Mẩn ngứa dị ứng khắp người là do đâu? Người bệnh cần phòng tránh như thế nào?

Mẩn ngứa dị ứng là một triệu chứng da liễu khiến cho không ít người cảm thấy khó chịu. Khi không chữa trị tốt, tình trạng này còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Với bất kỳ bệnh lý gì, việc xác định rõ ràng nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp quá trình điều trị được diễn ra thuận lợi hơn. Sau đây, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu kỹ hơn về triệu chứng bệnh lý này.

Mẩn ngứa dị ứng khắp người nguyên nhân do đâu?

Dị ứng nổi mẩn đỏ ngứa khắp người là tình trạng da liễu xảy ra khi hệ miễn dịch trong cơ thể người bệnh quá yếu, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại tấn công và gây bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng da liễu này, trong đó phải kể đến một số “thủ phạm” chính sau đây:

Dị ứng thời tiết là một trong những nguyên nhân chính gây mẩn ngứa dị ứng
Dị ứng thời tiết là một trong những nguyên nhân chính gây mẩn ngứa dị ứng
  • Dị ứng thời tiết

Khi thời tiết thay đổi quá nhanh, với những người cơ thể yếu sẽ khó có thể thích nghi ngay được, từ đó dẫn đến việc rối loạn trao đổi chất. Điều này khiến cho da của người bệnh bị kích ứng và xuất hiện các vết mẩn đỏ, ngứa ngáy và sưng tấy vô cùng khó chịu.

  • Do dị ứng thực phẩm

Việc ăn phải một số loại thực phẩm không hợp cơ địa có thể khiến người bệnh bị kích ứng với những triệu chứng điển hình như bị dị ứng nổi mẩn ngứa khắp người, mạch máu sưng phồng và da sưng đỏ, ngứa rát. Một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh còn có thể bị khó thở, nôn mửa, đầy bụng, tiêu chảy, hen suyễn,…

  • Do bị viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị bị ứng, xuất hiện các nốt mẩn đỏ, nổi ban sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Người bệnh cũng có thể thấy trên da xuất hiện các nốt mụn nước, da khô nứt, sưng đỏ và ngứa dữ dội.

  • Do bệnh chàm da (eczema)

Chàm là một bệnh lý viêm nhiễm, là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ bị dị ứng nổi mẩn ngứa. Đây là căn bệnh dễ gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ và gây ngứa da, đôi khi còn có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da khá nguy hiểm.

  • Do bệnh nổi mề đay gây ra

Đây là một tình trạng bệnh lý da liễu với các triệu chứng điển hình như người nổi sẩn phù to, có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường, xung quanh bị mẩn đỏ và gây ngứa dữ dội cho người bệnh.

Những triệu chứng dị ứng nổi mẩn ngứa điển hình

Với mỗi nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh lý mà mỗi người gặp phải cũng sẽ khác nhau. Để việc điều trị bệnh được thực hiện chính xác nhất, người bệnh nên lưu ý một số dấu hiệu nhận biết sau đây:

  • Dị ứng thời tiết: Da nổi mẩn đỏ và ban ngứa khắp người khi thời tiết đột ngột thay đổi hoặc bị ngấm nước mưa.
Dị ứng thực phẩm cũng khiến người bệnh bị nổi mẩn ngứa và dị ứng khắp người
Dị ứng thực phẩm cũng khiến người bệnh bị nổi mẩn ngứa và dị ứng khắp người
  • Dị ứng thực phẩm: Da sưng tấy, nổi mẩn đỏ nghiêm trọng, đặc biệt nhiều ở vùng mặt và xung quanh miệng.
  • Viêm da tiếp xúc: Phát ban, da khô, bị bong tróc vảy, da có thể bị đỏ hoặc thâm đen, chảy dịch, ngứa rát và nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.
  • Chàm da: Trên da xuất hiện các nốt mẩn đỏ, có vảy khô trên đầu, tập trung nhiều ở khuỷu tay, da mặt và đầu gối.
  • Nổi mề đay: Mọc nốt mẩn ngứa toàn thân, da bị trầy xước. Trường hợp bị nhiễm trùng da nghiêm trọng còn có thể gây tác động xấu đến niêm mạc ruột, đau bụng, phù nề dây thanh quản, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Bật mí cách trị mẩn ngứa dị ứng hiệu quả ngay tại nhà

