Cách chăm sóc mẹ sau sinh: Kinh nghiệm bà đẻ nên biết

Sau sinh, không ít bà mẹ bị suy yếu cả về thể trạng lẫn tâm lý, hệ miễn dịch cũng kém làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Chính vì lẽ đó, việc tìm hiểu cách chăm sóc mẹ sau sinh là điều cần thiết để đảm bảo có một sức khỏe tốt nhất cho mẹ. Để biết thêm về cách chăm sóc sau sinh an toàn và khoa học, hãy cùng tham khảo một số thông tin dưới đây.

Cách chăm sóc mẹ sau sinh

1. Chăm sóc vùng đáy chậu

Để sinh ra một bé sơ sinh có trọng lượng trung bình từ 2,5kg-3,5 kg, phần âm đạo của người mẹ phải giãn nở rất nhiều nhằm chuyển dạ dễ dàng hơn. Thêm vào đó, trong quá trình sinh, các bác sĩ thường rạch thêm một đường ở khu vực giữa âm đạo và hậu môn, điều này khiến vùng đáy chậu của các mẹ sau sinh rất dễ bị tổn thương, viêm nhiễm. Do vậy, cần có cách chăm sóc sau sinh cẩn thận.

Để chăm sóc đáy chậu, các mẹ cần chú ý một số điểm sau:

  • Vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng nước ấm, sau đó lau khô trước khi mặc đồ lót. Trong quá trình vệ sinh, không nên thụt rửa sâu, không ngâm trong nước quá lâu cũng như không để móng tay dài,…
  • Sau sinh, các mẹ thường bị chảy máu âm đạo trong khoảng 6 tuần đầu. Do vậy, cần đeo băng vệ sinh hàng ngày. Trong thời gian này, các mẹ cần chú ý thay băng vệ sinh thường xuyên, 4 tiếng/ lần, không nên để quá lâu vì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Chăm sóc đấy chậu sau sinh
Chăm sóc đấy chậu sau sinh
  • Nếu cảm thấy khó chịu vùng đáy chậu, có thể dùng khăn bọc đá lạnh hoặc cho đá vào bỉm rồi chườm vào khu vực đáy chậu.
  • Không nên đứng hay ngồi quá lâu vì có thể gây áp lực tới vùng chậu. Khi nằm, nên nằm nghiêng để giảm áp lực.
  • Nên chọn đồ lót to bản, rộng rãi, vải thoáng mát, nhằm tránh gây bí bách hay đau vùng kín.
  • Nên kiêng quan hệ vợ chồng ít nhất 2 tháng sau sinh để đáy chậu phục hồi nhanh hơn.
  • Có thể xông hơ cửa mình sau sinh (xông hơ vùng kín) để giảm đau, loại trừ vi khuẩn.

2. Cách tắm gội sau sinh

Theo quan điểm của nhiều người, phụ nữ không nên tắm gội sau sinh vì nước có thể làm ảnh hưởng tới cơ thể. Nhưng quan niệm này là không chính xác. Theo các chuyên gia, bà đẻ cần tắm rửa mỗi ngày để vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh những bệnh nhiễm trùng. Bởi từ 4-6 ngày sau sinh, tử cung bắt đầu co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài, nếu không được vệ sinh sạch sẽ, những vi khuẩn bên ngoài có thể dễ xâm nhập qua đường âm đạo gây nguy hiểm tới các mẹ.

Do sức khỏe của các bà mẹ còn yếu nên khi tắm không nên tắm gội quá lâu mà cần được thực hiện nhanh chóng, tránh nhiễm lạnh. Sau tắm, cần lau khô người, mặc quần áo đủ ấm rồi ngồi trên giường một lúc mới được ra ngoài. Với các bà mẹ sinh mổ, cần tránh để nước dính vào vết mổ, có thể kiêng từ 5-7 ngày do chưa cắt chỉ. Còn việc gội đầu không ảnh hưởng đến vết mổ thì không sao.

3. Cách chăm sóc ngực sau sinh

Sau sinh, nhiều bà mẹ thường phát triển vòng 1 lớn dẫn tới tình trạng rạn da rất khó phục hồi. Hơn nữa, tuyến sữa cũng bắt đầu chứa đầy “thực phẩm” nuôi con nhỏ, do vậy việc chăm sóc ngực sau sinh là rất cần thiết. Để tránh tình trạng căng tức ngực, rạn da hoặc ngực chảy xệ khi cho bé bú, các mẹ có thể tham khảo một số gợi ý sau:

Cần chăm sóc ngực sau sinh
Cần chăm sóc ngực sau sinh
  • Không nên chọn áo ngực ôm sát khi sợ chảy ngực sau sinh, bởi áo ngực quá chật có thể khiến tắc tia sữa dẫn tới sốt và phải đến bệnh viện thông tắc rất đau đớn. Thay vào đó, nên chọn áo ngực có phần gọng để nâng đỡ tốt. Ngoài ra nên chọn áo làm từ chất liệu thoáng mát, thấm mồ hôi bởi trong thời gian cho con bú, sữa sẽ liên tục tiết ra từ bầu ngực. Việc mặc áo ngực có chất liệu quá bí sẽ khiến mồ hôi không thể “giải thoát”, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn dễ dàng phát triển dẫn đến viêm nhiễm.
  • Nếu sữa về nhiều, gây căng tức ngực hoặc núm vú bị nứt, đau nhức khi cho bé bú, các mẹ cần để núm vú của bạn được thoáng sau khi cho bé bú, nên sấy khô núm vú với máy sấy tóc (chọn chế độ ấm, không nóng). Ngoài ra có thể vắt một ít sữa và chà xát quanh núm và quầng vú sau đó để khô để chống nứt hoặc sử dụng các loại kem có chứa lanolin.

4. Chế độ dinh dưỡng

Sau sinh các bà mẹ cần một lượng dinh dưỡng lớn vừa để phục hồi sau sinh vừa cung cấp đủ nguồn sữa chất lượng cho con. Do vậy, cần hết sức chú ý tới thực đơn cho mẹ sau sinh. Cần tập trung vào những nhóm thực phẩm dưới đây:

  • Các loại hạt: Các loại hạt đóng vai trò quan trọng trong thực đơn của bà đẻ. Chúng không chỉ là nguồn protein dồi dào mà còn cung cấp một số các dưỡng chất quan trọng với sức khỏe như sắt, canxi, kẽm, photpho, vitamin,… Các mẹ nên bổ sung thực phẩm được làm từ lúa mì, gạo, yến mạch, bột ngô, lúa mạch, gạo lứt,… hoặc một loại ngũ cốc khác.
  • Rau xanh: Rau xanh chứa nhiều chất xơ cũng như vitamin giúp tăng sức đề kháng và tốt cho hệ tiêu hóa, giảm táo bón. Các loại rau bà đẻ nên ăn gồm rau xanh đậm, đỏ và cam, các loại đậu và các loại rau có tinh bột.
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ là cách chăm sóc mẹ sau sinh hiệu quả
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ là cách chăm sóc mẹ sau sinh hiệu quả
  • Trái cây: Trái cây rất tốt cho bà đẻ, chúng vừa cung cấp nước, vừa chứa vitamin và khoáng chất quan trọng tới sức khỏe. Một số loại quả còn chứa các chất chống oxy hóa giúp làm đẹp hiệu quả hoặc chứa các chất giúp tăng khả năng miễn dịch giúp các mẹ có sức khỏe tổng thể tốt hơn. Các bà mẹ có thể chọn trái cây tươi, đóng hộp, đông lạnh, hoặc sấy khô,… ăn trực tiếp hoặc làm sinh tố,…
  • Sữa: Các sản phẩm từ sữa được coi là một phần không thể thiếu với các bà mẹ sau sinh. Tuy nhiên, nên chọn những sản phẩm không có chất béo hoặc ít chất béo, cũng như những sản phẩm có nhiều canxi.
  • Chất đạm: Chất đạm giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động ngày ngày của mẹ. Nên chọn các loại thịt như thịt bò, thịt lợn, gà, vịt,..  Hoặc có thể bổ sung đạm từ các loại đậu, cá,…

Ngoài ra, các bà mẹ cũng nên lựa chọn các loại dầu ăn từ các loại hạt bởi chúng chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu và có thể thêm vào chế độ ăn uống. Nên tránh các loại dầu có nguồn gốc từ động vật. Đặc biệt, cần tránh các loại đồ ăn nhanh, chứa nhiều chất béo chuyển hóa, dầu mỡ như đồ chiên rán, pizza, humberger,… Các mẹ cũng nên tránh những loại đồ uống chứa cồn, chất kích thích như rượu, bia, cà phê, nước tăng lực,…

Một số lưu ý khi chăm sóc mẹ sau sinh

Theo các chuyên gia, các bà mẹ mới sinh không nên làm việc quá sớm, cần kiêng ít nhất khoảng 6 tuần sau sinh. Ngoài ra, để việc phục hồi và chăm sóc bé sau sinh tốt nhất, các mẹ cần chú một số điểm sau:

  • Nghỉ ngơi nhiều: Các mẹ nên ngủ càng nhiều càng tốt để giảm căng thẳng, mệt mỏi.
  • Nhờ sự giúp đỡ từ gia đình: Các bà mẹ nên nhờ người thân trong gia đình giúp đỡ trong giai đoạn sau sinh. Bởi lúc này cơ thể mẹ cần được được hồi phục, nếu nhận được sự giúp đỡ từ gia đình, mẹ sẽ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.
  • Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh: Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để thúc đẩy chữa bệnh. Tăng lượng ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây và protein cũng như chất lỏng, đặc biệt nếu đang cho con bú.
  • Tập thể dục: Theo các chuyên gia, các mẹ nên vận động thường xuyên sau sinh, không cần tập luyện quá sức chỉ đơn giản là đi bộ hoặc thực hiện các bài thể dục nhẹ nhàng để đẩy nhanh thời gian hồi phục sau sinh.

Có thể nói, việc trang bị kiến thức về cách chăm sóc mẹ sau sinh là điều cần thiết vừa tốt cho mẹ vừa có lợi cho bé. Chăm sóc sau sinh không chỉ giúp các mẹ sớm hồi phục sau sinh mà còn giúp hạn chế được những rủi ro về sức khỏe mà các mẹ có thể gặp phải trong quá trình hậu sản.

Xem thêm: Cách chăm sóc sau sinh tại nhà tránh các bệnh hậu sản nguy hiểm cho mẹ bỉm sữa

Ngày đăng: 13/03/2023 - Cập nhật lúc 11:09 am , 13/03/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Biên tập viên
Miss Trần Diệp Anh tốt nghiệp Học viện Ngoại Giao, đã từng làm biên tập tại các trang tin điện tử, website chuyên về sức khỏe và tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Miss Diệp Anh giữ nhiệm vụ là Biên tập viên, chuyên viết bài mảng nội dung sức khỏe mẹ và bé trên wikibacsi.com. Với các bài viết được biên tập từ nguồn uy tín, chuyên khoa nước ngoài và phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực này.
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc