Trẻ bị rôm sảy vào mùa đông: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ bị rôm sảy vào mùa đông thường xảy ra khi da bị mất nước, không khí lạnh khô, mặc quá nhiều quần áo giữ ấm hoặc do tiếp xúc gần với lò sưởi. Tình trạng này có thể gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ, thậm chí là gây mất ngủ, biếng ăn.

Trẻ bị rôm sảy vào mùa đông
Trẻ bị rôm sảy vào mùa đông có thể gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ

Tại sao trẻ bị rôm sảy vào mùa đông?

Rôm sảy là tình trạng phát ban, nổi mẩn đỏ, gây ngứa da và đau rát. Tình trạng này thường xảy ra khi thời tiết nắng nóng, mồ hôi ra nhiều nhưng không thể thoát hết ra ngoài, dẫn đến ứ đọng dưới da.

Trẻ bị rôm sảy vào mùa đông xảy ra khi nhiệt độ cơ thể giảm và độ ẩm trong da cũng giảm xuống. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do da khô và phong cách sinh hoạt không phù hợp. Tuy nhiên rôm sảy vào mùa đông cũng có thể liên quan đến một số bệnh lý, chẳng hạn như mề đay do lạnh.

Dưới đây là một số nguyên nhân cũng như các vấn đề liên quan đến rôm sảy vào mùa đông, bạn có thể tham khảo và có kế hoạch xử lý phù hợp.

1. Nguyên nhân cơ bản

Lớp bên ngoài của da có chứa các loại dầu tự nhiên và tế bào da chết có chức năng giữ nước bên trong da. Điều này giúp giữ cho làn da mềm mại, đủ ẩm và mịn màng.

Vào mùa đông, thời tiết trở lạnh, điều này có thể khiến da khô, mất độ ẩm cần thiết và dẫn đến rôm sảy. Tăng nhiệt độ và tắm nước nóng vào màu đông cũng có thể gây mất lớp dầu tự nhiên trên da. Điều này khiến hơi ẩm thoát ra ngoài, dẫn đến khô da và khiến trẻ bị rôm sảy vào mùa đông.

bé bị rôm sảy vào mùa đông
Mặc quá nhiều quần áo có thể khiến da tích tụ mồ hôi và gây rôm sảy

Bên cạnh đó, đôi khi rôm sảy vào mùa đông cũng có liên quan đến một số nguyên nhân, chẳng hạn như:

  • Thân nhiệt của trẻ sơ sinh và trẻ em cao hơn người lớn. Tuy nhiên xuất phát từ tâm lý sợ trẻ lạnh, cha mẹ thường cho trẻ mặc nhiều quần áo hơn vào mùa đông. Điều này khiến trẻ ra nhiều mô hôi, khiến mồ hôi đọng lại dưới da, dẫn đến tắc nghẽn tuyến mồ hôi và gây rôm sảy.
  • Trẻ em thường hiếu động, hoạt động nhiều, kể cả vào mùa đông. Điều này dẫn đến tuyến mồ hôi hoạt động mạnh để làm mát cơ thể. Nếu trẻ mặc quần áo quá dày dặn, có thể khiến mồ hôi không thể thoát ra ngoài, gây kích ứng da và rôm sảy.
  • Tuyến mồ hôi của trẻ chưa hoàn thiện, do đó việc điều tiết mồ hôi làm mát cơ thể có thể gặp một số khó khăn khi điều tiết vào mùa đông. Điều này kết hợp với việc da được che kín bởi quần áo, cũng khiến trẻ bị rôm sảy vào mùa đông.

Các nguyên nhân khác có thể bao gồm:

  • Nhạy cảm với xà phòng diệt khuẩn, xà phòng khử mùi và các hóa chất khác
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn
  • Nhiễm virus
  • Dị ứng

2. Các yếu tố rủi ro

Bên cạnh việc thay đổi thời tiết và quần áo không phù hợp, đôi khi rôm sảy vào mùa đông có thể là dấu hiệu của một số tình trạng ngoài da khác, chẳng hạn như:

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rôm sảy
Rôm sảy vào mùa đông có thể liên quan đến một số bệnh lý ngoài da, chẳng hạn như chàm hoặc mề đay
  • Bệnh chàm: Chàm là một tình trạng ngoài da cực kỳ phổ biến, có thể khởi phát vào mùa lạnh. Các triệu chứng bao gồm nổi mề đay, rôm sảy, ngứa và khô da.
  • Viêm nang lông: Trẻ bị rôm sảy vào mùa đông có thể là dấu hiệu viêm nang lông, xảy ra khi các nang lông cọ xát với quần áo giữa ấm. Các triệu chứng bao gồm nổi những nốt mụn đỏ, có kích thước nhỏ, thường phổ biến ở da mặt, da đầu và những vùng cơ thể cọ xát vào quần áo.
  • Bệnh trứng cá đỏ: Trứng cá đỏ là một bệnh nhiễm trùng da, thường phổ biến ở mặt. Các triệu chứng bao gồm phát ban, nổi mẩn đỏ và các vết sưng nhỏ có mủ bên trong. Tình trạng này thường phổ biến vào mùa đông và thường dễ bị nhầm lẫn với rôm sảy hoặc mụn trứng cá.
  • Mề đay do lạnh: Tình trạng da này dẫn đến các vết sưng, ngứa trên da sau khi tiếp xúc với không khí lạnh. Tình trạng này thường là tạm thời và có thể cải thiện sau 1 – 2 giờ kể từ lúc tiếp xúc với môi trường lạnh.
  • Bệnh vảy nến: Thời tiết lạnh có thể làm bùng phát các triệu chứng vảy nến.

Dấu hiệu trẻ bị rôm sảy vào mùa đông

Trẻ bị rôm sảy vào mùa đông có thể lan rộng khắp cơ thể hoặc chỉ ảnh hưởng đến một số vùng nhất định, thường là bàn tay hoặc cánh tay, vì các vị trí này tiếp xúc với nhiệt độ lạnh nhiều hơn các vùng khác trên cơ thể.

Trong hầu hết các trường hợp, trẻ bị rôm sảy vào mùa đông sẽ dẫn đến một số dấu hiệu như:

  • Đỏ da
  • Ngứa ngáy, nóng rát, khó chịu
  • Da trở nên thô ráp hoặc có vảy mỏng
  • Bong da
  • Sưng hoặc phồng rộp
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng

Cách khắc phục tình trạng trẻ bị rôm sảy vào mùa đông

Các phương pháp điều trị tình trạng rôm sảy vào mùa đông ở trẻ em tập trung vào việc tái tạo độ ẩm cho da và làm dịu các kích ứng. Bác sĩ có thể chỉ định các loại kem dưỡng ẩm phù hợp cho trẻ, dầu hoặc kem bù nước cho da để cải thiện các triệu chứng. Bác sĩ da liễu cũng có thể kể đơn thuốc hoặc thuốc mỡ bôi ngoài để điều trị viêm da hoặc các bệnh lý liên quan khác.

Tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, các biện pháp điều trị khi trẻ bị rôm sảy vào mùa đông bao gồm:

1. Dưỡng ẩm

Trong hầu hết các trường hợp, trẻ bị rôm sảy có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên vào mùa đông, thời tiết khô và lạnh, điều này có thể gây kích ứng da, dẫn đến các triệu chứng rôm sảy kéo dài.

Bên cạnh đó, các triệu chứng rôm sảy cũng có thể gây khó chịu, khiến trẻ khó ngủ, quấy khóc. Trong trường hợp này, cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về các sản phẩm dưỡng ẩm, cấp nước và làm dịu da an toàn cho trẻ.

Cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh tại nhà
Dưỡng ẩm da với các sản phẩm tự nhiên, an toàn là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng rôm sảy

Kem dưỡng ẩm nên thoa ngay sau khi tắm để khóa độ ẩm. Các sản phẩm chăm sóc da cho trẻ em thường lành tính, không chứa các hóa chất độc hại, gây kích ứng cũng như tổn thương da. Tuy nhiên nếu trẻ có làn da nhạy cảm, cha mẹ nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Một số sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên có thể làm dịu da khô, nứt nẻ và an toàn cho trẻ em, chẳng hạn như dầu dừa, chiết xuất lô hội, đều chứa các yếu tố kháng khuẩn, dưỡng ẩm  và an toàn cho da của trẻ em. Sử dụng kem dưỡng ẩm theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhà sản xuất để đạt hiệu quả tốt nhất.

2. Dưỡng ẩm với dầu tự nhiên

Các loại dầu tự nhiên có chứa các chất dinh dưỡng và khoáng chất, có thể giúp làm dịu và bổ sung các dưỡng chất cho làn da bị kích ứng. Theo nghiên cứu, các loại dầu tự nhiên khác nhau có ảnh hưởng đến da theo nhiều cách khác nhau.

Cụ thể, một số loại dầu phù hợp cho trẻ bị rôm sảy vào mùa đông bao gồm:

  • Hợp chất dầu dừa, chẳng hạn như axit lanolin và axit lauric, có thể cải thiện hàng rào bảo vệ da và thúc đẩy quá trình chữa lành.
  • Dầu bơ có chứa vitamin C, D và E, có tác dụng dưỡng ẩm cho da khô và phục hồi làn da bị tổn thương.

Bên cạnh đó, dầu ô liu có tác chống viêm, giảm ngứa, tuy nhiên có thể thúc đẩy quá trình mất nước trên da và làm giảm chức năng của hàng rào bảo vệ da. Do đó, nên hạn chế sử dụng dầu ô liu cho trẻ bị rôm sảy hoặc viêm da.

3. Tắm nước lá trị rôm sảy

Theo các kinh nghiệm dân gian, một số loại lá, chẳng hạn như sài đất, trà xanh, có khả năng kháng viêm, sát trùng và làm sạch da. Nhờ vào các công dụng này, cha mẹ có thể tắm nước lá cho trẻ để cải thiện các triệu chứng rôm sảy vào mùa đông.

Trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì
Tắm các loại nước lá, chẳng hạn như lá dâu tằm, có thể kháng khuẩn, làm sạch da và cải thiện tình trạng rôm sảy

Một số loại lá tắm điều trị rôm sảy cho trẻ bao gồm:

  • Lá kinh giới: Lá kinh giới rửa sạch, giã nát, lọc lấy phần nước cốt, loại bỏ phần bả lá. Sau đó pha với nước vừa đủ ấm, dùng để lau người và tắm cho bé.
  • Lá dâu tằm: Dùng một nắm lá dâu tằm, rửa sạch, cho vào nồi nước, đun sôi nhỏ lửa. Chờ nước còn ấm thì dùng để tắm bé. Không pha loãng nước lá dâu tằm để tránh gây giảm tác dụng của biện pháp.
  • Lá khế: Lấy một nắm lá khế chua, ngâm rửa với nước muối, loại bỏ phần gân cứng, mang đi xay hoặc giã nhuyễn với một ít muối hạt. Lọc lấy phần nước lá khế, pha với nước ấm, dùng tắm bé.
  • Lá sài đất: Sài đất tươi mang đi rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước, pha với một ít nước ấm, dùng tắm bé. Biện pháp này có thể làm dịu da, điều trị rôm sảy và ngăn ngừa một số bệnh ngoài da khác.
  • Lá tía tô: Tía tô có tác dụng giảm nhiệt và làm mát da. Dùng một nắm lá tía tô rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước, dùng thoa lên vùng da bị rôm sảy vài lần mỗi ngày. Để nước lá tía tô trên da khoảng 10 – 15 phút sau đó tắm hoặc lau người với nước ấm.

4. Tránh các loại xà phòng mạnh

Vào mùa đông, khi không khí lạnh, hàng rào bảo vệ da của trẻ có thể bị yếu đi và nhạy cảm hơn bình thường. Do đó những trẻ bị rôm sảy vào mùa đông nên tránh việc thay đổi sản phẩm chăm sóc da, sữa tắm và sữa dưỡng ẩm.

Trao đổi với bác sĩ về các sản phẩm an toàn, không tạo bọt. Ngoài ra, cần tránh các sản phẩm có chứa cồn, paraben, chất tạo màu và chất tạo hương thơm để bảo vệ làn da của trẻ.

5. Sử dụng máy tạo độ ẩm

Vào mùa đông, việc sử dụng lò sưởi hoặc tăng nhiệt độ phòng có thể dẫn đến kích ứng da, mất độ ẩm, làm tăng nguy cơ rôm sảy ở người lớn và trẻ em. Do đó, hãy cần nhắc giảm nhiệt độ hoặc tắt lò sưởi khi không cần thiết.

Bé bị rôm sảy bôi thuốc gì
Sử dụng máy tạo độ ẩm để giúp da luôn ngâm nước và ngăn ngừa các triệu chứng rôm sảy

Ngoài ra, sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà rất cần thiết vào mùa đông, khi thời tiết lạnh, khô. Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ hoặc các khu vực trẻ sinh hoạt thường xuyên để cân nhắc bù ẩm cho da và ngăn ngừa rôm sảy.

Hầu hết các trường hợp trẻ bị rôm sảy không nghiêm trọng và được cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cắt ngắn móng tay cho trẻ và hướng dẫn trẻ không được gãi hoặc làm trầy xước da. Điều này có thể khiến các triệu chứng rôm sảy trở nên nghiêm trọng hơn và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Trẻ bị rôm sảy vào mùa đông khi nào cần đến bệnh viện?

Trẻ bị rôm sảy vào mùa đông không phải là một tình trạng khẩn cấp và không cần điều trị y tế. Tuy nhiên nếu các triệu chứng vẫn không được cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp tại nhà, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị hợp lý.

Bác sĩ có thể xác định tình trạng rôm sảy bằng cách khám sức khỏe. Trong quá trình khám sức khỏe, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra lịch sử y tế cá nhân của trẻ để xác định các tình trạng da khác.

Nếu nghi ngờ các bệnh lý khác, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm bổ sinh, chẳng hạn như:

  • Kiểm tra dị ứng
  • Xét nghiệm di truyền
  • Sinh thiết da

Phòng ngừa trẻ bị rôm sảy vào mùa đông

Cách tốt nhất để phòng ngừa tình trạng rôm sảy vào mùa đông là tránh hoàn toàn vùng khí hậu lạnh và không khí khô. Dưới đây là một số mẹo phòng ngừa rôm sảy ở trẻ em và màu đông:

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong nhà, đặc biệt là ở khu vực trẻ thường hoạt động.
  • Hạn chế tắm cho trẻ. Không sử dụng xà phòng tạo bọt và tránh tắm nước quá nóng. Cân nhắc tắm cách ngày nếu cơ thể không ra nhiều mồ hôi và bị bẩn vào mùa đông.
  • Sử dụng xà phòng tự nhiên, không có mùi thơm. Các sản phẩm tốt cho trẻ em bao gồm xà phòng từ glycerin, bơ hạt mỡ hoặc dầu dừa.
  • Mặc quần áo làm từ sợi thoáng khí, chẳng hạn bông, để giảm kích ứng và nóng da.
  • Bảo vệ tay của trẻ bằng cách mang găng tay khi ra ngoài vào mùa đông.
  • Hạn chế thời gian ở trước lò sưởi. Điều này có thể làm giảm độ ẩm, khiến da tiếp xúc với nhiệt độ cao và tăng nguy cơ bị rôm sảy.

Trẻ bị rôm sảy vào mùa đông có thể gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của trẻ. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp, rôm sảy là không nghiêm trọng và sẽ khỏi trong vài ngày. Nếu phát ban nghiêm trọng, kéo dài và không đáp ứng các biện pháp tự chăm sóc, cha mẹ nên liên hệ với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 02/03/2023 - Cập nhật lúc 12:48 pm , 02/03/2023

Bình luận

*
*

Bài viết nhiều người đọc