Chuẩn bị trước khi mang thai và những kiến thức cần cho các cặp vợ chồng

Chuẩn bị mang thai với các kiến thức, sức khỏe,… là một khâu quan trọng và cần thiết mà bất cứ cặp vợ chồng nào cũng phải thực hiện trước khi bước vào hành trình làm cha, làm mẹ. Vậy chuẩn bị trước khi mang thai cần có những gì? Để biết chính xác việc cần làm, mọi người đừng bỏ qua những thông tin quan trọng dưới đây nhé.

Mỗi cặp vợ chồng sau khi kết hôn, để tổ ấm được trọn vẹn và ý nghĩa nhất thì không thể không bàn đến chuyện sinh con đẻ cái. Đó là nhiệm vụ và trách nhiệm thiêng liêng mà dường như ai cũng muốn ít nhất một lần trong đời được làm tròn bổn phận.

Nói đến sinh con, nhiều người nghĩ nó là “công việc” đơn giản vì chỉ cần vợ chồng “kết hợp” sẽ “tạo” ra đứa bé. Thế nhưng, trên thực tế, để đón một thiên thần bé bỏng chào đời, các ông bố bà mẹ cần phải chuẩn bị hàng tá thứ khác nhau ngay từ giai đoạn có ý định mang thai.

Vậy để chuẩn bị mang thai, mỗi cặp vợ chồng cần phải trang bị cho mình những điều gì? Để biết chính xác việc cần làm, mọi người đừng bỏ qua những thông tin quan trọng dưới đây.

Khám sức khỏe tiền thai sản để chuẩn bị trước khi mang thai

Để chuẩn bị mang thai, điều quan trọng trước tiên là vợ chồng cần phải có một sức khỏe thật tốt. Bởi một khi chồng khỏe, vợ khỏe thì khả năng đứa trẻ sinh ra bình an và lành lặn sẽ rất cao.

Vì thế trước khi nghĩ đến chuyện có con, các cặp đôi cần sắp xếp lịch hẹn đến bệnh viện hoặc các phòng khám uy tín để tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát hay nói chính xác là đi khám tiền thai sản.

Để chuẩn bị trước khi mang thai cần phải đi khám sức khỏe tiền sinh sản
Để chuẩn bị trước khi mang thai cần phải đi khám sức khỏe tiền sinh sản

Mục đích của khám tiền sản là kiểm tra xem có bất cứ rủi ro nào ảnh hưởng đến quá trình thụ thai hay không để từ đó đưa ra hướng giải quyết kịp thời. Đồng thời, căn cứ vào kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ có những lời khuyên, tư vấn một cách khoa học và chính xác nhất giúp bạn có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh. Vậy khi tiến hành khám tiền sản để chuẩn bị có thai, mọi người cần phải lưu ý những gì?

Các thông tin cần cung cấp khi khám tiền sản để chuẩn bị mang thai

Khi đi khám, mọi người cần chuẩn bị tâm lý thoải mái, tránh tình trạng căng thẳng, lo âu quá mức. Đồng thời để giúp bác sĩ đưa ra kết luận cũng như lời khuyên chính xác nhất, các cặp vợ chồng đừng quên cung cấp cho họ một số thông tin quan trọng như:

  • Hãy nói chính xác số lượt sinh đẻ trước đó để bác sĩ biết đây có phải lần chuẩn bị trước khi mang thai lần đầu của bạn hay không rồi từ đó đưa ra những lời khuyên chi tiết, cụ thể nhất.
  • Loại thuốc tránh thai hoặc biện pháp tránh thai bạn đã sử dụng trước đó
  • Lịch sử các cuộc phẫu thuật đã từng thực hiện (nếu có)
  • Kể tên các loại thuốc vợ chồng bạn đang dùng
  • Trình bày rõ các vấn đề sức khỏe mà hiện tại vợ chồng bạn đang gặp phải
  • Hãy cho bác sĩ biết trong gia đình bạn có nhiều người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp… hay không
  • Đừng quên nói cho bác sĩ về tính chất công việc hoặc môi trường sống của hai người, chẳng hạn như có thường xuyên tiếp xúc với hóa chất không, có hay phải làm việc thâu đêm không, khu vực sinh sống có hay bị ô nhiễm nguồn nước không…

Tất cả những thông tin trên sẽ giúp bác sĩ có cái nhìn sơ qua về tình trạng sức khỏe của bạn trước khi sử dụng máy móc, thiết bị y tế để tiến hành kiểm tra. Vì thế, ở trước mặt bác sĩ, bạn đừng “giấu” bệnh của mình, hãy thẳng thắn chia sẻ và tâm sự với họ, từ đó sẽ giúp bạn có một quá trình chuẩn bị mang thai tốt nhất.

Các hạng mục cần thực hiện khi khám tiền sản

Để chuẩn bị trước khi mang thai, thông thường khi quyết định đi khám tiền sản, mỗi cặp vợ chồng sẽ được thực hiện các bài kiểm tra quan trọng như:

  • Tiến hành khám sức khỏe tổng quát để bác sĩ đánh giá chung về tình trạng tim, phổi, tuyến vú, tuyến giáp, vùng chậu …
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra xem bạn có bị tiểu đường, máu nhiễm mỡ, thiếu máu hay không
  • Xét nghiệm tầm soát 1 số bệnh có thể lây truyền cho bé trong suốt quá trình mang thai, chẳng hạn như viêm gan siêu vi B, HIV, giang mai, virus rubella.
  • Khám phụ khoa và nam khoa để kịp thời phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Siêu âm ổ bụng để có thể phát hiện các bất thường ở vùng gan, tụy, thận, tử cung, buồng trứng
  • Để chuẩn bị mang thai, bạn là phụ nữ trên 35 tuổi có thể sẽ phải thực hiện thêm xét nghiệm PAP Smear để phát hiện ung thư cổ tử cung, chụp nhũ ảnh để phát hiện u vú…
Xét nghiệm máu là một khâu quan trọng cần thực hiện để chuẩn bị mang thai
Xét nghiệm máu là một khâu quan trọng cần thực hiện để chuẩn bị mang thai

Sau khi có kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên đầy đủ và chính xác nhất giúp quá trình mang thai của bạn diễn ra dễ dàng, an toàn nhất. Khi ấy, nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào chẳng hạn như mang bầu cần ăn gì hay chuẩn bị mang thai nên uống thuốc bổ gì… thì đừng quên hỏi bác sĩ nhé.

Mọi lời khuyên nhận được, bạn hãy ghi chép thật cẩn thận trong một cuốn sổ và cố gắng thực hiện theo để quá trình chuẩn bị trước khi mang bầu được diễn ra thuận lợi nhất.

Xây dựng kế hoạch dinh dưỡng chuẩn bị mang thai

Muốn có một sức khỏe thật tốt để chuẩn bị trước khi mang bầu, các cặp vợ chồng không thể không chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình. Đây là một trong những kiến thức chuẩn bị mang thai quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thụ thai và sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Các chuyên gia dinh dưỡng và thai sản khuyên các cặp vợ chồng cần phải tích cực bổ sung các thực phẩm quan trọng như:

Chuẩn bị trước khi mang bầu nên bổ sung nhiều thực vật

Trước khi chuẩn bị mang thai khoảng 3 tháng, các cặp vợ chồng cần tích cực ăn nhiều rau xanh và trái cây để cơ thể tiếp nhận thêm một lượng dồi dào vitamin tốt cho sức khỏe. Đồng thời, bạn cũng nên tăng cường ăn các loại hạt, bơ, dầu ô liu, dầu hạt nho để có thể làm giảm viêm, thúc đẩy quá trình rụng trứng, thụ thai diễn ra suôn sẻ.

Chuẩn bị trước khi mang bầu, bạn nên ăn nhiều thực vật
Chuẩn bị trước khi mang bầu, bạn nên ăn nhiều thực vật

Ưu tiên các loại protein nạc

Khi mang thai, người mẹ sẽ cần rất nhiều dinh dưỡng để nuôi bào thai vì thế để có một sức khỏe thật tốt, tràn trề sinh lực, bạn nên tích cực ăn các loại thịt như gà, lợn, bò. Đây là nguồn cung cấp protein, kẽm, sắt… quan trọng cho người mẹ.

Bên cạnh đó, các loại cá như cá hồi, cá ngừ… cũng là lựa chọn tuyệt vời mà các cặp vợ chồng nên ưu tiên. Tốt nhất, bạn nên tiêu thụ loại thực phẩm này 2-3 lần/tuần.

Không ăn nhiều đồ ngọt

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất làm ngọt nhân tạo trong các thực phẩm như bánh kẹo, nước uống có ga có thể gây ức chế quá trình rụng trứng, đồng thời làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, từ đó làm gián đoạn quá trình thụ thai. Vì thể để chuẩn bị trước khi có thai, cả vợ cả chồng cần phải kiêng khem, hạn chế tiêu thụ đồ ngọt.

Cần phải tiêm phòng trước khi mang thai

Một trong những việc quan trọng cần thực hiện để chuẩn bị trước khi mang bầu là tiêm phòng đầy đủ. Bởi khi mang thai, hệ miễn dịch của cơ thể mẹ sẽ hoạt động kém hơn nên nguy cơ mắc bệnh, lây nhiễm bệnh là rất cao. Chính vì thế, việc tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe người mẹ, đồng thời giúp bé tăng cường sức đề kháng ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Theo ý kiến của các chuyên gia, trước khi mang thai 6 tháng, chị em phụ nữ cần đến bệnh viện hoặc các phòng khám uy tín để thực hiện các mũi tiêm phòng quan trọng như:

  • Vắc xin ngừa thủy đậu: Nên tiêm phòng trước khi mang thai 1 tháng
  • Vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung: Nếu bạn dưới 26 tuổi thì cần xem xét tiêm loại vắc xin này
  • Tiêm phòng sởi quai bị Rubella trước khi chuẩn bị có thai
  • Tiêm phòng viêm gan siêu vi B trước khi mang thai: Không chỉ người mẹ mà ngay cả chồng cũng cần phải tiêm mũi này.
  • Không quên tiêm phòng cúm trước khi mang thai: Đây là một mũi tiêm vô cùng quan trọng phòng ngừa cho mẹ không bị cúm trong suốt quá trình mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu – thời điểm mẹ bị cúm sẽ dễ khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Tốt nhất nên tiêm phòng cúm trước khi chuẩn bị để mang thai khoảng 3 tháng.
Để chuẩn bị mang thai, bạn không thể không tiến hành tiêm phòng trước khi mang thai
Để chuẩn bị mang thai, bạn không thể không tiến hành tiêm phòng trước khi mang thai

Trước khi tiến hành tiêm các loại vắc xin, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và đừng quên “khai báo” rõ ràng các loại thuốc hoặc bệnh bạn đang điều trị để có hướng giải quyết hợp lý nhất. Đặc biệt, chị em cần lưu lại lịch tiêm phòng trước khi mang thai và nên giữ lại vỏ hộp các loại vắc xin đã tiêm để bác sĩ dễ theo dõi.

Tập thể dục thường xuyên và kiểm soát cân nặng thật tốt

Ngoài việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng, các cặp vợ chồng đang trong giai đoạn chuẩn bị mang thai cần phải có kế hoạch tập luyện thể dục cũng như kiểm soát cân nặng thật tốt. Một số bài tập mà vợ chồng có thể cùng nhau thực hiện là:

  • Đi bộ hoặc chạy bộ: Hoạt động tưởng chừng như đơn giản này có thể giúp hệ thần kinh và hệ tim mạch hoạt động hiệu quả, từ đó giúp lượng máu trong cơ thể vận chuyển một cách trơn tru.
  • Bơi lội: Trong thời kỳ chuẩn bị trước khi mang thai, chị em phụ nữ có thể đăng ký đi học một khóa bơi lội để tinh thần được thoải mái
  • Yoga: Đây là một trong những loại hình tập luyện giúp phụ nữ trước khi mang thai có được cơ thể dẻo dai và thon gọn. Đặc biệt, theo các chuyên gia, việc tập luyện yoga đúng cách sẽ tăng khả năng thụ thai lên rất nhiều lần.

Bên cạnh các hoạt động thể thao trên, các cặp vợ chồng có thể cùng nhau tập luyện tăng cường sức khỏe bằng cách đạp xe, nâng tạ… Đặc biệt, nếu chị em nào đang gặp vấn đề về hội chứng buồng trứng đa nang hoặc thừa cân thì không nên xem nhẹ việc tập thể dục thường xuyên.

Tuy nhiên dù lựa chọn hình thức rèn luyện nào, các bạn cần nhớ tập với mật độ nhẹ nhàng, không nên dùng sức quá nhiều để tránh gây ảnh hưởng cho sức khỏe, khiến lượng tinh binh cũng như chất lượng trứng không được tốt.

Tìm hiểu các kiến thức chuẩn bị mang thai

Ngoài kiến thức về tiêm phòng, chế độ dinh dưỡng thì trong danh sách kiến thức chuẩn bị mang thai, mọi người đừng quên tìm hiểu thông tin về chu kỳ kinh nguyệt, cách tính ngày rụng trứng, thời điểm tốt để “quan hệ”, quá trình thai nhi hình thành ra sao…

Chu kỳ kinh nguyệt như thế nào là ổn định?

Chu kỳ kinh nguyệt là một hiện tượng hay nói một cách thân thiết nó chính là “người bạn” luôn đồng hành cùng các chị em trong mỗi tháng. Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài khoảng 28-32 ngày, mỗi lần kéo dài khoảng 3-7 ngày tùy từng người. Nếu chu kỳ kinh nguyệt kéo dài quá 35 ngày thì mọi người cần lưu ý vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe sinh sản đang có vấn đề.

Để chuẩn bị có bầu, bạn cần theo dõi cẩn thận chu kỳ kinh nguyệt
Để chuẩn bị có bầu, bạn cần theo dõi cẩn thận chu kỳ kinh nguyệt

Căn cứ vào chu kỳ kinh nguyệt, chị em phụ nữ hoàn toàn có thể tính được ngày rụng trứng để “căn” thời gian chuẩn phục vụ cho việc “ân ái”. Do đó, mọi người cần ghi nhớ chính xác “ngày ấy” của mình trong khoảng 3-4 tháng. Nếu thấy có bất kỳ vấn đề bất thường về màu sắc, lượng máu kinh, tần suất đau bụng kinh… thì cần đi khám ngay để quá trình chuẩn bị trước khi mang bầu được thuận lợi nhất.

Thời điểm nào nên “quan hệ” để tăng khả năng thụ thai

Sau khi tính được chính xác ngày rụng trứng, các cặp vợ chồng sẽ tiến hành “săn” con. Theo các chuyên gia, để tăng cơ hội có thai, vợ chồng nên “quan hệ” trước thời điểm rụng trứng khoảng 2-3 ngày vì tình trùng có thể sống được 3-5 ngày trong tử cung phụ nữ. Nếu quan hệ vào đúng ngày rụng trứng thì khả năng thụ thai sẽ gần như là tuyệt đối.

Quá trình hình thành thai nhi

Từ giai đoạn thụ thai đến khi bé yêu chào đời, mẹ bầu sẽ phải trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau và toàn bộ quá trình ấy kéo dài trong khoảng 9 tháng 10 ngày. Trong suốt thời gian đó, bạn sẽ đi từ mọi cung bậc cảm xúc từ vui sướng, bồn chồn, lo lắng cho đến việc vỡ òa trong niềm hạnh phúc khi nhìn thấy thiên thần của mình đến với thế giới.

Kiểm tra vấn đề tài chính của một gia đình nhỏ

Một vấn đề không hề kém phần quan trọng trong danh sách những việc cần chuẩn bị trước khi mang thai đó là kiểm tra thật cẩn thận vấn đề tài chính của gia đình.

Tại sao lại phải như vậy? Đơn giản thôi, vì khi sinh một đứa con, bạn sẽ phải chi tiêu rất nhiều thứ từ bỉm, sữa, quần áo đến khi tiền nuôi ăn học sau này, dó đó để chuẩn bị cho con cái một cuộc sống đủ đầy và tốt nhất, vợ chồng cần phải có nguồn tài chính hợp lý, ổn định.

Vợ chồng cần thảo luận rõ với nhau vấn đề tài chính trước khi quyết định sinh con
Vợ chồng cần thảo luận rõ với nhau vấn đề tài chính trước khi quyết định sinh con

Một khi vấn đề này được giải quyết, trong quá trình mang thai, sinh con và nuôi dạy con, bạn sẽ chẳng phải bận tâm nhiều đến chuyện tiền bạc, kinh tế. Đồng thời, vợ chồng sẽ tránh được những cuộc cãi vã, tranh luận liên quan đến tiền bạc. Nói chung lại, chỉ cần tài chính ổn định, cuộc sống của bạn sau khi sinh con sẽ đơn giản và ít gặp khó khăn hơn rất nhiều.

Vợ chồng đã sẵn sàng để chuẩn bị có thai?

Để chuẩn bị mang thai, nếu vợ chồng bạn đã trang bị đầy đủ những kiến thức trên thì chẳng cần phải lo ngại gì nữa. Hãy chú ý sắp xếp các việc cần làm theo một thứ tự nhất định để tránh bỏ sót khâu nào nhé. Hy vọng các kiến thức chuẩn bị trước khi mang thai này sẽ giúp ích cho nhiều gia đình, đặc biệt là đối với các cặp vợ chồng mới kết hôn và đang từng ngày mong ngóng con.

Hành trình làm cha làm mẹ đầy khó khăn nhưng cũng đầy ý nghĩa đang ở phía trước đón chào mọi người, hãy chuẩn bị kiến thức thật tốt để bước vào hành trình ấy một cách tự tin, suôn sẻ và thuận lợi nhất nhé.

Ngày đăng: 15/06/2023 - Cập nhật lúc 1:23 pm , 15/06/2023

Bình luận

*
*

Biên tập viên
Miss Thanh Loan tốt nghiệp ngành Marketing của Đại học Thương mại Hà Nội, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc và hoạt động trong lĩnh vực báo chí, sức khỏe, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Biên tập, biên dịch nội dung thông tin về sức khỏe, làm đẹp, sức khỏe mẹ bé, phụ nữ mang thai trên các trang thông tin uy tín nước ngoài, thường xuyên cập nhập các xu thế về sức khỏe, làm đẹp trên mạng xã hội Miss Thanh Loan chịu trách nhiệm biên tập nội dụng về sức khỏe sinh sản trên Wikibacsi.com.
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc