Những Dấu Hiệu Sắp Sinh Con So và Thông Tin Cần Biết

Các dấu hiệu sắp sinh con so có thể bắt đầu xuất hiện trước ngày dự sinh ba tuần hoặc sớm hơn. Mặc dù không có cách chính xác dự đoán thời điểm sinh con so, tuy nhiên phụ nữ mang thai có thể tìm hiểu các dấu hiệu, triệu chứng sắp chuyển dạ để có kế hoạch chuẩn bị phù hợp.

dấu hiệu sắp sinh con so
Tìm hiểu các dấu hiệu sắp sinh con so để có kế hoạch chuẩn bị phù hợp 

Những dấu hiệu sắp sinh con so cần biết

Con so là thuật ngữ dân gian chỉ đứa con đầu lòng. Do đó, khi sinh con so, hầu hết các bà mẹ sẽ không có kinh nghiệm mang thai cũng như nhận biết các dấu hiệu sắp sinh. Mặc dù các trải nghiệm sinh con so ở mỗi phụ nữ là khác nhau, tuy nhiên có một số đặc trưng nhận biết dấu hiệu sắp sinh con so, chẳng hạn như:

1. Cổ tử cung mỏng hơn

Cổ tử cung là phần dưới của tử cung. Trước khi chuyển dạ sinh con, cổ tử cung sẽ dài khoảng 3.5 – 4 cm. Tuy nhiên khi sắp để ngày sự sinh, cơ thể sẽ tiết ra prostaglandin, khiến cổ tử cung sẽ trở nên mềm hơn, ngắn hơn và mỏng đi.

Lúc này thai phụ có thể nhận thấy các cơn co thắt nhẹ, bất thường ở cổ tử cung. Em bé cũng sẽ di chuyển xuống vị trí thấp hơn trong ống sinh và sẽ chào đời khi cổ tử cung mỏng tựa như một tờ giấy.

Các dấu hiệu mở rộng cổ tử cung khác bao gồm:

  • Mất chất nhầy âm đạo
  • Tăng tiết dịch âm đạo
  • Có cảm giác như em bé đang tụt xuống trong khung chậu

Quá trình mở rộng và mỏng dần của cổ tử cung có thể mất vài ngày thậm chí và 2 – 3 tuần trước khi cơn chuyển dạ thật sự bắt đầu. Tuy nhiên đôi khi bạn có thể chuyển dạ chỉ sau 14 – 24 giờ đối với phụ nữ sinh con so. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu giãn nở cổ tử cung, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

2. Tăng tiết dịch âm đạo

Trong thời kỳ mang thai, có một lớp dịch nhầy đặc có nhiệm vụ chặn lỗ tử cung để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào tử cung và gây hại cho em bé. Khi mang thai tháng cuối, nút này sẽ bị đẩy vào âm đạo để chuẩn bị cho việc chuyển dạ. Bạn có thể nhận thấy dịch âm đạo có thể có màu trắng trông, hồng, nâu nhạt hoặc hơi có máu. Điều này có thể là dấu hiệu sắp sinh con trong vòng 1 tuần hoặc vài ngày.

dấu hiệu sắp sinh con so trước 1 tuần
Trong tháng cuối của thai kỳ, thai phụ thường sẽ tiết nhiều dịch âm đạo hơn

Tuy nhiên trong trường hợp bạn bị chảy máu âm đạo nhiều như một chu kỳ kinh nguyệt, hãy liên hệ với bác sĩ và đến bệnh viện ngay lập tức. Chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng cần được điều trị cấp cứu.

3. Năng lượng tích cực

Một trong những kinh nghiệm dấu hiệu sắp sinh con so là thức dậy vào buổi sáng, tràn đầy năng lượng và bản năng làm mẹ. Bạn có thể háo hức chuẩn bị đồ đạc, lấp đầy tủ lạnh, sắp xếp nôi, giường, quần áo, trang phục của em bé một cách gọn gàng nhất. Năng lượng này được gọi là bản năng làm mẹ, là một dấu hiệu sắp sinh con so mà hầu hết phụ nữ đều trải qua.

Bản năng làm mẹ có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong thai kỳ, tuy nhiên cảm giác và sự thôi thúc này được cho là xuất hiện mãnh liệt hơn khi cơn chuyển dạ đang đến gần. Bạn có thể làm tất cả những điều cần thiết, tuy nhiên cần dành thời gian nghỉ ngơi và đảm bảo quá trình sinh con diễn ra thuận lợi nhất.

4. Cảm thấy em bé nhẹ dần

Em bé nhẹ hơn xảy ra khi đầu của em bé đang tụt sâu vào xương chậu. Điều này có thể gây thay đổi hình dạng bụng. Sự thay đổi này có thể dấu hiệu chuyển dạ con so và có thể xuất hiện vài giờ hoặc vài tuần trước khi sinh.

dấu hiệu chuyển dạ con so
Trong tuần cuối của thai kỳ, đầu em bé sẽ di chuyển xuống xương chậu, do đem trọng lượng của bé sẽ nhẹ dần

Không có dấu hiệu chính xác để nhận biết tình trạng em bé đang di chuyển xuống phía dưới. Tuy nhiên hầu hết phụ nữ sinh con so sẽ cảm thấy:

  • Dễ thở hơn: Khi em bé rơi vào khung xương chậu, áp lực lên cơ hoành sẽ giảm, do đó thai phụ sẽ thở dễ dàng hơn.
  • Cảm thấy nhiều áp lực hơn: Một khi em bé tụt xuống, bạn có thể cảm thấy áp lực đè nặng lên khung xương chậu. Một số thai phụ cho biết, lúc này giống như có một quả bóng bowling đang kẹt giữa hai chân, điều này dẫn đến thay đổi dáng đi.
  • Tăng tiết dịch: Khi em bé tụt xuống, đầu em bé sẽ đè lên cổ tử cung. Điều này khiến cổ tử cung mỏng dần và giãn ra để bắt đầu quá trình chuyển dạ. Tác động này khiến cổ tử cung tự đào thải chất nhầy bịt kín lỗ mở cổ tử cung và gây tăng tiết dịch.
  • Đi vệ sinh thường xuyên hơn: Đầu xe bé sẽ đè lên bàng quang, điều này có thể khiến thai phụ đi vệ sinh nhiều hơn 10 lần mỗi ngày.
  • Đau vùng chậu: Đầu em bé có trọng lượng tăng lên trong tháng cuối của thai kỳ có thể chèn lên các dây chằng trong xương chậu, dẫn đến đau đớn ở khu vực này. Tuy nhiên đôi khi cơn đau xương chậu có thể là dấu hiệu nhiễm trùng, do đó hãy đến bệnh viện ngay khi bị sốt và chảy máu ở âm đạo.

5. Đau lưng

Nhiều phụ nữ bị đau lưng, đặc biệt là những cơn đau âm ỉ ở lưng dưới khi cơn chuyển dạ sinh con so xuất hiện. Đau lưng có thể kèm theo các cơn co thắt ở các vị trí khác, chẳng hạn như chuột rút ở bụng, đau xương chậu, đùi hoặc bắp chân. Đôi khi thai phụ cũng có thể cảm thấy các khớp bị nới lỏng, đặc biệt là ở vùng xương chậu.

Các dấu hiệu sắp sinh con so có thể khác nhau ở mỗi thai phụ và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên bạn nên có kế hoạch sinh con cũng như theo dõi các dấu hiệu để có biện pháp xử lý phù hợp.

Dấu hiệu chuyển dạ con so sớm

Các dấu hiệu chuyển dạ sớm thường không rõ ràng và thậm chí nhiều thai phụ không thể cảm nhận được quá trình chuyển dạ. Ngay trước khi bạn chuyển dạ, cổ tử cung sẽ mềm ra, mỏng đi và ngắn lại. Thai phụ có thể cảm thấy hơi khó chịu, thậm chí có thể xuất hiện một vài cơn co thắt nhẹ, không đều. Cổ tử cung cũng bắt đầu giãn ra, lúc đầu sẽ diễn ra chậm, nhưng sẽ tiến triển nhanh hơn khi quá trình chuyển dạ tích cực bắt đầu. Thai phụ cũng có thể nhận được một vài cơn co thắt thường xuyên hơn đến sau mỗi 5 đến 15 phút, kéo dài từ 60 đến 90 giây.

kinh nghiệm dấu hiệu sắp sinh con so
Thai phụ có thể cảm thấy khó chịu hoặc đau nhẹ trong thời gian đầu khi bắt đầu chuyển dạ

Chuyển dạ sớm xảy ra khi sinh con so lẫn con rạ với tần suất và mức độ khác nhau. Bạn có thể sinh con trong vài giờ hoặc vài ngày sắp tới. Hãy chú ý đến các dấu hiệu và đến bệnh viện ngay khi các cơn co thắt trở nên dữ dội và đều đặn hơn.

Tuy nhiên, hãy đến bệnh viện ngay khi có máu chảy màu đỏ tươi (không phải màu hồng hoặc nâu nhạt) ở âm đạo hoặc khi bị vỡ nước ối (đặc biệt là khi chất lỏng màu xanh hoặc có mùi hôi). Ngoài ra, nếu bạn nhận thấy em bé ít di chuyển hơn hoặc khi bị sưng tấy hoặc có vấn đề về thị lực, bạn cũng nên đến bệnh viện ngay lập tức.

Làm gì khi có dấu hiệu sắp sinh con so?

Nếu chỉ xuất hiện một số dấu hiệu sắp sinh con so, bạn có thể chưa cần đến bệnh viện. Quá trình chuyển dạ có thể mất nhiều thời gian và sẽ tốt hơn khi bạn nghỉ ngơi ở nhà. Bác sĩ hoặc hộ sinh có thể hướng dẫn các dấu hiệu chuyển dạ tích cực và thời gian nhập viện phù hợp.

Việc nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ con so sẽ giúp thai phụ bình tĩnh và tập trung hơn để đảo bảo quá trình sinh con thuận lợi. Theo dõi các dấu hiệu và sự thay đổi của cơ thể để có kế hoạch xử lý phù hợp.

Bạn cũng có thể cảm thiện các dấu hiệu bằng cách:

  • Đi dạo xung quanh nhà
  • Thử một số kỹ thuật thư giãn hoặc hít thở sâu
  • Thay đổi vị trí cơ thể, nghỉ ngơi
  • Tắm nước ấm

Gọi cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các cơn co thắt mạnh và thường xuyên hơn. Ngoài ra, nếu bị vỡ ối, bạn sẽ sinh con trong vòng vài giờ hoặc 24 giờ tới. Do đó đừng trì hoãn việc đến bệnh viện.

Dấu hiệu sắp sinh con so trong 24h

Quá trình chuyển dạ tích cực sẽ bắt đầu trước khi sinh 1 – 2 ngày. Lúc này cổ tử cung sẽ giản từ 6 – 10 cm để đẩy em bé ra khỏi cơ thể. Lúc này các dấu hiệu chuyển dạ sẽ diễn ra mạnh mẽ, bao gồm:

1. Vỡ nước ối

Túi ối là một màng chất lỏng làm đệm cho em bé bên trong tử cung. Khi bắt đầu quá trình chuyển dạ, màng ối sẽ bị vỡ, tình trạng này được gọi là vỡ ối. Vỡ ối là dấu hiệu sắp sinh con so rõ ràng nhất và em bé sẽ chào đời trong 24 giờ tới.

dấu hiệu sắp sinh con so trong 24h
Sau khi vỡ nước ối, thai phụ sẽ sinh con trong vài giờ hoặc 24 giờ sắp tới

Khi vỡ nước ối, thai phụ sẽ gặp tình trạng chảy một lượng nhỏ chất lỏng không đều hoặc liên tục từ âm đạo. Nếu nhận thấy có nước chảy ra từ âm đạo và bạn không xác định chất lỏng đó là nước ối hay nước tiểu, hãy đến bệnh viện để được hướng dẫn. Bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá sức khỏe của mẹ và bé để có kế hoạch chính xác nhất.

Vỡ túi ối là thời điểm quan trọng. Thời gian chuyển dạ càng lâu sau khi vỡ túi ối thì nguy cơ nhiễm trùng càng lớn. Do đó, nếu bị vỡ ối, thai phụ cần đến bệnh càng sớm càng tốt. Bác sĩ có thể kích thích các cơn co thắt tử cung để quá trình chuyển dạ bắt đầu.

2. Cơn co thắt mạnh và đều đặn

Xuất hiện những cơn co thắt đều đặn và mạnh là dấu hiệu chuyển dạ con so phổ biến. Mặc dù các cơn co thắt có thể xuất hiện khi mang thai ba tháng cuối, tuy nhiên co thắt chuyển dạ thường có một số đặc điểm như:

  • Xuất hiện đều đặn: Cơn co thắt chuyển dạ thật sự sẽ xuất hiện đều đặn hơn, mỗi lần kéo dài khoảng 30 – 70 giây, mỗi lần cách nhau khoảng 5 – 10 phút.
  • Tần suất cơ thắt: Các cơn co thắt chuyển dạ sẽ không kết thúc và tiếp tục diễn ra ngay cả khi thai phụ thay đổi tư thế hoặc vị trí.
  • Mức độ tăng dần: Các cơn co thắt thực sự dần dần trở nên mạnh mẽ và dữ dội hơn.

Chuyển dạ sinh con so có thể kéo dài từ bốn đến tám giờ, đôi khi dài hơn. Hầu hết phụ nữ sẽ giãn ra với tốc độ một cm mỗi giờ. Sau khi vỡ nước ối hoặc các cơn co thắt bắt đầu đều đặn và mạnh hơn, thai phụ nên đến bệnh viện ngay lập tức để được chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Khi mang thai con so, em bé có thể ra đời sớm hơn một chút. Vì vậy, trong ba tháng cuối hãy chuẩn bị đồ đạc, dự trữ tã lót và tìm hiểu các dấu hiệu chuyển dạ. Nhận biết các dấu hiệu chuẩn bị sinh con so sẽ giúp giảm bớt lo lắng cũng như giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 02/03/2023 - Cập nhật lúc 2:01 pm , 02/03/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Biên tập viên
Miss Trần Diệp Anh tốt nghiệp Học viện Ngoại Giao, đã từng làm biên tập tại các trang tin điện tử, website chuyên về sức khỏe và tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Miss Diệp Anh giữ nhiệm vụ là Biên tập viên, chuyên viết bài mảng nội dung sức khỏe mẹ và bé trên wikibacsi.com. Với các bài viết được biên tập từ nguồn uy tín, chuyên khoa nước ngoài và phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực này.
Về tác giả