần cẳng chân và đùi tạo một góc 90 độ.
  • Hai tay đặt dọc hai bên mạn sườn, thả lỏng.
  • Giữ nguyên tư thế này trong 2-3 phút đồng thời thở đều, khi hít vào căng bụng, thở ra hóp bụng lại.

4. Tư thế em Bé (Balasana)

Balasana là một trong những tư thế giúp các mẹ thư giãn và giảm cảm giác căng thẳng mệt mỏi sau sinh. Đây cũng là động tác giúp kích thích cơ quan vùng bụng hoạt động tốt hơn. Các bước thực hiện gồm có:

Tư thế em bé
Tư thế em bé giúp các mẹ thư giãn và giảm cảm giác căng thẳng mệt mỏi sau sinh
  • Ngồi ở tư thế quỳ gối.
  • Từ từ đưa tay ra phía trước sao cho tay chạm sàn.
  • Giữ nguyên vị trí này trong vài giây.

Một số lưu ý cho mẹ khi tập yoga sau sinh mổ

Tập yoga sau sinh giúp ích rất tốt cho các bà đẻ. Nó vừa cải thiện sức khỏe tổng thể lại vừa cải thiện tâm trạng cho các mẹ. Tuy nhiên khi tập, các mẹ vẫn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Sau sinh mổ, cơ thể người mẹ còn yếu và mất nhiều thời gian phục hồi hơn. Do vậy, không nên nóng vội và tiến hành tập yoga quá sớm. Hơn nữa, trong quá trình tập cũng cần hết sức thận trọng, nhất là khi vết mổ chưa lành hẳn.
  • Nếu trong quá trình tập cảm thấy khó chịu, các mẹ cần ngừng tập, không nên cố. Tốt nhất nên nhờ sự giúp đỡ từ huấn luyện viên yoga chuyên nghiệp thay vì tập luyện một mình.
  • Bên cạnh tập luyện sau sinh, các mẹ cần duy trì một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng để đẩy nhanh quá trình phục hồi sau sinh mổ.

Yoga sau sinh mổ là lựa chọn thích hợp với nhiều bà mẹ. Tuy nhiên, do việc sinh mổ khiến các mẹ yếu hơn bình thường, thời gian phục hồi lâu hơn nên trước khi bắt đầu tập luyện cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể về thời điểm bắt đầu cũng như bài tập phù hợp với thể trạng bản thân.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng: 15/06/2023 - Cập nhật lúc 1:23 pm , 15/06/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Biên tập viên
Miss Trần Diệp Anh tốt nghiệp Học viện Ngoại Giao, đã từng làm biên tập tại các trang tin điện tử, website chuyên về sức khỏe và tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Miss Diệp Anh giữ nhiệm vụ là Biên tập viên, chuyên viết bài mảng nội dung sức khỏe mẹ và bé trên wikibacsi.com. Với các bài viết được biên tập từ nguồn uy tín, chuyên khoa nước ngoài và phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực này.
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc