10 Cách Chữa Nổi Mề Đay Ở Trẻ Em Hiệu Quả Tại Nhà

Có nhiều cách chữa nổi mề đay ở trẻ em như dùng thảo dược, áp dụng mẹo trị bệnh tại nhà từ dân gian hay sử dụng thuốc bác sĩ kê đơn. Chúng có tác dụng giảm ngứa, ngăn chặn sự hình thành của các mảng phát ban mới. Tuy nhiên, khi thực hiện cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề nhất định để bệnh của trẻ được chữa khỏi nhanh hơn.

10 cách chữa nổi mề đay ở trẻ hiệu quả

Nổi mề đay là hiện tượng thường gặp ở trẻ em. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của bé còn non yếu nên rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với các tác nhân có hại khiến da bị nổi ban đỏ, ngứa ngáy khó chịu.

cách chữa nổi mề đay ở trẻ
Những cách chữa nổi mề đay ở trẻ cho hiệu quả tốt và có tính an toàn cao thường được các mẹ lựa chọn

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, trẻ bị nổi mề đay có thể được điều trị tại nhà hoặc dùng thuốc bác sĩ kê đơn. Các phương pháp trị mề đay cho bé đang được áp dụng phổ biến nhất gồm:

1. Cách trị nổi mề đay tại nhà cho trẻ em bằng chườm lạnh

Phương pháp chườm lạnh được nhiều mẹ áp dụng để cải thiện cơn ngứa và các cảm giác khó chịu do bệnh mề đay gây ra cho bé. Nhiệt độ thấp từ đá chườm sẽ khiến cho các mạch máu bị co lại, qua đó giảm thiểu sự tích tụ của các chất độc hại dưới làn da bé, ngăn ngừa sự hình thành của các mảng phát ban mới.

Ngoài ra, chườm lạnh còn có tác dụng gây tê vùng da bị bệnh và các dây thần kinh trong thời gian ngắn. Điều này có thể giúp bé giảm bớt cảm giác ngứa ngáy trên vùng da bị ảnh hưởng.

Các bước thực hiện:

  • Trước tiên, mẹ lấy vài cục đá lạnh bỏ vào trong túi chườm chuyên dụng
  • Áp túi đá lên khu vực bị nổi mề đay trên da bé
  • Sau khoảng 3 phút, di chuyển túi đá chườm sang vị trí khác để tránh cho da bé bị lạnh quá mức
  • Lần lượt chườm lạnh qua lại giữa các vị trí trong khoảng 15 – 20 phút để bé dễ chịu hơn.

*Lưu ý:

  • Phương pháp chườm lạnh chỉ thích hợp cho trẻ bị nổi mề đay trên diện tích da nhỏ. Không áp dụng khi bé bị ngứa nổi mề đay khắp người.
  • Tránh chườm trực tiếp đá lạnh lên da bé khiến trẻ có nguy cơ bị bỏng nhiệt cao.
  • Ngoài cách chườm đá, các mẹ có thể nhúng khăn vào trong nước lạnh, vắt cho khăn ráo bớt nước rồi đắp lên da bé. Với cách này, khăn chườm không bị lạnh quá mức nên nhiều bé sẽ dễ tiếp nhận hơn.

2. Chữa nổi mề đay ở trẻ em bằng bài thuốc từ lá tía tô

Cách trị nổi mề đay tại nhà bằng cho trẻ bằng lá tía tô cũng đang được nhiều mẹ rỉ tai nhau áp dụng. Y học cổ truyền ghi nhận, thảo dược này có tính ấm, giúp sát khuẩn, giảm ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng cho vùng da bị nổi mề đay.

Nghiên cứu hiện đại cũng phát hiện ra, trong lá tía tô chứa nhiều tinh dầu với thành phần chính là flavonoid, acid rosmarinic, acid caffeic cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất khác. Chúng có tác dụng chống oxy hóa, diệt khuẩn, bảo vệ các tế bào da khỏe mạnh, đồng thời tiêu diệt vi khuẩn, giảm nhanh cơn ngứa, giúp các mảng ban đỏ trên da bé nhanh lặn.

Cách trị mề đay cho trẻ em tại nhà bằng lá tía tô
Cách trị mề đay cho trẻ em tại nhà bằng lá tía tô giúp bé giảm nhanh cơn ngứa và kích thích tái tạo da
  • Tắm cho bé bằng nước lá tía tô: Rửa sạch 1 nắm lá tía tô và ngâm nước muối loãng 15 phút. Sau đó, mẹ đun sôi 2 lít nước và cho lá tía tô vào nấu trong 5 phút nữa. Cuối cùng, thêm vào 1 thìa cà phê muối, hòa tan rồi tắt bếp. Để nước nguội lấy tắm rửa, vệ sinh vùng da bị bệnh của bé 1 – 2 lần trong ngày.
  • Đắp lá tía tô: Với cách này, mẹ chỉ cần xay nhuyễn một nắm lá tía tô đã được rửa sạch với vài hạt muối. Đắp hỗn hợp lên vùng da bị ảnh hưởng của bé.
  • Chườm lá tía tô nóng: Lá tía tô bỏ vào chảo, sao nóng, bọc vào trong một miếng vải mỏng chườm trực tiếp lên vùng da bị nổi mề đay. Áp dụng 2 – 3 lần trong ngày để trẻ bớt ngứa.

3. Trị nổi mề đay ở trẻ em tại nhà bằng trà xanh

Lá trà xanh chứa các hoạt chất chống oxy hóa mạnh, bao gồm Flavonoid hay EGCG. Chúng có tác dụng kháng viêm, giảm hiện tượng phù nề ở các vết phát ban, đồng thời giảm ngứa, làm sạch và bảo vệ da bé khỏi biến chứng nhiễm trùng.

  • Tắm nước lá trà: Dùng 200g lá trà tươi rửa sạch, vò nhẹ. Bỏ lá vào ấm nấu sôi với 3 lít nước trong 5 phút. Để trị nổi mề đay cho bé, mẹ hãy lấy nước vừa nấu pha loãng với một ít nước sạch và 1 thìa cà phê muối để tắm rửa hàng ngày cho trẻ.
  • Đắp túi trà lạnh: Ngoài cách trên, bạn có thể dùng trà xanh ở dạng túi lọc để chữa mề đay cho trẻ tại nhà. Sau khi hãm trà, hãy bỏ túi bã vào trong ngăn đông vài phút để làm lạnh, đắp lên vùng da bé có vết mề đay trong 10 phút.

4. Mẹo chữa nổi mề đay ở trẻ bằng lá khế

Lá khế chua được dân gian sử dụng như một loại thuốc trị mề đay cho trẻ em. Nguyên liệu này có tác dụng ngăn chặn tình trạng dị ứng da, giảm ngứa và cải thiện các triệu chứng khác liên quan đến bệnh mề đay cho trẻ. Cùng với đó, hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào có trong lá còn hoạt động bằng cách kháng viêm, bảo vệ và kích thích tái tạo các tế bào da bị tổn thương.

cách trị mề đay cho trẻ em
Trong dân gian, lá khế được sử dụng làm thuốc đắp hay nấu nước tắm chữa nổi mề đay cho trẻ em

Các bước sử dụng:

  • Trước tiên, mẹ cần chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, đem rửa cho sạch tạp chất.
  • Bỏ lá vào cối giã nát chung với vài hạt muối ăn.
  • Làm sạch khu vực bị nổi mề đay trên da bé rồi đắp hỗn hợp vừa giã lên da 20 phút.
  • Kết hợp nấu nước lá khế tắm rửa hàng ngày sẽ giúp các vết mề đay nhanh lặn.

5. Lá trầu không điều trị mề đay cho trẻ

Thêm một cách trị nổi mề đay tại nhà cho trẻ an toàn các mẹ có thể tham khảo đó lá dùng lá trầu không. Thảo dược này chứa các chất có khả năng diệt khuẩn, giảm ngứa, tiêu sưng tự nhiên nên được dùng trong điều trị viêm da cơ địa, nổi mẩn ngứa, viêm da dị ứng và cả chứng nổi mề đay trên da ở trẻ em hay phụ nữ mang thai.

Cách sử dụng:

  • Tắm rửa cho bé bằng nước lá trầu: Mẹ lấy 7 – 10 lá trầu không rửa sạch, vò nát. Đem lá nấu chung với 2 lít nước và 1 thìa cà phê muối. Gạn nước lá trầu ra chậu, pha thêm nước nguội vào để tắm cho trẻ.
  • Bôi nước cốt: Lá trầu rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt. Thoa nước lá trầu lên vùng da cần điều trị và để khoảng 20 phút mới rửa sạch lại da cho bé. Áp dụng ngày 2 – 3 lần.

6. Nước muối giảm ngứa, chống nhiễm khuẩn cho trẻ bị nổi mề đay

Cách chữa nổi mề đay ở trẻ bằng nước muối mang đến nhiều tác dụng tích cực. Với đặc tính sát khuẩn mạnh, nước muối giúp làm dịu nhanh cơn ngứa bằng cách tiêu diệt vi khuẩn, virus hay nấm và ức chế phản ứng viêm dưới da. Với những lợi ích tuyệt vời trên, mẹ có thể tận dụng nước muối để tắm rửa hay vệ sinh da cho bé nhằm đẩy lùi các triệu chứng của bệnh nổi mề đay một cách tự nhiên.

cách chữa nổi mề đay ở trẻ hiệu quả bằng nước muối
Nước muối có đặc tính sát trùng mạnh nên giúp cải thiện các triệu chứng bệnh mề đay ở trẻ.

Các bước thực hiện:

  • Bỏ 2 – 3 thìa muối vào trong chậu nước tắm của bé
  • Khuấy cho muối tan hoàn toàn
  • Dùng nước vừa pha tắm rửa toàn thân hay vệ sinh da cho trẻ.

*Lưu ý: Tránh pha nước muối quá đặc khiến da bé bị kích ứng, tổn thương.

7. Cách trị mề đay cho trẻ em bằng bột yến mạch

Dùng bột yến mạch là cách trị nổi mề đay tại nhà cho trẻ đang được nhiều mẹ tin dùng. Thực phẩm này có đặc tính kháng viêm, sát trùng tự nhiên, giúp xoa dịu cảm giác ngứa ngáy khó chịu trên da bé. Khi tiếp xúc với bề mặt da, các thành phần vitamin và khoáng chất trong bột yến mạch cũng nhanh chóng thẩm thấu vào sâu bên trong, giúp tái tạo và phục hồi vùng da bị tổn thương, làm tăng sức đề kháng cho làn da của trẻ.

  • Trẻ bị nổi mề đay toàn thân: Lấy 100g bột yến mạch hòa vào nước tắm và cho bé ngâm mình trong nước khoảng 15 phút. Cuối cùng tắm lại bằng nước sạch.
  • Nổi mề đay trên mặt: Trường hợp bệnh mề đay ảnh hưởng đến da mặt, bạn có thể hòa bột yến mạch với một ít sữa tươi không đường cho hơi sền sệt. Sau đó, thoa một lớp mỏng lên da mặt của bé và để trong 20 phút. Cảm giác kích ứng và ngứa ngáy trên da sẽ được xoa dịu đáng kể.

8. Bài thuốc chữa bệnh mề đay cho trẻ từ cây chó đẻ

Cây chó đẻ trong dân gian còn có tên gọi khác là diệp hạ châu. Cây có khả năng tiêu viêm, thải độc, giảm ngứa nên được tin dùng trong điều trị bệnh nổi mề đay ở trẻ em và nhiều vấn đề khác về sức khỏe.

  • Cách 1: Rửa sạch 100g cây chó đẻ rồi đem giã nát. Đắp thuốc lên vùng da bị bệnh của bé và dùng băng y tế giữ cố định trong 15 – 20 phút. Thực hiện 1 – 2 lần trong ngày.
  • Cách 2: Nấu nước cây chó đẻ tắm rửa để làm sạch da, giảm ngứa cho bé.

9. Mẹo trị mề đay cho trẻ em bằng lá kinh giới

Trong dân gian, cách chữa mề đay ở trẻ bằng lá kinh giới cũng được áp dụng khá rộng rãi. Tương tự như lá tía tô, cây kinh giới chứa nhiều tinh dầu có tác dụng gây tê, giảm ngứa, sát trùng và ngăn ngừa bội nhiễm cho da bé.

cách điều trị nổi mề đay cho trẻ em bằng lá kinh giới
Lá kinh giới là một vị thuốc chữa nổi mề đay an toàn cho trẻ em

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá và ngọn non của cây kinh giới
  • Rửa sạch lá, bỏ vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước.
  • Để nguội rồi lấy nước lá kinh giới tắm rửa cho trẻ.

10. Điều trị nổi mề đay cho trẻ bằng thuốc bác sĩ kê đơn

Trường hợp không đáp ứng được với những cách trị nổi mề đay dân gian, bạn nên đưa bé đi khám để xác định rõ nguyên nhân và được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả hơn cho trẻ.

Một số loại thuốc có thể được bác sĩ kê đơn để cải thiện các triệu chứng khó chịu cho bé. Bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc này có tác dụng giảm ngứa, ức chế phản ứng dị ứng dưới da bằng cách làm giảm hoạt động của histamin. Thường được chỉ định là Cetirizine hay Chlorpheniramine,… Thuốc kháng histamin có thể được bào chế dưới dạng viên nang, viên nén, dung dịch uống hay kem bôi ngoài da.
  • Corticosteroids: Nhóm thuốc này được chỉ định nhằm mục đích giảm hiện tượng sưng đỏ, ngứa ngáy trên da. Thuốc Corticosteroids có dạng bôi hoặc uống. Do có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, bạn chỉ nên dùng loại thuốc này để trị mề đay ở trẻ trong thời gian ngắn. Tránh tự ý lạm dụng khi không được bác sĩ kê đơn.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Bao gồm Cyclosporine, Tacrolimus hay Mycophenolate,… Thuốc có tác dụng ức chế phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch, qua đó ngăn ngừa và cải thiện các triệu chứng của bệnh mề đay cho trẻ.

Lưu ý khi trị mề đay cho trẻ em

Để đạt được hiệu quả nhanh hơn, khi áp dụng những cách chữa nổi mề đay ở trẻ cha mẹ cần lưu ý:

  • Loại bỏ sớm các yếu tố nguy cơ gây bệnh cho bé. Tránh để trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng nổi mề đay như phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất, khói thuốc lá, côn trùng, nấm mốc, ánh nắng mặt trời…
  • Không cho bé sử dụng các thức ăn hay dùng sữa chứa chất gây dị ứng cho bé.
  • Nếu tình trạng nổi mề đay ở trẻ có liên quan đến việc dùng thuốc. Hãy trao đổi với bác sĩ để được thay đổi loại thuốc khác an toàn hơn.
  • Thường xuyên quét dọn, lau chùi nhà cửa và phòng ngủ của bé. Các đồ dùng cá nhân của trẻ như chăn, màn, vỏ gối, khăn tắm, quần áo… cũng cần được giặt sạch và phơi ngoài nắng to trước khi sử dụng lại để ngăn ngừa nấm mốc phát triển.
  • Không để bé gãi lên vùng da bị ngứa gây tổn thương, nhiễm trùng và để lại nhiều do chứng trên da.
  • Cho bé mắc quần áo rộng rãi, thoáng mát để không gây cọ sát vào vùng da bị bệnh khiến tổn thương lâu lành.
  • Khuyến khích bé uống nhiều nước để đào thải độc tố cho da. Ngoài ra, cần chú ý tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C trong thực đơn để tăng cường khả năng miễn dịch, giúp nâng cao hiệu quả của cách chữa nổi mề đay ở trẻ đang áp dụng.

Có thể bạn chưa biết:

Ngày đăng: 26/05/2023 - Cập nhật lúc 12:20 am , 26/05/2023
Nguồn tham khảo
Biên tập viên
Miss Trần Diệp Anh tốt nghiệp Học viện Ngoại Giao, đã từng làm biên tập tại các trang tin điện tử, website chuyên về sức khỏe và tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Miss Diệp Anh giữ nhiệm vụ là Biên tập viên, chuyên viết bài mảng nội dung sức khỏe mẹ và bé trên wikibacsi.com. Với các bài viết được biên tập từ nguồn uy tín, chuyên khoa nước ngoài và phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực này.
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc