Cách Trị Mụn Cóc Ở Tay Tại Nhà

Một số cách trị mụn cóc ở tay tại nhà rất dễ áp dụng và có thể giúp tiêu diệt được các nốt mụn nhỏ mới hình thành. Dưới đây là 7 mẹo chữa mụn cóc ở tay hay nhất cho bạn.

7 cách trị mụn cóc ở tay tại nhà

Mụn cóc tuy không gây hại nhưng khi chúng xuất hiện trên đôi bàn tay của bạn sẽ làm mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Loại mụn này có hình dáng là những nốt u nhú sần sùi, gây đau và ngứa cộm. Những mụn này rất dễ lây lan và đôi khi còn mọc thành chùm, tập trung chủ yếu ở vùng lòng bàn tay, ngón tay và các kẽ ngón, kẽ móng.

Nguyên nhân gây mụn cóc ở tay chính là sự xâm nhập của virus HPV qua những vết trầy xước trên da. Việc vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, môi trường sinh hoạt bị ô nhiễm cũng khiến mụn cóc phát triển nhanh chóng. Vì vậy, bạn cần phải có những cách trị mụn cóc ở tay dứt điểm ngay từ khi nốt mụn mới hình thành để tránh tình trạng mụn mọc thêm ở những vị trí khác trên cơ thể.

Dưới đây là 7 cách trị mụn cóc ở tay đơn giản, dễ áp dụng:

1. Mẹo chữa mụn cóc ở tay bằng tỏi

Từ lâu, tỏi đã được dân gian sử dụng như một phương thuốc trị mụn cóc ở tay. Loại củ này chứa nhiều lưu huỳnh và các hoạt chất như azooene hay diallil-trisulfide,… Chúng có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, chống nhiễm trùng, ngăn chặn sự phát triển và ăn sâu của chân mụn cóc.

Đặc biệt, thành phần allicin được tìm thấy trong tỏi còn có khả năng ức chế hoạt động của virus HPV – thủ phạm gây mụn cóc ở tay. Chất này cũng giúp làm tăng sức đề kháng cho da, giảm nguy cơ bị viêm da, nhiễm trùng da.

cách trị mụn cóc ở tay tại nhà bằng tỏi
Tỏi chứa lưu huỳnh và allicin có tác dụng tiêu diệt virus HPV, loại bỏ mụn cóc ở tay

  • Đắp tỏi tươi: Bạn lấy củ tỏi lột sạch vỏ, dùng dao bào thành những lát mỏng. Đắp trực tiếp lát tỏi lên trên nốt mụn cóc và dùng gạc y tế băng cố định lại trong vài tiếng. Sau đó mở ra, để da khô tự nhiên rồi đắp thêm một miếng tỏi khác vào. Áp dụng cách này trong 2 – 3 tuần liên tục để chân mụn cóc bị tiêu diệt hoàn toàn.
  • Bôi nước cốt tỏi: Giã tỏi lấy nước cốt rồi thoa lên nốt mụn cóc ở tay. Thực hiện vài lần mỗi ngày trong một thời gian để thấy được hiệu quả.
  • Tỏi kết hợp với mật ong: Giã nát tỏi lấy nước cốt rồi trộn chung với mật ong theo tỷ lệ 1:1. Thoa hỗn hợp này lên da và để ít nhất 20 phút. Thực hiện hàng ngày cho đến khi nốt mụn cóc trên tay biến mất.

2. Bí quyết trị mụn cóc ở tay bằng vỏ chuối

Nhiều người khá ngạc nhiên khi biết được rằng vỏ chuối cũng có tác dụng trị mụn cóc ở tay. Nguyên liệu này giàu vitamin nhóm B (B6, B12), kali, sắt, kẽm, magie hay lutein không thua kém gì thịt quả. Chúng có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, virus gây bệnh và làm nhanh lành tổn thương trên da.

Chính vì vậy, sau khi ăn chuối bạn không nên vứt bỏ đi. Hãy giữ lại phần này và tận dụng để trị mụn cóc ở chân, tay hay bất kì vị trí nào trên cơ thể.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu gồm vỏ chuối chín, một ít muối và nước ấm
  • Trước tiên, bạn hãy hòa tan muối với nước ấm và ngâm tay vào khoảng 20 phút cho chân mụn cóc mềm hơn.
  • Dùng cục đá mài chà nhẹ để loại bỏ bớt da chế và phần đầu sần sùi của mụn cóc. Rửa sạch lại và để mụn khô tự nhiên.
  • Dùng kéo cắt vỏ chuối với kích thước vừa đủ để che đi nốt mụn
  • Đặt vỏ chuối lên sao cho lớp màu trắng bên trong tiếp xúc với nốt mụn. Lấy gạc y tế băng lại để giữ vỏ chuối trên da được lâu hơn.
  • Với cách trị mụn cóc ở tay tại nhà bằng vỏ chuối, bạn nên thực hiện mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Để qua đêm cho các hoạt chất thẩm thấu và phát huy hiệu quả. Sáng hôm sau mới gỡ ra.

3. Điều trị mụn cóc ở tay bằng lá tía tô

Lá tía tô được xem là cứu cánh cho nhiều người bị mụn cóc ở tay. Phân tích thành phần của thảo dược này các nhà nghiên cứu ghi nhận, lá tía tô chứa hàm lượng Limonene và Perillaldehyde phong phú. Đây là các hợp chất có tác dụng tích cực trong việc ức chế quá trình phân chia tế bào của vi khuẩn HPV.

Bên cạnh đó, tía tô còn có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, ức chế phản ứng viêm phát triển ở khu vực bị nổi mụn. Sử dụng lá theo đường uống hay đắp ngoài da cũng có tác dụng kích thích lưu thông máu đến khu vực bị nổi mụn cóc ở tay, làm tăng tốc độ tái tạo tế bào mới để tổn thương nhanh được chữa lành.

cách trị mụn cóc ở tay tại nhà bằng lá tía tô
Lá tía tô được nhiều người sử dụng như một phương thuốc tự nhiên, giúp điều trị mụn cóc ở tay tại nhà

Cách 1: Uống và thoa nước cốt lá tía tô nguyên chất

  • Chuẩn bị 200g lá tía tô đem rửa cho sạch sẽ và ngâm trong nước muối pha loãng
  • Xay nhuyễn lá với 1 ly nước
  • Sử dụng rây hay miếng vải mỏng để lọc lấy nước cốt lá tía tô
  • Chia lượng nước thu được thành hai phần đều nhau. Một phần dùng để uống, phần còn lại lấy bôi lên nốt mụn cóc nhiều lần trong ngày.
  • Bạn cũng có thể giữ lại bã lá tía tô để làm thuốc đắp trị mụn cóc ở tay. Chú ý quấn băng gạc để giữ cố định lá trên vùng bị ảnh hưởng trong một bài tiếng.

Cách 2: Kết hợp lá tía tô với kem đánh răng

  • Chuẩn bị 2 – 3 lá tía tô và một ít kem đánh răng
  • Giã nát lá, lọc lấy nước cốt bỏ vào trong một cái chén sạch
  • Thêm vào một ít kém đánh răng, trộn đều thành một hỗn hợp sền sệt.
  • Thoa kem vừa chế lên nốt mụn cóc mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ. Để qua đêm và rửa sạch lại vào sáng hôm sau.
  • Áp dụng trong 3 – 4 tuần liên tục để nốt mụn cóc dần thu nhỏ lại.

4. Mẹo chữa mụn cóc ở tay bằng nha đam

Thêm một cách trị mụn cóc ở tay tại nhà dễ áp dụng để bạn tham khảo đó là dùng nha đam. Thảo dược này thường được người dân trồng làm cảnh và lấy lá để ăn, nấu nước uống hay làm thuốc chữa bệnh. Nha đam được sử dụng để khắc phục nhiều vấn đề về da như nám, tàn nhang, mụn trứng cá, sạm da, hắc lào, viêm da và cả mụn cóc.

Đối với các trường hợp bị mụn cóc ở tay, nha đam được dùng chủ yếu theo hình thức thoa, đắp bên ngoài. Nguyên liệu này cung cấp thành phần axit malic có khả năng làm sạch tế bào chết, kháng khuẩn, ức chế virus HPV. Khi được sử dụng tại chỗ, các dưỡng chất có trong nha đam cũng thẩm thấu vào sâu bên trong và đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào mới thế chỗ cho các mô bị hư tổn.

Trong dân gian hiện đang lưu truyền 2 cách trị mụn cóc bằng nha đam như sau:

Cách 1: Thoa gel nha đam

  • Lá nha đam đem rửa sạch
  • Cắt lá theo chiều ngang và hứng lấy phần gel chảy ra
  • Bôi gel nha đam lên nốt mụn cóc ở tay và để khô tự nhiên
  • Có thể thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày tiêu diệt virus và nhanh chóng loại bỏ được hết chân mụn cóc.

Cách 2: Đắp nha đam

  • Lá nha đam sau khi rửa sạch, bạn cắt lấy 1 lát mỏng
  • Đắp lên khu vực có nốt mụn cóc và giữ cố định trong 30 phút
  • Cuối cùng làm sạch lại da bằng nước ấm.

Cách 3: Kết hợp nha đam với lá tía tô

  • Chuẩn bị 1 nhánh nha đam và 3 lá tía tô
  • Nha đam gọt vỏ, lấy một ít ruột bên trong đem xay nhuyễn cùng lá tía tô.
  • Thoa hỗn hợp vừa xay lên khu vực có nốt mụn và để qua đêm, giúp các dưỡng chất trong thảo dược phát huy hiệu quả tối ưu.

5. Điều trị mụn cóc bằng giấm táo

Giấm táo chứa hàm lượng cao acid salicylic. Chất này có tác dụng ức chế hoạt động của virus HPV, đồng thời làm bong tróc tế bào chết và lớp da bị nhiễm trùng ra ngoài một cách tự nhiên.

Bạn có thể tìm mua giấm táo vệ tự trị mụn cóc ở tay tại nhà đối với các nốt mụn có kích thước nhỏ, chân mụn chưa ăn sâu vào trong. Nguyên liệu này thường được bày bán tại các cửa hàng thực phẩm hay siêu thị.

cách trị mụn cóc ở tay tại nhà bằng giấm táo
Giấm táo cung cấp axit hữu cơ giúp tiêu diệt mụn cóc ở tay

Cách sử dụng:

  • Pha loãng giấm táo với nước theo tỷ lệ 2:1. Giấm táo nguyên chất chứa nồng độ axit khá mạnh nên có thể gây hại cho da khi sử dụng trực tiếp.
  • Ngâm nước ấm để làm mềm mụn cóc rồi dùng bông gòn thấm hỗn hợp đắp lên đầu mụn.
  • Dùng băng y tế dán để giữ cố định bông gòn trên mụn cóc trong 3 – 4 tiếng mới gỡ ra. Chống chỉ định cách này cho vùng da có vết thương hở.
  • Áp dụng mỗi ngày 1 lần để nốt mụn cóc trên tay dần bị thu nhỏ.

6. Cách trị mụn cóc ở tay hiệu quả từ vôi

Cách trị mụn cóc ở tay tại nhà bằng vôi đã được lưu truyền và áp dụng trong dân gian từ rất lâu đời. Bạn có thể sử dụng vôi ăn trầu để làm thuốc bôi ngoài nốt mụn giúp tiêu diệt virus và làm chết chân mụn. Tuy nhiên, cách này không thích hợp cho trẻ em. Các trường hợp khác nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

Cách 1: Dùng vôi ăn trầu nguyên chất

  • Chuẩn bị vôi ăn trầu, cồn 90 độ và đồ bấm móng tay
  • Trước tiên, bạn hãy nhúng đồ bấm móng tay vào trong cồn 90 độ hoặc đun sôi để tiệt trùng.
  • Làm sạch vùng da cần điều trị bằng nước muối sinh lý
  • Lấy kim bấm móng tay cắt tỉa bớt phần đầu mụn cóc.
  • Bôi một ít vôi trực tiếp vào nhân mụn và để khô tự nhiên.
  • Sau đó rửa lại bằng nước sạch.
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần đến khi mụn cóc bị tiêu diệt hoàn toàn.

Cách 2: Kết hợp vôi với xà phòng

  • Trộn vôi với xà phòng theo tỷ lệ 1:1
  • Vo tròn hỗn hợp trên thành hạt nhỏ sao cho vừa bằng với đầu mụn cóc
  • Đắp lên nốt mụn và giữ cố định khoảng 10 phút rồi bỏ ra, rửa sạch tay
  • Cuối cùng, bạn lấy thuốc đỏ thoa lên nốt mụn để ngăn ngừa nhiễm trùng.

7. Sử dụng miếng dán trị mụn cóc ở tay

Nhiều người sử dụng miếng dán để chữa mụn cóc. Chúng được bổ sung thành phần Acid Salicylic kết hợp với một số loại tá dược khác có tác dụng phá hủy lớp sừng bên ngoài mụn cóc, tiêu diệt virus, làm mềm mụn và kích thích chân mụn bong tróc ra ngoài.

cách trị mụn cóc ở tay tại nhà bằng miếng dán
Sử dụng miếng dán trị mụn cóc ở tay là một phương pháp đơn giản, tiện lợi

Cách dùng miếng dán trị mụn cóc cũng khá đơn giản:

  • Bạn rửa tay cho sạch sẽ, lau khô
  • Sau đó bóc miếng dán dính lên trên nốt mụn theo hướng dẫn in trên bao bì.
  • Lưu lại miếng dán trên da từ 1 đến vài ngày tùy theo chỉ định của nhà sản xuất. Trong thời gian này, tránh để miếng dán tiếp xúc với nước làm giảm hiệu quả của sản phẩm.

