Trị Rôm Sảy Bằng Lá Đinh Lăng

Trị rôm sảy bằng lá đinh lăng mang lại hiệu quả cao, nhờ vào khả năng kháng khuẩn tự nhiên, hỗ trợ chống viêm và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây tổn thương da. Bên cạnh đó, đinh lăng cũng hỗ trợ làm sạch da và ngăn ngừa nguy cơ rôm sảy tái phát.

Trị rôm sảy bằng lá đinh lăng
Tham khảo cách trị rôm sảy bằng lá đinh lăng để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu

Trị rôm sảy bằng lá đinh lăng có hiệu quả không?

Rôm sảy là tình trạng nổi mẩn ngứa, ban đỏ gây ngứa ngáy và khó chịu. Tình trạng này phổ biến ở trẻ em, tuy nhiên cũng có thể gây ảnh hưởng đến người trưởng thành, đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng và độ ẩm cao.

Trong hầu hết các trường hợp, rôm sảy không nghiêm trọng và có thể điều trị bằng cách biện pháp chăm sóc tại nhà. Cách tốt nhất để điều trị bệnh rôm sảy là làm mát cơ thể và tránh kích ứng thêm. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, người bệnh có thể tắm nước mát, mặc quần áo rộng rãi hoặc tắm các loại thảo dược tự nhiên, chẳng hạn như tắm nước lá đinh lăng để điều trị rôm sảy.

Đinh lăng là nhóm cây thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 1 – 1.5 mét, thường được trồng để làm ngoại cảnh và lấy bóng mát. Tuy nhiên, đinh lăng cũng là một loại thảo dược quý và được xem như nhân sâm của người nghèo với nhiều công dụng khác nhau.

Theo các tài liệu Y học cổ truyền, đinh lăng là một loại dược liệu có tính mát, kháng viêm tự nhiên, giúp tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa các tổn thương da khi dùng ngoài. Khi đi vào cơ thể, đinh lăng có tác dụng giải độc, chống dị ứng, tiêu viêm và làm mát cơ thể. Nhờ vào các công dụng này, đinh lăng thường được sử dụng trong các bài thuốc điều trị viêm da bao gồm viêm da cơ địa, mề đay và rôm sảy.

Một số tác dụng chính của lá đinh lăng trong việc trị rôm sảy bao gồm:

  • Giúp giảm mồ hôi, giúp da luôn khô thoáng
  • Cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, mụn nhọt, mụn nước, rôm sảy, mề đay
  • Củng cố hàng rào bảo vệ của da, giúp da phục hồi nhanh chóng sau tổn thương và ngăn ngừa các nguy cơ tái phát

Các mẹo trị rôm sảy bằng lá đinh lăng thường rất đơn giản, dễ áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ mang lại hiệu quả trong các trường hợp rôm sảy nhẹ, không có trầy xước da hoặc rổm sảy mủ. Ngoài ra, hiệu quả của phương pháp cũng phụ thuộc vào cơ địa của từng người bệnh. Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Các mẹo trị rôm sảy bằng lá đinh lăng đơn giản

Có nhiều mẹo điều trị rôm sảy bằng lá đinh lăng, chẳng hạn như dùng nấu nước tắm hoặc dùng uống trong. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản để phương pháp đạt hiệu quả tốt nhất.

1. Tắm lá đinh lăng

Tắm nước lá đinh lăng là cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và mang lại hiệu quả cao. Phương pháp này cũng giúp điều trị rôm sảy ở người lớn, hỗ trợ giảm ngứa ngáy, khó chịu và phục hồi chức năng bình thường của làn da.

Tắm lá đinh lăng cho người lớn
Tắm nước lá đinh lăng có thể làm mát da, loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn gây rôm sảy

Cách tắm nước lá đinh lăng điều trị rôm sảy như sau:

  • Chọn một nắm lá đinh lăng tươi, nên chọn loại lá xanh, còn mới, tránh các lá đã để lâu ngày hoặc hư hỏng. Tốt nhất nên sử dụng các lá được hái trực tiếp để đảm bảo nguồn gốc lá. Nên chọn các lá nhỏ, vì đây là các loại lá có dược tính cao nhất và mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị rôm sảy.
  • Rửa sạch lá đinh lăng, ngâm với nước muối loãng trong 5 – 10 phút để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất trên lá.
  • Đun sôi hai lít nước, sau đó cho lá đinh lăng vào đun đến khi nước chuyển sang màu xanh là được.
  • Lọc lấy phần nước, bỏ bã, đề nước hạ nhiệt trong 3 – 5 phút, sau đó pha với ấm, dùng để tắm hoặc lau người. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em, khi tắm nước đinh lăng có thể dùng khăn mềm lau lên những khu vực da tổn thương và những vùng da nhạy cảm như bẹn, háng, nách.
  • Sau khi tắm, dùng khăn sạch lau khô người, mặc quần áo thoáng mát.
  • Đối với trẻ nhỏ, mỗi lần tắm không quá 5 phút. Phòng tắm cần kín gió và không bật quạt gió và điều hòa ngay sau khi tắm. Điều này có thể dẫn đến cảm lạnh, viêm họng, thậm chí là viêm phổi.

Tắm nước lá đinh lăng là một trong những cách điều trị rôm sảy tại nhà hiệu quả, an toàn và dễ thực hiện. Bạn có thể tắm nước lá đinh lăng mỗi ngày hoặc 2 – 3 ngày mỗi tuần để cải thiện các triệu chứng ngứa da. Tuy nhiên không nên lạm dụng phương pháp để tránh gây kích ứng da.

2. Uống nước lá đinh lăng

Người lớn bị rôm sảy có thể uống nước lá đinh lăng để hỗ trợ giải độc, thanh lọc cơ thể, làm mát gan và cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể. Ngoài ra, uống nước lá đinh lăng có thể hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa, mề đay và giúp làm mát cơ thể từ bên trong.

Tắm lá đinh lăng trị ngứa
Uống nước lá đinh lăng có thể làm mát cơ thể và giúp loại bỏ rôm sảy ở người lớn hiệu quả

Cách nấu trà lá đinh lăng điều trị rôm sảy:

  • Sử dụng 150 gram lá đinh lăng tươi, chọn các lá nhỏ, còn mới, mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong khoảng 5 – 10 phút, vớt ra để ráo nước.
  • Đun sôi 200 ml nước, sau đó cho lá đinh lăng vào đun thêm 5 – 10 phút. Lọc lấy phần nước lần một.
  • Lại đổ thêm 200 ml nước, đun thêm thêm 5 – 10 phút, lọc lấy nước lần thứ hai.
  • Hòa nước nhất và nước hai, dùng để uống trong ngày.

Lưu ý, nước nấu đinh lăng nên sử dụng trong ngày. Nước đinh lăng để qua đêm có thể phát sinh vi khuẩn và dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Bên cạnh việc điều trị rôm sảy, uống nước lá đinh lăng cũng có tác dụng an toàn, giúp ngủ ngon và giảm stress. Thường xuyên uống nước nấu đinh lăng có thể thanh lọc cơ thể cũng như ngăn ngừa các bệnh lý ngoài da khác.

Lưu ý khi điều trị rôm sảy bằng lá đinh lăng

Để cách trị rôm sảy bằng lá đinh lăng an toàn và mang lại hiệu quả cao, bạn nên chọn lá đinh lăng sạch, có nguồn gốc rõ ràng, hạn chế tối đa loại lá sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích phát triển. Lá cần được làm sạch qua nhiều lần nước, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi tắm nước lá đinh lăng không được nấu nước quá đặc. Điều này có thể gây kích ứng da của trẻ. Ngoài ra, trước khi tắm bé, nên kiểm tra dị ứng bằng cách thoa một lượng nước nhỏ lên lên cổ tay hoặc cổ chân. Nếu trẻ có dấu hiệu dị ứng, chẳng hạn như ngứa, đỏ da, hãy tắm bé với nước mát và thực hiện các loại lá tắm trị rôm sảy khác.

Uống nước lá đinh lăng có tác dụng gì
Lưu ý làm mát cơ thể trong những ngày nắng nóng để phòng ngừa rôm sảy

Bên cạnh đó, để phương pháp đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên lưu ý một số vấn đề như:

  • Hiệu quả của phương pháp phụ thuộc vào cơ địa của từng người bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Do đó, nếu biện pháp không mang lại hiệu quả sau 5 – 7 ngày, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp khác hoặc đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.
  • Không nên tắm nước lá đinh lăng quá thường xuyên, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Nên tắm cách ngày hoặc 2 – 3 ngày một lần. Nếu nhận thấy các dấu hiệu dị ứng hoặc kích ứng da, người bệnh nên tắm lại với nước mát và tham khảo các biện pháp điều trị rôm sảy khác.
  • Nước sắc đinh lăng nên uống khi còn ấm để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Không uống nước đã để qua đêm.
  • Chú ý vệ sinh cơ thể, tắm nước mát, mặc quần áo thoáng mát để hỗ trợ cải thiện tình trạng rôm sảy.
  • Uống nhiều nước để hỗ trợ thanh lọc cơ thể và cấp ẩm cho da.
  • Nếu thời tiết nóng, hãy dành vài giờ mỗi ngày để ở trong môi trường có điều hòa hoặc quạt làm mát cơ thể.
  • Tập thể dục khi thời tiết mát mẻ, lau khô mồ hôi và thay quần áo ngay sau khi đổ mồ hôi.

Cách trị rôm sảy bằng lá đinh lăng mang lại hiệu quả cao, cách thực hiện đơn giản và rất an toàn. Tuy nhiên các phương pháp này chỉ phù hợp với các triệu chứng nhẹ và không bị trầy xước hoặc viêm da mủ. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên môn.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 19/07/2023 - Cập nhật lúc 11:29 am , 27/06/2024
Chuyên khoa
Bệnh học tham khảo
Điều trị tham khảo
Bài thuốc tham khảo
    Triệu chứng tham khảo
    Dinh dưỡng tham khảo
    Câu hỏi tham khảo
    Một số thực phẩm có thể giúp hỗ trợ giảm ngứa và cải thiện các triệu chứng khó chịu do rôm sảy gây ra. Vậy trẻ bị rôm sảy nên ăn gì? Cùng điểm qua danh sách những thực phẩm nên và không cho trẻ sử dụng để xây dựng được thực đơn ăn uống […]
    Tắm nước lá là cách trị rôm sảy đơn giản, an toàn và ít tốn kém. Các loại lá tắm đa phần đều lành tính nên có thể sử dụng cho trẻ nhỏ. Bài viết sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc Trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì và những lưu ý khi […]
    Rôm sảy là tình trạng phổ biến, có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cả người trưởng thành. Tình trạng này có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, đau rát nhưng thường không nghiêm trọng và được điều trị tại nhà. Vậy rôm sảy có tự hết […]
    Chuyên gia
    • Tiến sĩ, Phó giáo sư
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Trần Lan Anh là một trong những bác sĩ có nhiều kinh nghiệm khám chữa trong Ngành Da liễu Việt Nam. Trong thời gian công tác, bác sĩ Lan đã có nhiều cống hiến trong việc đào tạo cán bộ và điều trị cứu chữa cho người bệnh. Vì vậy bác sĩ Lan được trao nhiều bằng khen, phần thưởng danh giá và được nhiều người yêu mến.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ, Tiến sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

    Bác sĩ Châu Văn Trở có một sự quan tâm đặc biệt dành cho chuyên khoa da liễu. Chính vì vậy ông đã nỗ lực và quyết tâm để chinh phục lĩnh vực này. Hiện nay bác sĩ Châu Văn Trở đã hoàn thành khóa đào tạo cao cấp Tiến sĩ Y khoa, chuyên ngành Da liễu. Những nỗ lực tích lũy kiến thức và kỹ năng chuyên môn đã giúp bác sĩ Trở có khả năng khám,  điều trị nhiều vấn đề và bệnh lý da liễu, chăm sóc da và thẩm mỹ da cho người bệnh.

    Xem tiếp
    • Thạc sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn có nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vấn đề da liễu cho phụ nữ và trẻ nhỏ. Nhiều bệnh nhân tỏ ra yêu mến và nhận xét bác sĩ Nhàn có thái độ chăm sóc, khám chữa bệnh tận tâm, luôn niềm nở và nhẹ nhàng…

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 10 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Thành đã lớn tuổi và luôn thực hiện công việc khám chữa bệnh trong ngành da liễu nên có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Bác sĩ đã chữa trị khỏi cho nhiều người bị mắc các bệnh da liễu khó chữa như viêm da cơ địa, bệnh dị ứng da, mụn nhọt. Bên cạnh đó bác sĩ Thành cũng chữa trị thành công các chứng bệnh da liễu khác như rôm sảy, mụn trứng cá, nám, tàn nhang, da nhờn, mề đay...

    Xem tiếp
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Phạm Hồng Lãnh có nhiều năm kinh nghiệm trong chữa trị các bệnh về da liễu. Trong quá trình công tác, bác sĩ Lãnh luôn cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu về da liễu và cách chữa trị bệnh nhằm mang lại hiệu quả và sự an toàn cho người bệnh. Nhờ vậy bác sĩ Lãnh đã tìm ra phương pháp diều trị bệnh lý về da, nhất là nám và tàn nhang bằng sinh học.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Tiến sĩ
    • Đa khoa, Y học cổ truyền
    • Hơn 30 năm
    • Nhất Nam Y Viện

    Bác sĩ  Vân Anh có nền tảng kiến thức và chuyên môn cao. Bác sĩ đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc phải chứng bệnh về sỏi, mất ngủ, nam khoa, xương khớp, tiêu hóa, da liễu, tai – mũi – họng, bệnh tự kỷ, dị ứng, các bệnh về thần kinh, ...

    Xem tiếp
    Cơ Sở Y Tế
    Chính thức
    • Cơ sở 1: Số 79B Nguyễn Khuyến - Văn Miếu - Đống Đa - Hà Nội. Cơ sở 2: Số 20 Bế Văn Đàn - Hà Đông - Hà Nội. Cơ sở 3: Xã Đông Yên - Huyện Quốc Oai - Hà Nội
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Da liễu của Thành phố, với chức năng khám chữa bệnh cho bệnh nhân da liễu.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 800 giường bệnh
    • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 15A, Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Trung ương (tên tiếng Anh: National Hospital of Dermatology and Venereology) là bệnh viện công lập chuyên khoa đầu ngành về da liễu tại nước ta.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 120 giường bệnh
    • số 2 Nguyễn Thông, phường 6, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những bệnh viện da liễu ở Thành phố Hồ Chí Minh hàng đầu trong khám, chữa các vấn đề về da.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Số 1 Hoàng Xuân Hãn, Ghềnh Ráng, Tp. Qui Nhơn, tỉnh Bình Định.
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Quy Nhơn là một trong những địa chỉ khám và điều trị bệnh về da hiệu quả và uy tín trên địa bàn tỉnh Bình Định và khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

    Xem tiếp

    Bài viết liên quan