Hắc Lào Ở Mông: Dấu Hiệu Nhận Biết và Cách Trị

Hắc lào ở mông dù xảy ra ở vùng kín nhưng cũng khiến nhiều người khó chịu và mất tự tin, không thể tập trung làm việc. Bệnh do các loại vi nấm thuộc nhóm dermatophytes gây ra. Chúng tấn công vào da và gây ra các đốm da tròn khô, nổi nhiều mụn nước nhỏ li ti dẫn đến ngứa ngáy dữ dội. Quá trình điều trị hắc lào ở mông nên được tiến hành sớm để tiêu diệt tận gốc vi nấm, tránh cho mầm bệnh lây lan ra toàn thân.

Hắc lào ở mông là gì?

Hắc lào ở mông là tình trạng nấm da phổ biến do các vi nấm nhóm dermatophytes có tên khoa học là Trichophyton, Epidermophyton và Microsporum gây ra. Tác nhân gây bệnh có khả năng phát triển mạnh mẽ trong môi trường nóng ẩm, không thoáng khí nên vùng mông là một trong những vị trí dễ bị tấn công nhất trên cơ thể.

Hắc lào ở mông
Bệnh hắc lào ở mông là một dạng nhiễm trùng ngoài da do vi nấm gây ra

Do vùng mông tương đối khó quan sát nên khó phát hiện trong thời gian đầu. Nhiều người còn lầm tưởng mình chỉ bị ngứa da thông thường. Một số trường hợp dù đã phát hiện ra bị nhiễm hắc lào ở mông nhưng do chủ quan hoặc ngại thăm khám khiến các triệu chứng bệnh ngày càng tăng nặng.

Khi không được điều trị sớm, vi nấm gây bệnh hắc lào ở mông có thể lây lan sang các vùng da lành xung quanh dẫn đến bệnh hắc lào ở háng, bẹn, chân hay lưng. Đặc biệt, căn bệnh này còn có khả năng lây nhiễm cho người khỏe mạnh khi tiếp xúc da trực tiếp hoặc dùng chung khăn tắm, quần lót với người bệnh. Việc nắm rõ nguyên nhân cùng dấu hiệu hắc lào ở mông sẽ giúp bạn sớm phát hiện và chủ động hơn trong công tác dự phòng cũng như điều trị căn bệnh này.

Nguyên nhân gây hắc lào ở mông

Như đã đề cập ở trên, bệnh hắc lào ở mông do các loại nấm sợi thuộc nhóm dermatophytes gây ra. Khi tấn công vào da ở vùng mông, chất thải cùng độc tố mà nấm tiết ra có thể gây kích ứng, tổn thương do da và dẫn đến nhiều triệu chứng bất thường.

Một cá nhân có khả năng bị hắc lào ở mông sau khi bị nhiễm nấm ở các khu vực khác hoặc sau khi tiếp xúc thân mật, sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh. Vi nấm gây bệnh có khả năng phát triển mạnh khi gặp môi trường nóng ẩm.

Các yếu tố thuận lợi có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hắc lào ở mông bao gồm:

  • Cơ thể đổ nhiều mồ hôi, dầu nhờn nhưng không được làm sạch kịp thời.
  • Không gian sinh sống ẩm thấp
  • Môi trường làm việc nóng nực
  • Thường xuyên mặc đồ che kín cơ thể khiến không khí ở vùng mông kém lưu thông và làm tăng tiết mồ hôi.
  • Mặc quần còn ẩm ướt, chưa được phơi khô hoàn toàn hoặc mặc đồ bó sát.
  • Vệ sinh cơ thể kém, không tắm rửa và thay quần áo thường xuyên.
  • Suy giảm khả năng miễn dịch.
  • Tiếp xúc, ôm ấp chó, mèo hay thú cưng có mang mầm bệnh.
  • Nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm.

Dấu hiệu nhận biết hắc lào ở mông

Các triệu chứng hắc lào ở mông bao gồm:

  • Ngứa da: Vi nấm tấn công vào mông gây kích ứng và mang lại cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu cho người bệnh. Cơn ngứa có khuynh hướng tăng nặng hơn khi da đổ nhiều mồ hôi. Tuy nhiên, rất nhiều vấn đề da liễu khác như viêm da, rôm sảy, nổi mề đay… cũng có thể gây ngứa. Vì vậy, bạn cần thận trọng tìm kiếm thêm các dấu hiệu khác để xác định đúng bệnh.
  • Xuất hiện các mảng da khô, tróc vảy: Khu vực da bị bệnh thường bị khô theo từng mảng và có thể bong tróc vảy.
  • Tổn thương hình tròn hoặc hình bầu dục: Tổn thương do hắc lào ở mông gây ra xuất hiện dưới hình dạng các nốt hình tròn như đồng xu hoặc hình bầu dục. Chúng có viền ngoài đậm màu. Bệnh nặng có thể gây ra nhiều vết tròn nằm chồng chéo lên nhau.
  • Nổi mụn nước: Các mụn nước nhỏ li ti có thể mọc thành cụm trên đốm tròn. Chúng có thể tự vỡ hoặc bể mụn do gãi ngứa.
dấu hiệu hắc lào ở mông
Tổn thương do bệnh hắc gây ra là những đốm tròn có đường viền rõ ràng bên ngoài

Hắc lào ở mông có nguy hiểm không?

Bệnh hắc lào ở mông thường mang lại những cơn ngứa ngáy dữ dội và có khuynh hướng kéo dài dai dẳng khiến người bệnh đứng ngồi không yên mà dễ mất tập trung khi làm việc, học tập. Bệnh hắc lào tấn công vào vùng mông cũng khiến nhiều người mất tự tin khi ân ái với bạn tình. Sự xuất hiện của các đốm da tròn và bong tróc còn gây mất thẩm mỹ và làm phái đẹp không thể diện những chiếc bikini gợi cảm khi đi bơi.

Do xuất hiện ở vùng kín, nhiều người ngại đi khám và điều trị sớm khiến cho bệnh hắc lào ở mông ngày càng tăng nặng. Tổn thương ăn sâu vào da và lan rộng sang các vùng da lành xung quanh  gây khó khăn cho quá trình điều trị.

Bệnh hắc lào ở mông không được kiểm soát tốt còn gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

  • Hắc lào toàn thân
  • Bội nhiễm da để lại sẹo và vết thâm mất thẩm mỹ
  • Viêm mủ màng tim, màng phổi
  • Viêm xương tủy…

Chẩn đoán hắc lào ở mông

Bệnh hắc lào ở mông được chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng, thăm khám ngoài da kết hợp với một số xét nghiệm dưới đây:

  • Soi tươi: Bác sĩ tiến hành lấy mẫu da hoặc một ít dịch tiết từ khu vực bị bệnh để đem soi tươi dưới kính hiển vi. Kỹ thuật được thực hiện nhằm mục đích tìm kiếm sự hiện diện của các sợi nấm.
chẩn đoán hắc lào ở mông
Soi tươi da có thể giúp phát hiện ra vi nấm gây bệnh hắc lào ở mông
  • Soi dưới dung môi KOH: Với kỹ thuật này, tổ chức da bị nhiễm nấm sẽ được bỏ lên phiến kinh. Sau đó, bác sĩ tiến hành nhỏ vài giọt kali hydroxyd (KOH) vào mẫu bệnh phẩm. Dung dịch KOH có khả năng phá vỡ các tế bào da bình thường khiến cho các mô nấm sợi hiển thị rõ ràng hơn dưới kính hiển vi.
  • Nuôi cấy khuẩn lạc: Mẫu bệnh phẩm được đem nuôi cấy trong môi trường thích hợp. Phương pháp này giúp xác định được chủng vi nấm gây bệnh với độ chính xác cao nhưng mất nhiều thời gian.

Cách trị hắc lào ở mông

Mục tiêu chính của quá trình điều trị hắc lào ở mông đó là tiêu diệt tận gốc mầm bệnh, giảm nhẹ triệu chứng, ngăn chặn sự lây lan của bệnh và thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương mà không để lại di chứng trên da. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bạn có thể áp dụng một trong các phương pháp dưới đây:

1. Mẹo trị hắc lào ở mông tại nhà bằng dân gian

Trường hợp bị hắc lào ở mông nhẹ, bạn có thể áp dụng các mẹo tự nhiên để giảm ngứa, kích thích tái tạo tổn thương trên da và ức chế hoạt động của vi nấm. Những cách chữa hắc lào dân gian đang được nhiều người rỉ tai nhau áp dụng bao gồm:

– Dùng tỏi:

Tỏi được xem là khắc tinh của nấm. Trong củ chứa nhiều allicin- một chất kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi nấm gây bệnh, chống viêm da, giảm ngứa giảm nguy cơ bị nhiễm trùng da cho người bị hắc lào ở mông.

Cách sử dụng:

  • Dùng 1 – 2 tép tỏi, lột vỏ và nghiền nát
  • Trộn tỏi chung với 1 thìa cà phê dầu dừa cho đều
  • Thoa hỗn hợp này lên vùng da bị bệnh rồi làm sạch lại sau khoảng 30 phút.
  • Bạn nên áp dụng cách này vào buổi tối. Sau đó tắm rửa sạch sẽ để tỏi không lưu lại mùi trên cơ thể.

Trị hắc lào ở mông bằng giấm táo:

Giàu axit hữu cơ và vitamin C, giấm táo có khả năng ức chế quá trình phân chia tế bào của vi nấm, làm tăng sức đề kháng và đẩy nhanh tốc độ tái tạo tế bào da mới. Sử dụng nguyên liệu này đúng cách còn có tác dụng xoa dịu cơn ngứa, làm trắng da vùng mông và ngăn ngừa sẹo thâm.

Cách sử dụng:

  • Pha loãng 2 phần giấm táo với 1 phần nước
  • Dùng bông gòn thấm hỗn hợp thoa lên các đốm hắc lào trên mông và để da khô tự nhiên.
  • Lặp lại 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi da hồi phục hoàn toàn.

Bài thuốc từ củ riềng:

Củ riềng là vị thuốc trị hắc lào từ thiên nhiên khá nổi tiếng. Nguyên liệu này thường được sử dụng để khắc phục bệnh hắc lào ở mặt, lưng, tay, chân hay mông.

Phân tích thành phần tinh dầu của củ riềng, các nhà khoa học phát hiện ra nhiều hoạt chất quý như flavonoid hay metylxinnamat… Chúng hoạt động mạnh mẽ trong việc kháng viêm, chống oxy hóa, sát trùng, giảm ngứa và chữa lành tổn thương do hắc lào gây ra.

cách trị hắc lào ở mông bằng củ riềng
Bài thuốc trị hắc lào ở mông bằng củ riềng đang được áp dụng rộng rãi trong dân gian
  • Cách 1: Rửa sạch củ riềng, giã nát và lấy bã đắp trực tiếp lên khu vực cần điều trị. Nằm im để giữ cố định hỗn hợp trên da trong 30 phút.
  • Cách 2: Dùng 100g gừng tươi giã nát, bỏ vào hũ ngâm chung với 200ml cồn 70 độ trong 3 ngày. Để trị hắc lào ở mông, bạn lấy bông gòn thấm hỗn hợp thoa lên các vết hắc lào trên mông.

Chữa hắc lào ở mông bằng nha đam:

Nha đam chứa hoạt chất diệt khuẩn, kháng nấm tự nhiên. Ngoài ra, các thành phần có trong nguyên liệu còn giúp làm dịu kích ứng trên da, giảm ngứa, chống viêm da và bổ sung dưỡng chất để tổn thương nhanh được chữa lành.

Cách sử dụng:

  • Cắt phần thịt trong lá nha đam và bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn thành gel. Để vào ngăn mát tủ lạnh dùng trong 3 ngày.
  • Khi sử dụng, bạn hãy làm sạch vùng da cần điều trị và lau khô. Sau đó lấy gel nha đam thoa một lớp mỏng lên vùng da bị tổn thương.
  • Áp dụng 2- 3 lần mỗi ngày. Cảm giác mát lạnh cùng các dưỡng chất có trong nha đam sẽ giúp da bạn dễ chịu tức thì.

2. Dùng thuốc trị hắc lào ở mông

Những cách chữa hắc lào tại nhà không cho hiệu quả đối với mọi trường hợp. Nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hoặc đốm hắc lào ngày càng lan rộng, bạn nên đi khám và điều trị bằng thuốc bác sĩ kê đơn.

Các loại thuốc trị hắc lào ở mông thường được sử dụng chủ yếu là thuốc kháng nấm, giúp ức chế hoạt động của vi nấm gây bệnh hắc lào và tiêu diệt chúng. Phổ biến nhất là các thuốc như:

  • Butenafine
  • Ciclopirox
  • Econazole
  • Oxiconazole
  • Itraconazole…
thuốc trị hắc lào ở mông
Các loại kem bôi kháng nấm thường được bác sĩ kê đơn để điều trị bệnh hắc lào ở mông

Thuốc kháng nấm có thể được bào chế theo đường bôi hoặc đường uống. Thuốc bôi có tác dụng tại chỗ nên được chỉ định cho các trường hợp bị hắc lào ở mông nhẹ. Tuy nhiên, nếu tổn thương lan rộng sang các khu vực khác thì cần dùng thuốc uống có tác dụng toàn thân để kiểm soát được bệnh.

Một số trường hợp còn được bác sĩ chỉ định dùng dung dịch cồn ASA hay BSI để sát khuẩn, làm sạch da, giảm ngứa và ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn.

Bệnh nhân cần dùng thuốc liên tục cho đến khi da lành lại. Sau đó, bác sĩ có thể đề nghị tiếp tục bôi thuốc thêm 1 – 2 tuần nữa nhằm đảm bảo trị dứt điểm mầm bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.

Phòng tránh hắc lào ở mông

Bị hắc lào ở mông khiến người bệnh khó khăn trong việc ngồi, ảnh hưởng đến hiệu suất công việc, gây stress, tự ti vì nhiễm bệnh. Để có thể chấm dứt căn bệnh đáng ghét này nhanh chóng nhất, bạn cần đặc biệt lưu ý trong điều trị và chăm sóc cơ thể như sau:

  • Luôn giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ nhất, tắm gội thường xuyên. Khi sử dụng những bài thuốc tây y hay đông y, cần để ý các dấu hiệu cơ thể của mình bởi đôi khi thuốc sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, dị ứng nổi mẩn đỏ mề đay…
  • Không tắm rửa, bơi lội ở những vùng nước bẩn, ao tù, hoặc những bể bơi công cộng vì đây là nơi tập trung đông người, nguy cơ lây lan nhiễm hắc lào rất cao.
  • Khi sử dụng phương pháp điều trị dân gian từ 4 đến 6 tuần mà không thuyên giảm hắc lào, cần đến bệnh viện ngay lập tức để nghe theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu.
  • Tuyệt đối không sử dụng chung đồ vật cá nhân như chăn, gối, màn, quần áo với người khác, đặc biệt là những người đang nhiễm hắc lào ở mông hay ở bất kỳ đâu trên cơ thể.
  • Mặc đồ lót thoáng mát, giữ vùng mông luôn khô ráo để nấm hắc lào không có cơ hội nảy nở. Trong quá trình điều trị bệnh, cần kiêng khem những món ăn có tiền tố gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa để việc chữa bệnh hắc lào nhanh có kết quả hơn.

Bị hắc lào ở mông thật sự mang lại rất nhiều phiền toái cho chúng ta. Vậy nên cần có những phương pháp điều trị thích hợp để chấm dứt tình trạng bệnh này. Đừng ngần ngại đến khám bác sĩ nếu tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Bạn nên tìm hiểu thêm

Ngày đăng: 12/07/2023 - Cập nhật lúc 11:54 am , 12/07/2023
Nguồn tham khảo
Tiến sĩ, bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyên Trưởng khoa Nội - Bệnh viện YHCT Trung Ương. Với hơn 30 kinh nghiệm làm việc và công tác tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương. Trong suốt 30 năm công tác, nghiên cứu bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh đã có đề tài nghiên cứu về “phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc” được giới chuyên môn ghi nhận và đánh giá cao. Phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc tập trung phát huy ưu điểm của châm cứu và vật lý trị liệu trong trị bệnh. Đồng thời khẳng định giá trị của YHCT dân tộc, đưa châm cứu vào trị bệnh một cách bài bản và khoa học. Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh cũng thường xuyên xuất trong các chương trình tư vấn sức khỏe, gặp gỡ thầy thuốc nổi tiếng trên truyền hình, đài tiếng nói Việt Nam, kênh kiến thức sức khỏe của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc…
Thông tin chi tiết: Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc