Top 5 Thuốc Trị Viêm Khớp Gối Đánh Giá Tốt Nhất 2022

Có nhiều loại thuốc trị viêm khớp gối khác nhau, bao gồm thuốc sử dụng không cần kê đơn và thuốc sử dụng theo toa của bác sĩ. Thuốc có thể giúp giảm đau, chống viêm, ngăn ngừa các biến chứng và hỗ trợ phục hồi chức năng khớp gối. Trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định loại thuốc phù hợp nhất.

Thuốc trị viêm khớp gối
Thuốc trị viêm khớp gối được sử dụng để giảm đau, chống viêm, ngăn ngừa các biến chứng và phục hồi chức năng khớp gối

Viêm khớp gối uống thuốc gì – Top 5 loại tốt nhất 2022

Sau khi được chẩn đoán viêm khớp gối, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng để chỉ định biện pháp điều trị thích hợp. Có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau, bao gồm sử dụng thuốc trị viêm khớp gối, thay đổi lối sống hoặc kế hoạch ăn uống.

Các loại thuốc có thể mang lại hiệu quả giảm đau, chống sưng và ngăn ngừa tình trạng viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số thuốc chữa viêm khớp gối an toàn và hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo.

1. Thuốc giảm đau Paracetamol

Paracetamol là thuốc giảm đau thông thường có thể làm dịu cơn đau từ nhẹ đến trùng bình, tuy nhiên không có tác dụng giảm viêm (nóng và sưng khớp). Loại thuốc trị viêm khớp gối này thường an toàn, ít tác dụng phụ và có thể sử dụng mà không cần toa thuốc của bác sĩ. Tuy nhiên những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao, chẳng hạn như có bệnh nền, hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc dị ứng thuốc, nên thận trọng khi sử dụng.

Thuốc hoạt động bằng cách giảm khả năng sản xuất Prostaglandin, hợp chất được tạo ra từ chất béo, làm tăng sự nhạy cảm với cơn đau. Thuốc đuốc sử dụng thông qua đường uống, với một ly nước đầy. Liều lượng và thời gian sử dụng thuộc phụ thuốc mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc trao đổi với dược sĩ kê đơn để được tư vấn phù hợp nhất.

Ngoài ra, Paracetamol được sử dụng như một thành phần của nhiều loại thuốc khác nhau. Do đó, người bệnh nên tránh sử dụng kết hợp các loại thuốc, điều này có thể dẫn đến nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đôi khi thuốc cũng dẫn đến một số tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Xuất huyết dạ dày
  • Suy gan, suy thận
  • Bệnh tim
  • Dị ứng da và các phản ứng nghiêm trọng, số phản vệ

Lưu ý và thận trọng khi sử dụng:

  • Người lớn không sử dụng quá 4 gram Paracetamol mỗi ngày để ngăn ngừa quá liều.
  • Paracetamol an toàn cho phụ nữ mang thai và trẻ em. Tuy nhiên chỉ sử dụng thuốc khi nhận được sự đồng ý và hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

2. Thuốc chống viêm không steroid

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được xem là một trong những loại thuốc điều trị viêm khớp gối hiệu quả nhất. Thuốc có tác dụng giảm đau do viêm xương khớp, cải thiện tình trạng cứng khớp và ngăn ngừa các biến chứng liên quan. Thuốc chống viêm không steroid phổ biến bao gồm:

thuốc điều trị viêm khớp gối
Thuốc chống viêm không steroid là một trong những loại thuốc điều trị viêm khớp gối phổ biến nhất

Ibuprofen:

  • Liều dùng: 200 – 400 mg sau mỗi 4 – 6 giờ
  • Không dùng quá 1.200 mg mỗi ngày
  • Không sử Ibuprofen quá 10 ngày liên tục trừ khi nhận được sự chỉ định của bác sĩ

Naproxen:

  • Liều dùng: 220 mg sau mỗi 8 – 12 giờ khi cần thiết
  • Đối với cơn đau cấp tính, sử dụng trong thời gian ngắn để đạt hiệu quả tốt nhất, tối đa là 10 ngày
  • Uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
  • Uống thuốc với thức ăn hoặc thuốc kháng axit để ngăn ngừa tổn thương dạ dày

Aspirin:

  • Liều lượng: 3.000 – 4.000 mg mỗi ngày, chia thành 3 – 4 liều
  • Không dùng Aspirin kết hợp với các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID), trừ khi nhận được sự hướng dẫn của bác sĩ
  • Không dùng quá 10 ngày để điều trị viêm khớp gối

Ngoài ra, có một số loại thuốc chống viêm không steroid cần có đơn thuốc của bác sĩ. Các loại phổ biến bao gồm:

Indomethacin:

  • Liều lượng: 50 – 200 mg mỗi ngày, chia thành 2 – 4 liều
  • Không dùng chung với các loại thuốc chống viêm không steroid theo toa hoặc không theo toa khác
  • Sử dụng thuốc vào một thời điểm nhất định trong ngày

Celecoxib:

  • Liều lượng: 200 mg x 1 lần / ngày hoặc 100 mg x 2 lần / ngày
  • Không dùng chung với các loại thuốc chống viêm không steroid theo toa hoặc không kê đơn khác

Tác dụng phụ tiềm ẩn khi sử dụng thuốc chống viêm không steroid bao gồm:

  • Đau quặn bụng
  • Tiêu chảy
  • Chóng mặt
  • Buồn ngủ
  • Đau dạ dày
  • Đau đầu
  • Ợ nóng
  • Huyết áp cao
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Loét dạ dày tá tràng
  • Sưng bàn chân
  • Phát ban
  • Có âm thanh trong tai

Thận trọng khi sử dụng:

  • Đôi khi thuốc chống viêm không steroid có thể làm tăng khả năng bị đau tim, đột quỵ hoặc chảy máu dạ dày.
  • Hãy thông báo cho bác sĩ nếu người bệnh đang sử dụng thuốc làm loãng máu, chất ức chế ACE, lithium hoặc furosemide trước khi sử dụng NSAID.
  • Không sử dụng NSAID nếu người bệnh bị đau tim, đã từng hoặc sắp phẫu thuật tim.
  • Không dùng NSAID khi mang thai ba tháng cuối.

3. Corticosteroid – Thuốc trị viêm khớp gối hiệu quả

Corticosteroid đôi khi được gọi là steroid hoặc glucocorticoid, là thuốc giảm viêm nhanh chóng, hoạt động tương tự như hormone cortisol tự nhiên trong cơ thể. Thuốc Corticosteroid hoạt động bằng cách giữ cho hệ thống miễn dịch không tạo ra các chất gây viêm, từ đó hỗ trợ điều trị viêm khớp gối một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Thuốc corticosteroid điều trị viêm khớp gối phổ biến bao gồm:

Prednisone:

  • Liều dùng: 5 – 60 mg mỗi ngày, được điều chỉnh dựa trên đáp ứng của người bệnh.
  • Nên dùng thuốc cùng với thức ăn để hạn chế rủi ro tổn thương dạ dày.
  • Không ngừng thuốc đột ngột nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài.

Cortisone:

  • Liều dùng: 25 – 300 mg mỗi ngày, liều lượng có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào đáp ứng của người bệnh.
  • Uống thuốc cùng với thức ăn và một cốc nước, để giúp giảm nguy cơ đau dạ dày.

Sử dụng Corticosteroid kéo dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như đục thủy tinh thể, tăng cân, huyết áp cao. Do đó, nếu cần sử dụng thuốc trong thời gian dài, bác sĩ thường kê đơn thuốc với liều lượng nhỏ nhất để tránh các tác dụng không mong muốn. Bác sĩ có thể thông báo cho người bệnh về thời gian ngừng thuốc phù hợp, điều này có thể chế các phản ứng không mong muốn.

4. Thuốc giảm đau tại chỗ

Thuốc trị viêm khớp gối tại chỗ bao gồm các loại kem giảm đau, thuốc thoa và thuốc xịt. Khi các khớp bị đau hoặc nhức, thuốc giảm đau tại chỗ có thể giúp giảm đau nhanh chóng, hiệu quả, an toàn và ít gây tác dụng phụ như thuốc dùng uống trong.

Các loại thuốc giảm đau tại chỗ phổ biến bao gồm:

  • Thuốc có chứa tinh dầu bạc hà, long não hoặc methyl salicylate, có thể tạo ra cảm giác nóng hoặc làm mát, khiến tâm trí mất tập trung vào cơn đau.
  • Salicylate có thể thẩm thấu vào da, hỗ trợ giảm đau khớp, đặc biệt là các khớp ở gần da, chẳng hạn như khớp gối.
  • Capsaicin là thành phần chính của ớt cay, thường được sử dụng để giảm đau tại chỗ ở khớp gối. Khi sử dụng lần đầu, thuốc có thể gây cảm giác nóng ran hoặc rát, tuy nhiên theo thời gian, người bệnh có thể thoa thuốc vài lần mỗi ngày để cải thiện cơn đau.
  • Lidocain có thể làm tê, từ đó giúp giảm đau hiệu quả. Thuốc thường có dạng gel hoặc miếng dán, được dán trực tiếp vào khu vực đau. Tuy nhiên hãy thông báo với bác sĩ nếu người bệnh có tiền sử bệnh gan hoặc các vấn đề về nhịp tim.

5. Thuốc trị viêm khớp gối Opioid

Thuốc trị viêm khớp gối Opioid được sử dụng khi các loại thuốc khác không mang lại hiệu quả điều trị. Các loại thuốc này có nguồn gốc từ opiate tự nhiên (như codeine và morphine) và opioid nhân tạo (như oxycodone). Thuốc mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, thường được sử dụng để điều trị các cơn đau dữ dội.

viêm khớp gối uống thuốc gì
Thuốc giảm đau Opioid được chỉ định để điều trị các cơn đau nghiêm trọng trong thời gian ngắn 

Mặc dù Opioid đóng vai trò rất quan trọng trong các loại thuốc điều trị viêm khớp gối, tuy nhiên thuốc có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Khiến người bệnh cảm thấy mơ hồ, buồn ngủ, đau đầu, táo bón, ngứa và buồn nôn.
  • Sử dụng thuốc lâu dài hoặc để điều trị các cơn đau mãn tính, có thể dẫn đến khả năng dung nạp thuốc và yêu cầu liều cao hơn để đạt được mức giảm đau tương tự.
  • Thuốc điều trị viêm khớp gối Opioid có thể gây nghiện, đặc biệt là đối với người cần sử dụng thuốc trong thời gian dài hoặc có tiền sử nghiện.

Do đó, tất cả các loại thuốc Opioid đều được sử dụng theo đơn thuốc của bác sĩ. Người bệnh có nguy cơ cao hoặc cần dùng thuốc với thời gian dài, nên trao đổi với bác sĩ về các biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Có nhiều loại thuốc trị viêm khớp gối khác nhau, được chỉ định dựa theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và khả năng đáp ứng thuốc của người bệnh. Một số người đáp ứng thuốc điều trị không kê đơn, trong khi những người khác cần sử dụng thuốc giảm đau Opioid theo hướng dẫn của bác sĩ. Tìm hiểu các loại thuốc và lập kế hoạch điều trị phù hợp là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm khớp gối

Các loại thuốc trị viêm khớp gối mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên cần được sử dụng thận trọng. Hầu hết các loại thuốc đều có tác dụng phụ, bao gồm gây đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa hoặc tổn thương chức năng gan, thận. Việc sử dụng thuốc cần nhận được sự chỉ định của bác sĩ và trong thời gian nhất định để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc, điều này có thể dẫn đến quá liều, tăng nguy cơ tương tác thuốc và nhiều tác dụng phụ khác.

Bên cạnh thuốc trị viêm khớp gối, người bệnh có thể tham khảo các mẹo tự điều trị tại nhà, bài thuốc Nam dược hoặc thuốc Đông y. Tuy nhiên, trước khi sử dụng các bài thuốc Đông y chữa viêm khớp gối, người bệnh nên đến các cơ sở y học cổ truyền uy tín để được chẩn đoán và hướng dẫn phù hợp.

Bên cạnh đó, để hạn chế các rủi ro và tăng cường hiệu quả điều trị viêm khớp gối, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như:

  • Thực hiện chế độ ăn uống chống viêm, giàu axit béo omega-3 có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh viêm khớp gối và cải thiện sức khỏe xương khớp. Các loại thực phẩm giàu omega-3 bao gồm các loại cá nước lạnh, các loại hạt, dầu ô liu, dầu dừa, sữa chua, trứng. Ngoài ra, có một số loại thực phẩm chống viêm khớp người bệnh nên bổ sung, chẳng hạn như bông cải xanh, trà xanh, trái cây có múi, tỏi.
  • Tập thể dục và hoạt động thể chất thường xuyên có thể ngăn ngừa viêm khớp và tăng cường sức khỏe tổng thể. Tập thể dục bao gồm đi bộ, chạy bộ, yoga hoặc các bài tập aerobic cường độ phù hợp.
  • Giảm cân và giữ cân nặng khoa học giúp giảm căng thẳng lên các khớp, bảo vệ sụn khớp gối và hạn chế tổn thương liên quan viêm khớp gối.
  • Điều trị bệnh tiểu đường, điều này giúp chữa lành các tổn thương ở sụn và ngăn ngừa thoái hóa khớp.
  • Không hút thuốc, điều này có thể giúp tăng cường tuần hoàn máy, tăng sự linh hoạt ở các khớp và bảo vệ sức khỏe tổng thể.

Thuốc trị viêm khớp gối mang lại hiệu quả cao nếu sử dụng hợp lý theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh nên xây dựng lối sống phù hợp, thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên để hỗ trợ điều trị viêm khớp. Nếu xảy ra các triệu chứng không mong muốn khi sử dụng thuốc, người bệnh nên thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 24/07/2023 - Cập nhật lúc 3:01 pm , 24/07/2023

Bình luận

*
*

Bài viết nhiều người đọc