Dị ứng mẩn ngứa không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng có hại cho sức khỏe người bệnh. Để điều trị căn bệnh này, bạn có thể áp dụng những cách sau:

1. Dùng lá trà xanh

Bạn lấy khoảng 20g lá trà xanh, rửa sạch rồi đun sôi với 1 lít nước, để nước nguội bớt rồi dùng khăn lau nhẹ lên vùng da bị tổn thương để sát trùng, đồng thời cũng làm dịu bớt cơn ngứa da. Nên áp dụng thường xuyên sẽ thấy có bệnh lý có chuyển biến tốt.

2. Dùng lá khế nấu nước tắm

Lá khế có tính mát và thanh nhiệt, giải độc tốt. Theo đó, bạn có thể dùng một nắm lá khế tươi, rửa sạch, cho vào nồi, đổ ngập nước và cho thêm một chút muối, đun sôi thì tắt bếp. Dùng nước nước này để rửa hoặc tắm, tận dụng bã lá khế chà xát nhẹ vào vùng da bị mẩn ngứa dị ứng sẽ giảm ngứa rất tốt.

Chữa mẩn ngứa và dị ứng bằng lá khế
Chữa mẩn ngứa và dị ứng bằng lá khế

3. Cách chữa mẩn ngứa dị ứng từ vỏ bí đao

Người bệnh có thể tận dụng vỏ bí đao, kết hợp cùng với mật ong, hoa cúc và thược dược để đẩy lùi tình trạng dị ứng nổi mẩn ngứa của mình. Bạn đem vỏ bí dao, thược dược đỏ và hoa cúc cho vào nồi, đổ thêm nước rồi đun sôi. Sau khi tắt bếp, để nước ấm rồi pha thêm mật ong vào để uống. Mỗi ngày uống 1 lần, một liệu trình bao gồm 7 ngày. Thực hiện đều đặc sẽ thấy tình trạng mẩn ngứa và dị ứng của mình thuyên giảm.

Cách phòng tránh tình trạng mẩn ngứa dị ứng

Để tình trạng da liễu khó chịu này không thể đến làm phiền nữa, người bệnh cần lưu ý các cách phòng tránh dưới đây:

  • Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học: Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, làm việc điều độ, mặc quần áo thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi, ngủ đủ giấc,…
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, không mặc quần áo ướt hoặc quần áo bó sát.
  • Tránh ăn hoặc tiếp xúc với những thứ dễ gây kích ứng với cơ thể.
  • Có thể dùng các cách tự nhiên để giảm ngứa, không nên lạm dụng thuốc Tây y.
  • Luyện tập thể dục đều đặn để tăng cường sức đề kháng và nâng cao sức khỏe tổng thể.
  • Người bị mẩn ngứa dị ứng nên ăn gì? Bổ sung các loại thực phẩm giúp thanh nhiệt, giải độc tốt vào trong các bữa ăn hàng ngày.
Người bệnh nên bổ sung thực phẩm giúp thanh nhiệt, giải độc vào trong các bữa ăn
Người bệnh nên bổ sung thực phẩm giúp thanh nhiệt, giải độc vào trong các bữa ăn

Vừa rồi là những thông tin về tình trạng mẩn ngứa dị ứng cũng như một số cách điều trị hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo và áp dụng ngay tại nhà. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý, nếu áp dụng các cách trên mà không có hiệu quả, tình trạng ngày càng nặng thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

Wiki Bác sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hoặc các phương pháp điều trị y khoa.

Ngày đăng: 26/05/2023 - Cập nhật lúc 12:20 am , 26/05/2023
Nguồn tham khảo
Biên tập viên
Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Miss Trang đã từng làm việc tại một số cơ quan báo chí và nhiều dự án phát triển website về mảng nội dung sức khỏe. Miss Trang chịu trách nhiệm cập nhật các tin tức về các vấn đề chăm sóc sức khỏe từ các nhóm, cộng đồng của người bệnh, đảm bảo đưa tin nhanh chóng và giải quyết được những khó khăn tức thời của người bệnh. Nghiên cứu các thông tin y khoa về các vấn đề sức khỏe, biên tập viết bài trên website wikibacsi.com
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc