Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ không?

Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ không phụ thuộc vào phản ứng của cơ thể và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Nếu tập luyện không đúng cách, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng đến kế hoạch điều trị cũng như khả năng phục hồi cột sống.

Thoát vị đĩa đệm nên đi bộ
Thoát vị đĩa đệm nên đi bộ, chạy bộ không phụ thuộc vào phản ứng của cơ thể và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng

Thông tin cần biết về thoát vị đĩa đệm

Cột sống người trưởng thành có 24 xương được gọi là các đốt sống. Mỗi đốt sống sẽ được đệm bởi một đĩa đệm. Đĩa đệm có cấu tạo bao gồm hai phần chính là bao sơ và nhân mềm, với nhiệm vụ chính là giúp cột sống uốn cong và hỗ trợ hoạt động di chuyển.

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm giữa hai đốt sống trượt khỏi vị trí ban đầu, gây kích thích các dây thần kinh xung quanh và dẫn đến đau đớn dữ dội. Đôi khi thoát vị đĩa đệm cũng được gọi là trượt đĩa đệm hoặc vỡ đĩa đệm.

Dấu hiệu phổ biến nhất của thoát vị đĩa đệm là đau cổ, đau thắt lưng và đau lan đến hông, mông, đùi, các chi dưới. Cảm giác khó chịu liên quan đến thoát vị đĩa đệm thường nghiêm trọng hơn khi vận động và giảm bớt khi nghỉ ngơi. Trong một số trường hợp, việc hắt hơi, ho và ngồi cũng có thể gây chèn ép lên các dây thần kinh và gây đau. Đôi khi thoát vị đĩa đệm cũng có thể dẫn đến cảm giác ngứa ran, tê cứng và yếu ở khu vực bị ảnh hưởng.

Trong hầu hết các trường hợp, thoát vị đĩa đệm không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện với các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị theo kế hoạch của bác sĩ chuyên môn để tránh các rủi ro không mong muốn.

Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ không?

Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ không là một thắc mắc phổ biến của hầu hết người bệnh. Cụ thể, các chuyên gia cho biết như sau:

1. Thoát vị đĩa đệm có đi bộ được không?

Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, nếu được phát hiện và điều trị đúng cách, tình trạng này có thể khỏi trong vòng 6 tuần. Điều quan trọng là duy trì vận động và nghỉ ngơi hợp lý.

Đi bộ nhẹ nhàng là một biện pháp tự điều chỉnh cũng như trị liệu thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất. Đi bộ là hoạt động tác động thấp, có thể cải thiện các cơn đau cấp tính, tăng cường sự linh hoạt của cột sống và hỗ trợ cải thiện nhiều vấn đề xương khớp, bao gồm thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không
Đi bộ nhẹ nhàng có thể giúp kéo giãn cột sống và điều trị các triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Đi bộ thường xuyên cũng mang lại một số lợi ích, chẳng hạn như:

  • Tăng cường tuần hoàn máu, cung cấp máu và oxy đến các mô bị tổn thương, bao gồm các đĩa đệm. Điều này giúp cải thiện các cơ đau cấp tính và mãn tính liên quan đến thoát vị đĩa đệm.
  • Cải thiện cấu trúc cột sống, tăng cường tuần hoàn máu, giúp đưa các chất dinh dưỡng đến đĩa đệm và đào thải độc tố.
  • Điều chỉnh tư thế, hỗ trợ thư giãn, tăng cường phạm vi chuyển động. Điều này có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề cột sống trong tương lai.
  • Giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Cân nặng hợp lý có thể ngăn ngừa áp lực lên đĩa đệm và phòng ngừa các rủi ro liên quan.

Do đó, về vấn đề thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày để cải thiện sức khỏe cột sống. Tuy nhiên nếu đi bộ dẫn đến đau đớn hoặc khó chịu, hãy dành thời gian nghỉ ngơi và điều chỉnh kế hoạch đi bộ phù hợp.

2. Thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không?

So với đi bộ, chạy bộ có thể dẫn đến đau đớn, do tác động lực mạnh và đột ngột. Tuy nhiên một số người bệnh cho biết, việc kiên trì chạy bộ với cường độ phù hợp và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể giúp cải thiện các triệu chứng hiệu quả.

Thoát vị đĩa đệm bao lâu thì khỏi
Chạy bộ với cường độ phù hợp giúp tăng cường sức mạnh cột sống và hỗ trợ phục hồi đĩa đệm

Theo các khuyến cáo, các triệu chứng thoát vị đĩa đệm có thể được cải thiện sau 6 tuần nghỉ ngơi và chăm sóc phù hợp. Do đó, người bệnh có thể bắt đầu chạy bộ vào tuần thứ 6 hoặc 8 kể từ lúc được chẩn đoán. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cũng như có kế hoạch tập luyện phù hợp nhất.

Mặc dù chạy bộ có thể dẫn đến nhiều đau đớn, khó chịu cũng như tác động không mong muốn đến thắt lưng, tuy nhiên chạy bộ có thể giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ giãn cột sống và phòng ngừa các vấn đề đĩa đệm trong tương lai. Ngoài ra, chạy bộ cũng có thể giúp tăng cường lượng máu lưu thông, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cục bộ và giúp tăng cường sự linh hoạt của cột sống.

Để chạy bộ đạt hiệu quả tốt nhất và ngăn ngừa được các rủi ro liên quan, người bệnh cần lưu ý:

  • Khởi động trước khi chạy
  • Kéo giãn gân kheo hai lần mỗi ngày để hạn chế căng thẳng ở vùng lưng dưới
  • Đi giày thoải mái và phù hợp khi chạy để hỗ trợ thắt lưng và chân khi chạy bộ
  • Sau khi chạy bộ, dành thời gian để thả lỏng các cơ và hạ nhiệt cơ thể

Chạy bộ sai cách có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể trước khi chạy bộ.

Khi chạy bộ, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề an toàn, chẳng hạn như:

  • Chỉ chạy bộ 3 – 4 lần mỗi tuần.
  • Không tăng quãng đường chạy bộ một cách đột ngột. Tăng quãng đường một cách tư từ và có kế hoạch để cơ thể thích nghi tốt nhất.
  • Kết hợp với các bài tập thoát vị đĩa đệm khác để tăng cường hiệu quả điều trị.

Lưu ý khi đi bộ và chạy bộ cho người thoát vị đĩa đệm

Đi bộ và chạy bộ là hoạt động phù hợp cho người thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên nếu các hoạt động này gây khó chịu, đau lưng hoặc các vấn đề khác, người bệnh cần điều chỉnh kế hoạch tập luyện phù hợp. Nếu cần thiết, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các kỹ thuật đi bộ cũng như chạy bộ chính xác nhất.

Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm
Khởi động và làm nóng cơ thể trước khi luyện tập để tránh các rủi ro không mong muốn

Bên cạnh đó, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như:

  • Kéo giãn và khởi động trước khi đi bộ, chạy bộ. Điều này giúp tăng cường chuyển động của cột sống, giúp làm nóng các cơ cũng như kích thích cánh tay, vai, hông, cơ bắp chân. Ngoài ra, khởi động phù hợp cũng giúp ngăn ngừa các chấn thương và căng cơ trong quá trình vận động.
  • Bắt đầu bằng cách đi bộ ngắn khoảng 5 phút mỗi ngày sau đó tăng dần đến khi đạt được 30 phút mỗi ngày và 3 – 4 lần mỗi tuần.
  • Khi đi bộ, chạy bộ, cần duy trì với tốc độ vừa phải theo một số nguyên tắc bao gồm hít thở đều, giữ thẳng cột sống, đầu ngẩng cao, mắt nhìn thẳng và vai cân bằng.
  • Không hóp bụng, cong lưng và vai khi đi bộ. Bên cạnh đó, người bệnh cần giữ thẳng cột sống, không rướn về phía trước hoặc nghiêng về phía sau khi đi.
  • Cánh tay đặt gần cơ thể với khuỷu tay cong một góc 90 độ. Khi đi, cánh tay cần chuyển động nhịp nhàng với chân đối diện, bàn tay có thể nắm nhẹ, ngón cái đặt trên các ngón còn lại. Tránh nắm chặt hoặc gồng cánh tay.
  • Bước chân nhẹ nhàng, lòng bàn chân lăn nhẹ trên mặt đất và đẩy cơ thể về phía trước.

Đi bộ và chạy bộ là một cách hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm phổ biến và hiệu quả. Ngay cả khi không thể cải thiện các triệu chứng, duy trì vận động cũng giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và phục hồi chức năng đĩa đệm. Điều quan trọng là có kế hoạch tập luyện và nghỉ ngơi phù hợp. Nếu đi bộ gây đau đớn, khó chịu hoặc khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 02/03/2023 - Cập nhật lúc 12:51 pm , 02/03/2023

Bình luận

*
*

Bài viết nhiều người đọc