Lưu ý khi trị mụn cóc ở tay tại nhà

Những cách trị mụn cóc ở tay tại nhà có thể cho hiệu quả tốt với các nốt mụn nhỏ. Tuy nhiên, bạn cần phải kiên trì thực hiện để thấy được hiệu quả. Do có tác dụng chậm, các mẹo trị bệnh tự nhiên thường không thể giúp loại bỏ được những mụn có kích thước to hoặc chân mụn đã ăn sâu vào trong. Trường hợp này, bạn nên đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị mụn cóc hoặc áp dụng các thủ thuật như đốt mụn, tiểu phẫu nạo bỏ…

Trong quá trình chữa mụn cóc ở tay tại nhà cần lưu ý:

  • Không dùng vật sắc nhọn để cắt hay cậy chân mụn. Hành động này có thể gây chảy máu, tổn thương cho các mô lành xung quanh dẫn đến sự hình thành của sẹo hoặc làm virus HPV lây lan.
  • Thường xuyên rửa tay với xà phòng tiệt trùng để khu vực bị mụn luôn sạch sẽ, khô ráo
  • Sử dụng riêng dụng cụ cá nhân, nhất là đồ dùng bấm móng tay để tránh lây lan mầm bệnh cho người khác.
  • Theo dõi nốt mụn thường xuyên để đánh giá được kết quả điều trị. Nếu nốt mụn cóc ở tay vẫn phát triển to hơn hoặc ăn sâu vào trong da, bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng: 14/06/2023 - Cập nhật lúc 11:30 am , 27/06/2024
Nguồn tham khảo
Chuyên khoa
Bệnh học tham khảo
Điều trị tham khảo
Bài thuốc tham khảo
    Triệu chứng tham khảo
    Dinh dưỡng tham khảo
    Câu hỏi tham khảo
    Trị mụn cóc bằng nước miếng là phương pháp dân gian nghe có vẻ không hợp lý, nhưng quả thực nó mang lại những hiệu quả khá tuyệt vời. Để hiểu hơn về công dụng và cơ chế tác động mà nước miếng mang lại trong điều trị mụn cóc, bạn hãy đọc bài viết […]
    Hỏi: Mụn cóc có lây không và nguy hiểm như thế nào đối với người bị bệnh? Em bị mụn cóc ở tay mấy tháng nay, em làm rất nhiều cách nhưng mụn vẫn không hết. Nếu có thể lây thì mụn cóc lây nhiễm qua đường nào vậy ạ và em cần phải làm […]
    Chuyên gia
    • Thạc sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn có nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vấn đề da liễu cho phụ nữ và trẻ nhỏ. Nhiều bệnh nhân tỏ ra yêu mến và nhận xét bác sĩ Nhàn có thái độ chăm sóc, khám chữa bệnh tận tâm, luôn niềm nở và nhẹ nhàng…

    Xem tiếp
    • Tiến sĩ, Phó giáo sư
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Trần Lan Anh là một trong những bác sĩ có nhiều kinh nghiệm khám chữa trong Ngành Da liễu Việt Nam. Trong thời gian công tác, bác sĩ Lan đã có nhiều cống hiến trong việc đào tạo cán bộ và điều trị cứu chữa cho người bệnh. Vì vậy bác sĩ Lan được trao nhiều bằng khen, phần thưởng danh giá và được nhiều người yêu mến.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ, Tiến sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

    Bác sĩ Châu Văn Trở có một sự quan tâm đặc biệt dành cho chuyên khoa da liễu. Chính vì vậy ông đã nỗ lực và quyết tâm để chinh phục lĩnh vực này. Hiện nay bác sĩ Châu Văn Trở đã hoàn thành khóa đào tạo cao cấp Tiến sĩ Y khoa, chuyên ngành Da liễu. Những nỗ lực tích lũy kiến thức và kỹ năng chuyên môn đã giúp bác sĩ Trở có khả năng khám,  điều trị nhiều vấn đề và bệnh lý da liễu, chăm sóc da và thẩm mỹ da cho người bệnh.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 10 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Thành đã lớn tuổi và luôn thực hiện công việc khám chữa bệnh trong ngành da liễu nên có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Bác sĩ đã chữa trị khỏi cho nhiều người bị mắc các bệnh da liễu khó chữa như viêm da cơ địa, bệnh dị ứng da, mụn nhọt. Bên cạnh đó bác sĩ Thành cũng chữa trị thành công các chứng bệnh da liễu khác như rôm sảy, mụn trứng cá, nám, tàn nhang, da nhờn, mề đay...

    Xem tiếp
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Phạm Hồng Lãnh có nhiều năm kinh nghiệm trong chữa trị các bệnh về da liễu. Trong quá trình công tác, bác sĩ Lãnh luôn cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu về da liễu và cách chữa trị bệnh nhằm mang lại hiệu quả và sự an toàn cho người bệnh. Nhờ vậy bác sĩ Lãnh đã tìm ra phương pháp diều trị bệnh lý về da, nhất là nám và tàn nhang bằng sinh học.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Da liễu
    • 40 năm
    • Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh

    Nhờ có chuyên môn vững vàng, bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng có cơ hội làm việc ở nhiều đơn vị y tế uy tín theo đúng chuyên ngành mà ông mong muốn như: Bệnh viện Quân y 7A thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện da liễu Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện FV…Đến nay bác sĩ Hoàng đã có gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Da liễu. Bác sĩ thường xuyên đảm nhận khám và các vấn đề da liễu như:Nhiễm nấm ngoài da, nấm da đầu; Bệnh nấm móng, móng tay dễ gãy; Bệnh viêm lỗ chân lông, lông mọc ngược; Bệnh rụng tóc, tóc bạc sớm; Các bệnh lý ở niêm mạc miệng, lưỡi; Trị mụn thịt, mụn cóc; Chữa tàn nhang, nám da, sạm da; Các bệnh có khả năng lây truyền cho người khác khi quan hệ tình dục như: Bệnh lậu, giang mang, nhiễm Herpes sinh dục, sùi mào gà..Điều trị mụn trứng cá và sẹo thâm sau mụn; Làm mờ sẹo lồi do tai nạn, bỏng hay do sinh mổ; Điều trị bệnh Eczema; Bên cạnh đó bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng còn có chuyên môn sâu trong phẫu thuật tạo hình & thẩm mỹ- Dị ứng; Miễn dịch – Da liễu Nhi – Bệnh học Da liễu.

    Xem tiếp
    Cơ Sở Y Tế
    Chính thức
    • 800 giường bệnh
    • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Cơ sở 1: Số 79B Nguyễn Khuyến - Văn Miếu - Đống Đa - Hà Nội. Cơ sở 2: Số 20 Bế Văn Đàn - Hà Đông - Hà Nội. Cơ sở 3: Xã Đông Yên - Huyện Quốc Oai - Hà Nội
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Da liễu của Thành phố, với chức năng khám chữa bệnh cho bệnh nhân da liễu.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 142 Lê Hồng Phong, Thành Phố Vinh, Tỉnh Nghệ An.
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Nghệ An hiện nay với tiền thân là Trạm Da liễu Nghệ An sau này được đổi tên thành Trung tâm chống Phong và Da liễu Nghệ An.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Phù Nghĩa, Lộc Vượng, TP. Nam Định, Nam Định.
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu tỉnh Nam Định là bệnh viện chuyên khoa da liễu được nâng cấp từ Trung tâm Da liễu Nam Định.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • số 229 đường Nguyễn Khuyến, phường Vĩnh Hải, Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Nha Trang Khánh Hòa là bệnh viện chuyên khoa da liễu được thành lập từ rất lâu tại Khánh Hòa.

    Xem tiếp
    Tiến sĩ, bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyên Trưởng khoa Nội - Bệnh viện YHCT Trung Ương. Với hơn 30 kinh nghiệm làm việc và công tác tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương. Trong suốt 30 năm công tác, nghiên cứu bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh đã có đề tài nghiên cứu về “phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc” được giới chuyên môn ghi nhận và đánh giá cao. Phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc tập trung phát huy ưu điểm của châm cứu và vật lý trị liệu trong trị bệnh. Đồng thời khẳng định giá trị của YHCT dân tộc, đưa châm cứu vào trị bệnh một cách bài bản và khoa học. Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh cũng thường xuyên xuất trong các chương trình tư vấn sức khỏe, gặp gỡ thầy thuốc nổi tiếng trên truyền hình, đài tiếng nói Việt Nam, kênh kiến thức sức khỏe của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc…
    Thông tin chi tiết: Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh
    Về tác giả

    Bài viết liên quan