7 Món Ăn Tốt Cho Người Thoát Vị Đĩa Đệm Giúp Cải Thiện Bệnh

Một số món ăn tốt cho người thoát vị đĩa đệm, giúp người bệnh bớt đau đớn và có khả năng phục hồi nhanh hơn. Người bệnh có thể cân nhắc bổ sung các món như canh hầm bí xanh, gà ác hầm tam thất hay cháo hạt sen vào thực đơn để hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

7 món ăn tốt cho người thoát vị đĩa đệm

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như khả năng hồi phục của bệnh thoát vị đĩa đệm. Thông qua các thực phẩm, cơ thể bạn sẽ được dung nạp các dưỡng chất tự nhiên, giúp hỗ trợ giảm đau, tăng cường sức mạnh cho cột sống và tạo điều kiện cho tổn thương ở địa đệm cũng như các mô mềm xung quanh nhanh được chữa lành. Vậy người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn món gì?

1. Canh bí hầm xương

Canh bí hầm xương là một món ăn đơn giản nhưng mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, nhất là các trường hợp đang bị thoát vị đĩa đệm. Bí xanh có tính mát, giúp giải nhiệt và bổ sung nhiều vitamin cũng như khoáng chất tham gia vào quá trình tái tạo đĩa đệm.

Trong khi đó, nước dùng từ xương lại cung cấp nguồn protein, canxi và glucosamin phong phú. Chúng giúp giảm mệt mỏi, kích thích tái tạo xương cho cột sống chắc khỏe và có khả năng vận động tốt hơn.

canh bí xanh hầm xương là món ăn tốt cho người thoát vị đĩa đệm
Canh bí xanh hầm xương một món ăn bổ dưỡng, giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm

Nguyên liệu:

  • 500 gram sườn non
  • 300 gram bí xanh
  • Hành lá, ngò
  • Các gia vị thông dụng

Cách chế biến:

  • Sườn non chặt miếng vừa ăn, trụng sơ với nước sôi để làm hết bọt đen
  • Bí xanh đem gọt vỏ, bổ làm 4 theo chiều dọc, cắt bớt phần ruột bên trong rồi thái miếng vừa ăn.
  • Hành và ngò rửa sạch, thái nhỏ
  • Tiếp theo, bạn bỏ sườn vào nồi. Đổ ngập nước, đun sôi, vớt bọt rồi hầm trên lửa nhỏ cho đến khi sườn gần chín mềm thì mới bỏ bí xanh vào.
  • Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Đợi bí xanh chín là món ăn đã được hoàn toàn.
  • Múc canh ra tô, rắc chút hành, ngò và tiêu lên trên để món ăn có hương vị hấp dẫn hơn.
  • Món canh bí xanh hầm sườn non chủ yếu được dùng kèm với cơm. Bạn cũng có thể sử dụng như một món canh giải nhiệt, giúp giảm nóng trong và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm.

2. Món thịt lợn hầm sung cho người bị thoát vị đĩa đệm

Người bị thoát vị đĩa đệm không nên bỏ quan món thịt lợn hầm sung. Món ăn sử dụng 2 nguyên liệu dân giã, dễ kiếm là thịt lợn và quả sung. Mỗi thực phẩm đều mang đến những lợi ích khác nhau đối với bệnh thoát vị đĩa đệm.

+ Thịt lợn: Nguyên liệu này giàu chất đạm, sắt, vitamin A, B, D và nhiều dưỡng chất khác. Chúng giúp tăng cường năng lượng, cải thiện sức mạnh cơ bắp, phục hồi các mô thần kinh bị tổn thương do chèn ép, giúp xương cột sống chắc khỏe và có khả năng chịu lực tốt hơn.

+ Quả sung: Theo y học cổ truyền, quả sung có tác dụng thải độc, kháng viêm, ổn định đường huyết, xoa dịu các cơn đau lưng, nhức mỏi do ảnh hưởng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và cổ.

Nguyên liệu:

  • 400g thịt mông
  • 7 – 10 quả sung

Cách chế biến: 

  • Thịt lợn rửa sạch, trụng nước sôi rồi thái miếng vuông như quân cờ. Ướp thịt vời hành tím và một ít hạt nêm.
  • Sung cắt bỏ nhuốm, rửa sạch. Những quả to đem bổ làm đôi và ngâm với nước muối loãng 10 phút cho bớt nhựa.
  • Sau khi các nguyên liệu đã sơ chế sạch sẽ, bạn phi thơm hành rồi bỏ thịt vào xào. Khi thịt săn lại thì tiếp tục bổ sung vào đảo đều.
  • Đổ ngập nước, hầm khoảng 30 – 40 phút cho thịt lợn chín mềm. Nêm nếm các gia vị thông dụng rồi tắt bếp.
  • Dọn món ăn ra tô, dùng kèm với cơm như một món canh thông thường.

3. Món cua hấp bia

Thêm một món ăn tốt cho người thoát vị đĩa đệm, giúp cải thiện triệu chứng bệnh một cách tự nhiên đó chính là cua hấp bia. Món ăn này đặc biệt cung cấp nguồn canxi dồi dào cho cơ thể. Canxi là vật liệu chính xây dựng nên tế bào xương, giúp cột sống chắc khỏe hơn, qua đó giảm áp lực lên đĩa đệm và cải thiện tính linh hoạt cho cột sống.

Ngoài ra, món cua hấp bia còn bổ sung nhiều protein, kẽm và các dưỡng chất thiết yếu. Chúng giúp người bệnh bớt mệt mỏi, giảm thiểu tổn thương cho dây thần kinh và các mô mềm bị chèn ép, đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

món ăn tốt cho người thoát vị đĩa đệm - cua hấp bia
Món cua hấp bia bổ sung nhiều canxi và protein, giúp thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương ở cột sống cũng như đĩa đệm

Nguyên liệu:

  • 2 con cua biển còn tươi sống
  • 1 lon bia
  • Gừng
  • Sả
  • Các gia vị cần thiết.

Cách chế biến:

  • Rửa sạch cua cùng với gừng và sả. Sau đó đem gừng thái sợi còn sả thì đập dập.
  • Rải một lớp gừng và sả vào mặt dưới của khay hấp, sau đó đặt cua lên và bỏ hết chỗ gừng, sả còn lại lên trên cua.
  • Tiếp theo, bạn đổ bia vào nồi. Đậy vung kín lại và bật lửa to cho nhanh sôi
  • Để khoảng 10 phút là cua chín, có màu đỏ bắt mắt. Thịt cua thì có vị ngọt, thơm và không còn tanh do có mùi gừng, sả.
  • Mỗi tuần, người bị thoát vị đĩa đệm có thể ăn món này 1 – 2 lần. Thịt cua chứa nhiều chất dinh dưỡng nên tránh ăn liên tục.

*Một số trường hợp không nên ăn món cua hấp bia:

  • Người bị dị ứng với cua hoặc bia
  • Người có thể hàn
  • Các trường hợp đang bị tiêu chảy hoặc bị bệnh gout.

4. Thịt dê hầm cà rốt – món ngon bổ dưỡng cho người bệnh thoát vị đĩa đệm

Thịt dê hầm cà rốt là món ăn được nhiều người yêu thích, có thể dùng kèm với bánh mì hay cơm trắng đều được.

Thịt dê cung cấp nhiều protein, sắt, kali, năng lượng và nhiều khoáng tố khác. Thực phẩm này có tác dụng tăng cường lưu lượng máu đến nuôi dưỡng đĩa đệm, đồng thời hỗ trợ giảm viêm, cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra.

Trong khi đó, cà rốt lại bổ sung nhiều chất xơ và vitamin A. Thực phẩm này có tác dụng nâng cao sức đề kháng và giảm thiểu các yếu tố gây hại cho cột sống cũng như đĩa đệm và dây thần kinh.

Nguyên liệu:

  • 500 gram thịt dê
  • 2 củ cà rốt cỡ vừa
  • Vài lát gừng tươi
  • Một ít rượu trắng
  • 2 cái vỏ quýt khô
  • Các gia vị thông dụng

Cách chế biến:

  • Thịt dê rửa sạch, thái miếng vuông, ướp với một ít gừng, rượu trắng và gia vị trong 15 phút cho ngấm.
  • Cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa và thái miếng vừa ăn
  • Đun nóng nồi, đổ vào ít dầu phi hành và tỏi cho thơm. Sau đó, bạn bỏ thịt dê vào đảo đều
  • Thêm vỏ quýt và đổ ngập nước.
  • Đậy nắp vung lại hầm món ăn trên trong khoảng 50 phút rồi bỏ cà rốt vào
  • Nêm nếm gia vị, chờ cho cà rốt chín mềm là được.
  • Dùng món ăn khi còn nóng mỗi tuần 1 – 2 lần. Chú ý không ăn thịt dê cùng lúc với bí đỏ hoặc uống nước trà ngay sau khi ăn thịt.

5. Cháo đậu xanh hạt sen hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm

Nhắc đến các món ăn tốt cho người thoát vị đĩa đệm thì không thể thiếu món cháo đậu xanh hạt sen. Các nguyên liệu chính của món ăn là hạt sen và đậu xanh đều là những nguyên liệu bổ dưỡng, có chứa nhiều canxi, giúp thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương ở đĩa đệm và các mô mềm. Sử dụng món ăn này thường xuyên cũng giúp người bệnh bớt mệt mỏi và tăng cường sức mạnh cho hệ thống cơ bắp quanh cột sống.

cháo hạt sen - món ăn tốt cho người thoát vị đĩa đệm
Cháo hạt sen đậu xanh có tác dụng an thần, nâng cao sức khỏe cho người bệnh thoát vị đĩa đệm

Chuẩn bị:

  • 100g gạo
  • 100g đậu xanh
  • 50g hạt sen

Cách chế biến: 

  • Hạt sen bạn dùng tăm nhọn để loại bỏ tim màu xanh bên trong để khi ăn không bị lẫn vị đắng. Rửa sạch và để ráo nước. Trường hợp dùng hạt sen khô thì ngâm trước khoảng 30 phút cho nở.
  • Đậu xanh ngâm nước rồi loại bỏ vỏ
  • Gạo vo sạch, bỏ vào nồi cùng hai nguyên liệu còn lại hầm cho chín nhừ thành cháo. Tùy theo sở thích ăn đặc hay loãng mà bạn điều chỉnh lượng nước cho phù hợp.
  • Khi cháo chín, nêm nếm gia vị như bình thường hoặc bỏ thêm đường để cháo hơi có vị ngọt.
  • Ăn cháo trong bữa sáng hay bữa chính đều được. Sử dụng món cháo đậu xanh, hạt sen vào buổi tối còn có tác dụng an thần, giúp người bệnh dễ ngủ và có chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

6. Cháo yến mạch và óc chó tốt cho người thoát vị đĩa đệm

Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một món ăn nhẹ và tốt cho bệnh thoát vị đĩa đệm thì có thể cân nhắc thêm món cháo yến mạch và hạt óc chó vào thực đơn. Yên mạch bổ sung nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ kiểm soát cân nặng, giảm cholesterol xấu trong máu, ổn định đường huyết, đồng thời cung cấp nguồn canxi phong phú giúp xương cột sống khỏe mạnh hơn.

Hạt óc chó được thêm vào món cháo bởi đây là thực phẩm rất giàu omega 3. Chất này có tác dụng kháng viêm, giảm sưng đau cột sống và chữa lành tổn thương cho dây thần kinh bị chèn ép. Hơn nữa, hạt óc chó còn giúp tái tạo đĩa đệm và tốt cho tim mạch, đảm bảo cho máu lưu thông đến đốt sống bị bệnh tốt hơn.

Món cháo yến mạch và hạt óc chó thích hợp cho mọi đối tượng, có thể dùng cho người trẻ tuổi hay người già bị thoát vị đĩa đệm.

Nguyên liệu:

  • 1/2 bát bột yến mạch
  • 10 hạt óc chó
  • Đường hoặc các gia vị khác tùy sở thích

Cách chế biến:

  • Bỏ bột yến mạch vào nồi cùng với một ít nước, ngâm khoảng 20 phút rồi nấu chín.
  • Hạt óc chó đập nhỏ hoặc xay nhuyễn. Sau đó bỏ vào nấu cùng cháo thêm vài phút
  • Nêm nếm đường hay các gia vị khác cho vừa miệng.
  • Món ăn này thích hợp dùng trong bữa sáng vừa tốt cho bệnh lại bổ sung nguồn năng lượng dồi dào cho các hoạt động trong ngày.

7. Gà ác hầm tam thất

Để cải thiện tình trạng đau lưng và các dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm, bạn cũng có thể dùng món gà ác hầm tam thất. Món ăn này có tác dụng bổ khí huyết, tăng cường lưu thông máu, giảm đau, chống suy nhược cơ thể và đẩy nhanh quá trình chữa lành tổn thương ở cột sống.

món ăn tốt cho người thoát vị đĩa đệm - gà ác hầm tam thất
Món gà ác hầm tam thất đặc biệt tốt cho sức khỏe, nhất là các trường hợp đang bị thoát vị đĩa đệm

Nguyên liệu:

  • 1 con gà ác
  • 200 gram củ tam thất
  • 500ml rượu trắng

Cách chế biến:

  • Đem gà làm sạch lông, bỏ nội tạng và xát muối rửa cho sạch.
  • Tam thất thái lát mỏng rồi cho vào bát rượu
  • Bỏ tất cả vào trong thố, đậy kín nắp và đem chưng cách thủy từ 1 – 2 tiếng.
  • Khi chín, thịt gà khá mềm, ngọt. Nước dùng cũng mang theo hương vị đặc trưng của củ tam thất.
  • Sử dụng món gà ác hầm tam thất thường xuyên kết hợp với các món ăn tốt cho người thoát vị đĩa đệm ở trên để nâng cao sức khỏe và đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh.

Lưu ý khi chế biến món ăn cho người thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh việc lựa chọn được các món ăn phù hợp, khi chế biến người bệnh cũng cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Sử dụng thực phẩm tươi ngon để chế biến món ăn nhằm bổ sung nguồn dưỡng chất tốt nhất cho cơ thể.
  • Đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến cũng như bảo quản thức ăn.
  • Món ăn sau khi chế biến xong bạn nên dùng nóng là tốt nhất.
  • Không sử dụng quá nhiều dầu mỡ, đường hay muối khi nêm nếm thức ăn.
  • Tránh sử dụng thực phẩm có dấu hiệu ôi thiu, đồ béo, nội tạng động vật, gia vị cay để chế biến món ăn.
  • Trường hợp bị thoát vị đĩa đệm kèm theo béo phì hoặc các bệnh lý mãn tính khác, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được những món ăn phù hợp.
  • Không ăn quá khuya khiến cơ thể dễ bị tăng cân và làm tăng áp lực chèn ép lên cột sống. Hậu quả là đĩa đệm sẽ dễ dàng bị lệch ra ngoài nhiều hơn.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng: 02/03/2023 - Cập nhật lúc 12:50 pm , 02/03/2023

Bình luận

*
*

Bài viết nhiều người đọc