Hướng dẫn cách chữa hắc lào bằng chuối xanh hiệu quả

Chữa hắc lào bằng chuối xanh là một trong những bài thuốc khá hiệu quả được nhiều người lựa chọn. Phần nhựa chuối xanh có tác dụng diệt vi khuẩn hắc lào gây bệnh trên da và ngăn ngừa bệnh lây lan nhanh chóng. Tuy nhiên, sử dụng chuối xanh chữa hắc lào như thế nào mang lại hiệu quả tốt, nhanh chóng bạn đọc cần tham khảo bài viết dưới đây.

Thành phần và tác dụng của chuối xanh

Theo những kinh nghiệm và bài thuốc dân gian có từ lâu đời thì việc sử dụng những nguyên liệu, dược liệu tự nhiên để điều trị hắc lào cũng đem lại hiệu quả khá tốt lại an toàn với cơ thể.

Chữa bệnh hắc lào bằng chuối xanh là phương pháp đã giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng hắc lào bất thường trên da. Nhựa chuối tiêu xanh có chứa những thành phần gây ức chế vi nấm gây nên hắc lào, chất chống oxy hóa, kháng nấm, kháng khuẩn. Khiến những vi khuẩn nấm không thể phát triển, không còn là môi trường lý tưởng để tiếp tục gây tổn thương cho da.

Chữa hắc lào bằng chuối xanh
Chữa hắc lào bằng chuối xanh

Mặt khác trong nhựa chuối xanh có một số thành phần như pectin, các chất xơ, một số vitamin, vi chất kim loại,… Đây đều là những chất kháng nấm, tạo thành một lớp màng khiến sợi nấm bị oxy hóa, làm teo sợi nấm giúp hỗ trợ tối đa việc điều trị hắc lào hiệu quả.

Do vậy, bài thuốc dân gian chữa hắc lào từ chuối này đã được sử dụng từ rất lâu đời vì những lợi ích mà nó mang lại, hiệu quả cao và giá thành rẻ, dễ tìm kiếm

Cách chữa hắc lào bằng chuối xanh

Biểu hiện của hắc lào đó là cảm giác ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, mụn nước vòng quanh rìa vùng da bị bệnh. Hắc lào có thể lây lan rộng khắp mọi nơi trên cơ thể. Vì thế cần có biện pháp điều trị nhanh chóng, càng sớm càng tốt.

Mặc dù phương pháp dùng chuối xanh để điều trị bệnh khá phổ biến, nhưng không phải ai cũng biết cách chế biến và sử dụng ra sao để mang lại hiệu quả nhanh nhất. Để chữa hắc lào bằng chuối xanh cho hiệu quả tốt người bệnh thực hiện theo hướng dẫn đơn giản dưới đây:

Nguyên liệu: Lấy một quả chuối tiêu xanh, rửa sạch và giữ nguyên vỏ ( càng xanh, càng nhiều nhựa càng tốt).

Cách làm:

  • Vệ sinh, rửa sạch vùng da bị bệnh bằng nước sạch, lau khô da bằng khăn mềm.
  • Thái lát mỏng chuối, chà xát những lát chuối xanh lên vùng da có nhiễm nấm hắc lào. Để nhựa chuối khô tự nhiên trên da, không cần rửa lại với nước.
  • Làm liên tục hàng ngày ( 5-6 lần/ ngày) cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.

Trong số những cách chữa hắc lào dân gian, sử dụng chuối xanh này thì không quá khó khăn để người bệnh có thể chấm dứt được bệnh cũng như sự khó chịu do hắc lào mang đến. Điều tất yếu cần có đó là bạn phải kiên trì thực hiện và giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ.

 

Chữa hắc lào bằng chuối xanh có thể cho hiệu quả tốt. an toàn
Chữa hắc lào bằng chuối xanh có thể cho hiệu quả tốt. an toàn

Lưu ý khi sử dụng chuối xanh đó là bạn cần lựa chọn những trái chuối tiêu ( hay còn gọi là chuối lùn) vì trong chuối tiêu xanh có nhiều chất sát trùng hơn hẳn các loại chuối khác. Nên chọn quả xanh, tươi nhất có thể để mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Khi bôi nhựa chuối vào vùng da bị nấm, bạn sẽ gặp cảm giác hơi xót trên bề mặt da, châm chích, nhưng đừng lo lắng, sẽ không sao cả.

Ngoài ra trong thời gian dùng chuối tiêu xanh để đẩy lùi nấm hắc lào, bạn tránh dùng xà phòng tắm hoặc sữa tắm, bởi có thể làm da bạn bị dị ứng nhiều hơn. Thay vào đó nên tắm bằng nước muối ấm pha loãng. Vì trong muối cũng có tính sát khuẩn và diệt vi khuẩn nấm. Giúp vùng da bị tổn thương do hắc lào trên cơ thể nhanh chóng được hồi phục.

Những lưu ý khi sử dụng cách chữa hắc lào bằng chuối xanh

Sử dụng chuối xanh trong điều trị hắc lào mang lại những hiệu quả rõ rệt nhưng bạn vẫn cần phải hết sức lưu ý.

  • Đối với những cá nhân có làn da quá mỏng và nhạy cảm, cần phải kiểm tra trước việc dị ứng nhựa chuối xanh trên vùng da như kiểm tra, bôi thử nhựa chuối lên vùng cánh tay, trước khi bôi vào vùng da bị nhiễm nấm hắc lào. Tránh tình trạng không những không chữa được bệnh hắc lào, mà còn khiến da bị dị ứng nặng hơn.
  • Trong quá trình dùng nhựa chuối xanh để bôi vào da bị nấm hắc lào, không tắm, rửa vùng da đã bôi nhựa này. Hoặc nếu có thì nên hạn chế hết mức có thể.
  • Vệ sinh sạch sẽ những vùng da không bị nhiễm nấm còn lại, mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi để không bị lây lan thêm.
  • Vệ sinh môi trường sống thường xuyên, giữ nơi ở luôn khô ráo, tránh ẩm thấp đề phòng hắc lào và những bệnh viêm nhiễm nấm khác.
  • Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh việc đổ mồ hôi quá nhiều.
  • Không để cơ thể tiếp xúc với những nguồn đất bẩn, nước bẩn ( như bể bơi, ao hồ, sông suối không vệ sinh…)
  • Không mặc chung quần áo, khăn mặt với người khác, với những người nhiễm bệnh để bảo vệ cơ thể chính mình, tránh các tác nhân gây bệnh và nguồn bệnh.

Trên đây là một số lưu ý cũng như cách chữa hắc lào bằng chuối xanh đơn giản nhưng cực hiệu quả mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Phương pháp này có thể cho hiệu quả tốt khi được điều trị sớm ngay khi bệnh mới xuất hiện. Bên cạnh chuối xanh, người bệnh cũng có thể chữa hắc lào bằng muối, tỏi hay bằng cồn,…Trường hợp bệnh nặng, bạn nên chủ động đến cơ sở y tế khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm: Các loại thuốc trị hắc lào được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng

Ngày đăng: 22/05/2023 - Cập nhật lúc 9:49 am , 22/05/2023
Nguồn tham khảo
Tiến sĩ, bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyên Trưởng khoa Nội - Bệnh viện YHCT Trung Ương. Với hơn 30 kinh nghiệm làm việc và công tác tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương. Trong suốt 30 năm công tác, nghiên cứu bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh đã có đề tài nghiên cứu về “phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc” được giới chuyên môn ghi nhận và đánh giá cao. Phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc tập trung phát huy ưu điểm của châm cứu và vật lý trị liệu trong trị bệnh. Đồng thời khẳng định giá trị của YHCT dân tộc, đưa châm cứu vào trị bệnh một cách bài bản và khoa học. Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh cũng thường xuyên xuất trong các chương trình tư vấn sức khỏe, gặp gỡ thầy thuốc nổi tiếng trên truyền hình, đài tiếng nói Việt Nam, kênh kiến thức sức khỏe của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc…
Thông tin chi tiết: Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc