Sinh con rạ và những kiến thức quan trọng cho mẹ bầu để con khỏe mạnh

Sinh con rạ hay sinh con lần hai thường khiến các mẹ cảm thấy hạnh phúc, thú vị. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu tự hỏi mang thai lần hai có khác gì mang thai lần một. Thực tế, mỗi lần mang thai sẽ mang tới cho mẹ bầu trải nghiệm khác nhau nhưng hiểu rõ về đặc điểm tình trạng của mỗi lần mang thai sẽ giúp mẹ chuẩn bị tốt để chào đón sự xuất hiện của con yêu đến với gia đình.

Sinh con rạ là gì?

Nếu như sinh con so là từ dân gian để chỉ việc sinh đứa con đầu lòng thì sinh con rạ dùng để chỉ sinh con thứ. Theo cách hiểu đơn giản nhất, con so là em bé đầu tiên được sinh ra sau khi vợ chồng kết hôn. Trong các phong tục dân gian, thì con so được trở thành người con trưởng, con rạ là con thứ.

Sinh con rạ là sinh con thứ
Sinh con rạ là sinh con thứ

Mặc dù có thêm em bé trong gia đình là một món quà tuyệt vời với các cặp vợ chồng. Đó không chỉ mang lại niềm vui, tiếng cười mà còn giúp gia đình thêm gắn kết. Nhưng có thêm một thành viên mới cũng khiến nhiều bậc cha mẹ cảm thấy áp lực.

Nhiều vợ chồng cho biết, khi đứa con đầu lòng ra đời, áp lực thời gian tăng lên cho cả bố và mẹ. Khi sinh con thứ hai, áp lực cũng nhân đôi khiến nhiều bậc cha mẹ bận rộn hơn.

Sinh con rạ có những khác biệt gì?

Khi sinh con rạ, các dấu hiệu mà mẹ gặp phải tương đối giống với khi sinh con lần đầu. Tuy nhiên, ở mỗi lần mang thai, các mẹ sẽ lại có những cảm nhận khác nhau. Sau khi sinh con lần đầu, người mẹ có thể lấy lại vóc dáng một cách nhanh chóng, thường vào khoảng bốn đến sáu tuần kể từ sinh. Nhưng khi sinh con rạ, việc lấy lại vóc dáng của người mẹ có thể mất nhiều thời gian hơn.

Về mặt tinh thần, người mẹ có thể cảm thấy khác so với khi mang thai lần đầu. Các mẹ bầu sẽ có thể không có thời gian “tận hưởng” thai kỳ do vẫn cần phải chăm sóc những đứa con khác.

Dấu hiệu sinh con rạ có chút khác biệt khi sinh con soDấu hiệu sinh con rạ có chút khác biệt khi sinh con so
Dấu hiệu sinh con rạ có chút khác biệt khi sinh con so

Trong quá trình sinh con, các mẹ cũng có thể nhận thấy khác biệt trong đó phải kể đến:

  • Các vết sưng xuất hiện sớm hơn có thể là do cơ bụng của bạn đã được kéo dài ra một lần trước đó.
  • Mẹ bầu cảm thấy em bé đạp hoặc di chuyển sớm hơn.
  • Bà bầu cũng có thể bị ốm nghén lần thứ hai ngay cả khi bạn không bị ốm lần mang hai thứ nhất. Nếu đã bị ốm nghén khi mang thai lần thứ nhất, có khả năng bị lại lần thứ hai.
  • Bà bầu có thể có nhiều cơn gò tử cung hơn.
  • Bà bầu có khả năng cảm thấy mệt mỏi hơn.
  • Việc chuyển dạ và sinh nở mất ít thời gian hơn. Đối với các bà mẹ lần đầu, giai đoạn đầu chuyển dạ (giãn cổ tử cung), kéo dài trung bình tám giờ nhưng đối với phụ nữ đã sinh con trước đó, chuyển dạ trung bình là năm giờ. Giai đoạn thứ hai (đẩy và sinh) có thể kéo dài dưới hai giờ, so với ba giờ đối với các bà mẹ lần đầu.

Chuyển dạ khi sinh con thứ nhanh và nhẹ nhàng hơn?

Các bác sĩ khuyên phụ nữ sinh con rạ đến bệnh viện sớm hơn so với những lần mang thai đầu tiên. Nguyên nhân là do việc sinh con có thể diễn ra sớm hơn bạn dự tính. Thông thường, việc sinh con lần hai có thời gian chuyển dạ chỉ bằng một nửa thời gian chuyển dạ của lần một.

Các bác sĩ cũng cho rằng việc sinh con rạ dễ dàng hơn nhiều so với việc sinh con so. Tuy nhiên, nếu em bé ở sai vị trí hoặc em bé có cân nặng lớn, việc sinh con có thể mất nhiều thời gian hơn.

Britni D, người Mỹ, mẹ của một bé 3 tuổi và một bé 1 tuổi cho biết khi sinh bé đầu tiên, thời gian chuyển dạ của cô khá dài. Bởi vậy, cô cũng sẵn sàng cho dạ dài lần hai. Nhưng thực tế, khi cô tới bệnh viện sinh bé thứ hai, cổ tử cung đã mở 5cm và cô sinh bé chỉ chưa đầy 3 giờ sau đó.

Tuy nhiên, Candice Q, người Mỹ, mẹ của một đứa trẻ 12 tuổi và một đứa trẻ 4 tuổi, lại trải qua những lần sinh nở khác nhau. Hai bé của cô cách nhau 8 tuổi và lần sinh thứ hai khiến cô cảm giác như lần sinh đầu tiên. Mặc dù đã biết việc sinh nở lần hai sẽ sớm hơn lần một nhưng Candice Q đã bị nhiễm trùng phổi và việc sinh nở của cô cũng kéo dài hơn. Cô cũng phải ở lại bệnh viện 10 ngày sau đó.

Sinh con rạ thường vào tuần thứ mấy?

Sinh con rạ vào tuần thứ mấy cần dựa vào thời gian dự sinh của bác sĩ. Tuy nhiên, ngày dự sinh này cũng không chính xác 100%. Mẹ bầu có thể sinh sớm hơn hoặc muộn hơn so với ngày dự sinh. Điều này phụ thuộc nhiều vào thể trạng cũng như tâm lý của các bà bầu.

Với những mẹ bầu bình thường, khi có kinh nghiệm sinh con một lần, việc sinh lần hai sẽ sát với ngày dự sinh hơn. Sinh con rạ vào ngày dự sinh hay không không quá quan trọng. Điều quan trọng là các mẹ cần đảm bảo cả mẹ và bé khỏe mạnh.

Thời điểm sinh con rạ tùy thuộc vào nhiều yếu tố
Thời điểm sinh con rạ tùy thuộc vào nhiều yếu tố

Có nhiều người cho rằng việc mang thai và sinh con rạ thường đến sớm hơn. Tuy nhiên, điều này không đúng với mọi trường hợp mà chỉ rơi vào một số ít. Có những mẹ sinh con lần đầu ở tuần thứ 41 nhưng lại sinh con rạ sớm hơn những 6 tuần. Nếu trong trường hợp sinh con lần đầu mẹ sinh non thì có khả năng lần sinh con tiếp theo cũng có thể sinh non.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp sinh con rạ đến muộn hơn so với ngày dự sinh. Mặc dù sinh con thứ hai bị trễ chỉ năm ngày so với ngày dự sinh nhưng điều này cũng khiến các mẹ cảm thấy khó chịu.

Mẹ bầu kiêng cữ gì sau khi sinh con rạ?

Mặc dù việc sinh con thứ có thể dễ dàng hơn so với sinh con đầu lòng, nhưng các mẹ cũng đừng quá chủ quan mà không làm theo hướng dẫn của bác sĩ trong những ngày sau sinh.

Nên thực hiện chế độ ăn lành mạnh, ăn uống đủ chất để mẹ khỏe, có sữa cho con. Ngoài ra nên tránh các loại thực phẩm có tính hàn hay đồ nếp, rau muống, thịt bò,… Nguyên nhân là do các thực phẩm này có thể khiến vết thương sau sinh lâu lành hơn.

Các mẹ có thể áp dụng những kinh nghiệm sinh con lần đầu khi sinh con lần thứ. Tuy nhiên, cần đảm bảo kiêng cữ như ông bà xưa vẫn làm. Việc này vừa giúp đảm bảo mẹ khỏe, vừa giúp bé lớn nhanh hơn.

Đặc biệt, dù sinh con thứ hay sinh con đầu, các mẹ cần đảm bảo giữ tâm lý thoải mái, thư giãn nhất để có thể chăm sóc tốt cho cả mẹ và bé.

Vừa chăm sóc con đầu lòng, vừa sinh con rạ như nào?

Việc sinh con rạ trong khi vẫn phải chăm sóc những đứa trẻ khác khiến nhiều mẹ mệt mỏi, nhất là khi đứa con đầu lòng ít hơn 3 tuổi. Tuy nhiên, với một số gợi ý sau, công việc của bạn có thể nhẹ nhàng hơn.

  • Hãy nhờ người thân hoặc bạn bè chăm sóc những đứa trẻ khác trong một vài ngày bạn sinh con rạ.
  • Nếu gặp khó khăn trong việc ru con ngủ, hãy cùng bàn bạc với chồng để luyện cho bé cách tự ngủ để có thể tập trung chăm sóc trẻ sơ sinh.
  • Nếu bé đã đủ tuổi đi nhà trẻ, hãy đăng ký ăn bán trú trong một thời gian để bạn có thể tập trung chăm sóc bé sơ sinh nhiều hơn.
  • Các mẹ có thể đọc một số cuốn sách hướng dẫn cách chăm con trước khi sinh vài tuần. Các hướng dẫn chi tiết có thể giúp bạn quản lý các công việc nhà cũng như chăm sóc các con tốt hơn trong thời gian sinh con.
Vừa chăm con đầu lòng vừa sinh con thứ có thể khiến mẹ mệt mỏi
Vừa chăm con đầu lòng vừa sinh con thứ có thể khiến mẹ mệt mỏi
  • Nếu là một bà nội trợ, bạn có thể dành thời gian cho chính mình bằng cách gửi cho cho ông bà hoặc nhà trẻ và đi dạo, đi cà phê với bạn bè. Việc này cũng giúp các mẹ thư giãn hơn và sớm lấy lại tinh thần khi quá mệt mỏi với việc chăm con.
  • Nếu bạn vẫn phải đi làm, hãy xin nghỉ một ngày/ nửa ngày hoặc vài giờ mỗi vài tuần để có thể vừa chăm sóc bé, vừa để thư giãn cho bản thân.
  • Các mẹ có mua sắm trực tuyến để giảm căng thẳng. Việc mua sắm trực tuyến cũng có thể giúp bạn tìm được những sản phẩm hữu ích cho con mà không mất quá nhiều thời gian đi ra ngoài.
  • Các mẹ sau khi sinh con rạ cũng nên đi ngủ sớm. Mặc dù có một số nghiên cứu cho thấy sau khi sinh con, việc ngủ sớm có thể khó khăn hơn với các mẹ. Nhưng những giấc ngủ ngon có thể tạo ra sự khác biệt trong tinh thần của mẹ, giúp mẹ chăm sóc con tốt hơn trong ngày hôm sau.

Trên đây là những thông tin về sinh con rạ và những kiến thức cho mẹ bầu trong những lần mang thai tiếp theo. Mang thai lần nào cũng sẽ rất nguy hiểm và có nhiều vấn đề cần phải quan tâm. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không cần suy nghĩ quá nhiều, nên giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ và có sự chuẩn bị thật tốt cho cuộc sống gia đình, để khi sinh con tiếp theo không gặp phải các vấn đề khó khăn.

Ngày đăng: 15/06/2023 - Cập nhật lúc 1:23 pm , 15/06/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Biên tập viên
Miss Trần Diệp Anh tốt nghiệp Học viện Ngoại Giao, đã từng làm biên tập tại các trang tin điện tử, website chuyên về sức khỏe và tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Miss Diệp Anh giữ nhiệm vụ là Biên tập viên, chuyên viết bài mảng nội dung sức khỏe mẹ và bé trên wikibacsi.com. Với các bài viết được biên tập từ nguồn uy tín, chuyên khoa nước ngoài và phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực này.
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc