Gai xương bánh chè là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Gai xương bánh chè là tác nhân chủ yếu gây nên hiện tượng đau khớp gối diễn ra đối với nhiều người hiện nay từ trung niên đến cao tuổi. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt và chất chất lượng cuộc sống. Vậy bệnh gai xương bánh chè là gì và có các triệu chứng ra sao? Phương pháp điều trị như thế nào nếu bị mắc phải? Tất cả những thông tin cần biết sẽ được cung cấp trong bài viết dưới đây.

Bệnh gai xương bánh chè là gì?

Gai xương bánh chè là sự thương tổn xảy ra tại khớp gối của bệnh nhân. Đây là một trong những bệnh lý phổ biến đối với người cao tuổi do quá trình lão hóa xương khớp gây ra. Tuy nhiên, hiện nay, tỷ lệ người trong độ tuổi trung niên mắc gai xương bánh chè cũng dần tăng lên.

Đầu tiên, gai xương bánh chè bắt đầu với một chồi xương nhỏ, nhô lên khỏi khớp gối và phát triển dần. Chồi xương này là hệ quả của sự tích tụ canxi vùng xương bánh chè để bù đắp vào vị trí thương tổn sẵn có trước đó. Đây là tình trạng thường gặp ở bệnh nhân có các thương tổn vùng gối, từ đó tạo khoảng trống cho canxi tự do lắng đọng, tích trữ.

Bệnh gai xương bánh chè là gì?
Bệnh gai xương bánh chè là gì?

Khi gai xương phát triển nặng hơn, người bệnh có thể gặp phải những tình trạng khô dịch khớp, đau nhức khi cử động, nguy cơ thoái hóa khớp, bào mòn mô sụn khớp… Ngoài ra, bệnh nhân bị gai xương còn hay bị đau nhức, vận động khó khăn.

Các nguyên nhân gây bệnh gai xương bánh chè

Thoái hóa xương khớp là nguyên nhân chủ yếu và cốt lõi nhất gây ra bệnh gai xương bánh chè. Dẫn đến việc này có thể kể đến các tác nhân sau đây:

  • Do thiếu dịch khớp: Việc thiếu hụt dịch khớp khiến cho các khớp gối bị khô và không thể vận hành trơn tru, linh hoạt. Các mô sụn khớp bị thiếu dinh dưỡng và cũng trở nên giòn hơn. Tình trạng này kéo dài làm đẩy nhanh quá trình lão hóa xương và gây ra thoái hóa xương khớp.
  • Do tình trạng giãn dây chằng ở khớp gối: Dây chằng có chức năng cố định vị trí của khớp gối trong các vận động. Khi dây chằng bị giãn, chức năng này bị ảnh hưởng và làm tăng sự ma sát ở khớp gối, dễ dẫn đến làm phát triển bệnh gai bánh chè.
  • Do lão hóa ở tuổi già: Lão hóa do tuổi tác là nguyên nhân chủ yếu gây ra thoái hóa xương khớp và dẫn đến bệnh gai xương. Khi xương bị thoái hóa, các mô sụn mài mòn lên nhau và bị bong tróc gây ra những tổn thương, hư hại nơi đầu khớp.
  • Do lao động quá sức: Khớp gối là vị trí xương phải chịu áp lực lớn khi con người thực hiện các hoạt động quá sức như mang vác nặng hay chơi thể thao mạnh,… Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ gây ra những bệnh lý liên quan đến khớp gối như đau nhức, viêm khớp,… Những bệnh lý này có thể là tiền đề dẫn đến bệnh gai xương bánh chè.
  • Do lười vận động: Ngoài việc lao động quá sức thì việc ít vận động cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh. Những người làm các công việc có đặc thù ít phải di chuyển, đi lại như dân văn phòng thường gặp phải những vấn đề như mất nước, khô dịch khớp gối. Từ đó làm dẫn đến nguy cơ bị gai xương bánh chè.
  • Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng: Thiếu hụt canxi trong khẩu phần ăn cũng là yếu tố cần kể đến trong nguyên nhân bệnh gai xương bánh chè. Việc ưa chuộng sử dụng những thực phẩm ăn kiền, thức ăn nhanh hiện nay dễ khiến mọi người gặp phải tình trạng này.

Những triệu chứng của bệnh gai xương bánh chè               

Để nhận biết sự xuất hiện của căn bệnh này, có thể căn cứ, dựa vào những triệu chứng điển hình sau:

  • Thường xuyên bị các cơn đau nhức, đau buốt kéo dài quanh khớp gối
  • Cơn đau càng tăng nặng khi vận động. Đôi khi đau nhói, gây hạn chế các hoạt động vận động cho người bệnh
  • Khi bị chèn ép dây thần kinh tọa, lúc này, người bệnh không thể đứng thẳng. Thậm chí, còn có nguy cơ bị yếu chi dưới hay liệt chi dưới.
  • Tuy nhiên, bệnh chỉ có thể phát hiện khi tiến hành chụp X – quang. Thông qua hình ảnh phim chụp, ta sẽ thấy những xương nhỏ chồi lên khỏi vị trí khớp sụn hoặc vị trí khác quanh khu vực này.
Triệu chứng bệnh gai xương bánh chè
Triệu chứng bệnh gai xương bánh chè

Điều trị gai xương bánh chè như thế nào?

Gai xương bánh chè là một bệnh lý khá nguy hiểm, khi phát triển lâu dài mà không được điều trị kịp thời, nó sẽ làm cho các khớp trở nên khô cứng. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau buốt khi vận động khớp và dẫn đến hạn chế chức năng vận động. Thậm chí, có trường hợp bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ liệt khớp.

Vậy nên, ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường của bệnh cần phải điều trị gai xương bánh chè kịp thời để tránh những thương tổn nguy hại đến sức khỏe sau này. Hiện nay có nhiều cách chữa bệnh gai xương bánh chè với những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Tùy vào thể trạng nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ định hướng phương pháp phù hợp. Người bệnh có thể tham khảo áp dụng các phương pháp chữa gai xương bánh chè phổ biến sau:

Điều trị gai xương bánh chè bằng tây y

Việc điều trị chủ yếu là dùng các loại thuốc như thuốc giảm đâu, thuốc chống viêm không Steroid, thuốc hỗ trợ… Tuy nhiên, các thuốc này cần dùng đúng với chỉ định vì chúng có thể gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn, đặc biệt là ảnh hưởng tới dạ dày và hệ tiêu hóa.

Ưu điểm của thuốc Tây là đem lại tác dụng nhanh chóng và tích cực. Chỉ mất một thời gian ngắn sau khi dùng thuốc là người bệnh sẽ không còn nhận thấy những cơn đau nhức của bệnh có thể sinh hoạt, lao động trở lại bình thường. Bên cạnh đó thì thuốc Tây cũng được đánh giá cao về sự tiện dụng.

Chữa bệnh bằng đông y

Điều trị bằng Đông y cần kết hợp hai liệu pháp đó là dùng thuốc uống và châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt. Các liệu pháp Đông y mang đến tác dụng giảm đau, tiêu trừ huyết ứ, thông kinh hoạt lạc và tăng cường lưu thông khí huyết.

Chữa bệnh bằng Đông y có ưu điểm đó là an toàn cho sức khỏe, chi phí điều trị tương đối tiết kiệm. Ngoài ra phương pháp Đông y đem lại hiệu quả lâu dài và bền vững, giúp tác động từ bên trong cơ thể. Tuy nhiên Đông y vẫn tồn tại những hạn chế đó là tác dụng chậm, mất nhiều thời gian và công sức điều trị.

Phẫu thuật ngoại khoa

Phương pháp này chỉ được áp dụng khi điều trị nội khoa không đạt hiệu quả và bệnh đã ở giai đoạn nặng. Đây là cách cuối cùng để ngăn chặn những diễn biến xấu có ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe bệnh nhân.

Lúc này, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật mổ, đục khớp và thay khớp nhân tạo để loại bỏ nhanh chóng gai xương. Đây là biện pháp nhanh chóng, an toàn, giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe tốt.

Các phương pháp điều trị bệnh phổ biến hiện nay
Các phương pháp điều trị bệnh phổ biến hiện nay

Tuy nhiên, sau phẫu thuật, bệnh vẫn có thể tái phát lại nếu không được chăm sóc, điều trị sớm. Ngoài ra, bệnh nhân vẫn có thể gặp phải một số biến chứng hậu phẫu thuật.

Lưu ý phòng ngừa bệnh gai xương bánh chè

Đối với những người 30 tuổi trở lên, hãy trang bị cho mình kiến thức về bệnh cũng như tích cực áp dụng các phương pháp phòng ngừa. Để ngăn chặn nguy cơ mắc gai xương bánh chè, bạn có thể thực hiện theo các phương pháp sau:

  • Chú ý bổ sung thêm nguồn thực phẩm giàu canxi, omega-3 và vitamin vào trong bữa ăn. Hạn chế ăn thức ăn quá nhiều đạm và chất béo động vật, đồ ăn chứa nhiều phụ gia.
  • Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Chăm chỉ tập luyện thể dục, thể thao đều đặn để tăng cường sức khỏe xương khớp.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức ổn định, nên giảm cân nếu đang bị thừa cân, béo phì.
  • Sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lí, không nên làm việc quá sức trong thời gian dài.

Trên đây là những thông tin quan trọng và hữu ích về căn bệnh gai xương bánh chè cũng như các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Hi vọng qua bài viết trên, các bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhằm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình.

Ngày đăng: 13/03/2023 - Cập nhật lúc 11:38 am , 13/03/2023

Bài viết nhiều người đọc