Thai nhi 13 tuần tuổi có biết trai hay gái không? Điều mẹ cần biết

Thai nhi 13 tuần tuổi có biết trai hay gái không? Mang thai 13 tuần có quan hệ được không? Mẹ nên ăn gì để tốt cho thai nhi?… là những thắc mắc điển hình của các mẹ bầu, đặc biệt là những người lần đầu mang thai. Tất cả các vấn đề này sẽ được giải đáp tường tận và chi tiết thông qua bài viết dưới đây. Các mẹ đừng vội bỏ qua nhé.

Thai nhi 13 tuần tuổi có biết trai hay gái không?

Thai nhi 13 tuần tuổi có biết trai hay gái không là thắc mắc của không chỉ một mà rất nhiều mẹ gửi đến chuyên mục Mẹ và Bé của wikibacsi.com. Theo các chuyên gia, ngay từ tuần thứ 7 của thai kỳ, bộ phận sinh dục của bé yêu đã bắt đầu hình thành, thế nhưng nó chưa rõ ràng. Có lẽ phải đợi đến tuần 17 trở đi, các mẹ mới có thể có được câu trả lời chính xác nhất. Vì thế các mẹ đừng quá nóng vội nhé.

Ở thời điểm này, thai nhi sẽ có một số thay đổi điển hình như:

  • Kích thước tăng gấp 3 lần so với thời điểm mới hình thành
  • Nặng hơn 23g và dài khoảng 7.4cm
  • Dấu vân tay bắt đầu hình thành
  • Bé có thể nheo mắt, cau mày, nhăn mặt
  • Có thể múi ngón tay
  • Lông tơ bao phủ khắp cơ thể bé
  • Gan bắt đầu tạo ra mật
  • Bé cử động nhiều hơn bên trong bụng mẹ
Thai nhi 13 tuần tuổi có biết trai hay gái không? Câu trả lời là Không
Thai nhi 13 tuần tuổi có biết trai hay gái không? Câu trả lời là Không

Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào khi mang thai tuần 13?

Thai nhi lớn dần lên mỗi ngày đồng nghĩa với việc cơ thể mẹ cũng có những sự thay đổi nhất định. Cụ thể là:

  • Kích thước vòng 1 tiếp tục phát triển
  • Vòng bụng của mẹ đã lộ diện rõ ràng
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Hiện tượng ốm nghén, buồn nôn có thể đã giảm
  • Mẹ ăn ngon miệng hơn
  • Da mặt bắt đầu có sự thay đổi, có thể là sự xuất hiện của những đốm tàn nhang hoặc mụn
  • Ham muốn tình dục tăng cao
  • Bắt đầu mắc chứng hay quên

Một số thắc mắc của mẹ khi mang thai 13 tuần

Ngoài thắc mắc thai nhi 13 tuần tuổi có biết trai hay gái không, mẹ bầu còn rất nhiều nỗi băn khoăn khi mang thai đến thời điểm này. Dưới đây là một số câu hỏi điển hình của các mẹ:

1. Thai 13 tuần có phá được không?

Thai nhi 13 tuần tuổi có biết trai hay gái không? – Câu trả lời có thể là có nhưng ở thời điểm thai 13 tuần, thai nhi đã dài chừng 7.4cm và nặng khoảng 23g. Các bộ phận trên cơ thể cũng dần hoàn thiện. Chỉ trừ trường hợp thai nhi bị dị tật, chậm phát triển, bác sĩ mới khuyên người mẹ nên suy nghĩ đến việc phá thai. Còn nếu mọi chỉ số phát triển đều tốt, mẹ bầu không nên đưa ra quyết định tàn nhẫn này khi thai nhi đã lớn. Lúc này, nếu mẹ bầu quyết định đình chỉ thai nghén, nguy cơ gặp rủi ro sẽ rất cao.

Nếu thực sự mong muốn phá thai ở thời điểm này, mẹ nhất định phải tìm đến địa chỉ uy tín với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao để tránh gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm, thủng tử cung, sót thai hoặc thậm chí nguy hiểm hơn là mất hoàn toàn khả năng làm mẹ.

Khi thai nhi đã 13 tuần, mẹ bầu tuyệt đối không tự ý mua thuốc phá thai về sử dụng vì biện pháp này chỉ có tác dụng với thai từ 7 tuần tuổi trở xuống. Lúc này, mẹ sẽ được chỉ định áp dụng phương pháp nong gắp thai để đảm bảo an toàn nhất.

Sau khi tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát, bác sĩ mới quyết định có nên cho mẹ áp dụng phương pháp đình chỉ thai nghén này hay không. Thai phụ sẽ được tiến hành gây mê để hạn chế đau đớn, vùng kín cũng sẽ được vệ sinh và sát khuẩn sạch sẽ để tránh tình trạng viêm nhiễm.

Sau đó không lâu, bác sĩ sẽ đặt van và mổ cổ tử cung, gây tê ngay tại vị trí này. Một thiết bị y tế nhỏ sẽ được đưa vào bên trong để gắp bào thai ra ngoài. Mẹ bầu sẽ được giữ lại bệnh viện theo dõi khoảng 1-3 tiếng rồi mới được phép về nhà. Sau 1 tuần, mẹ cần đi kiểm tra lại.

2. Mang thai 13 tuần vẫn nghén liệu có sao không?

Thông thường sau khi kết thúc tuần thai thứ 12, hiện tượng ốm nghén, buồn nôn ở mẹ bầu sẽ chấm dứt. Thế nhưng không ít mẹ vẫn bị “người bạn” này đeo bám không buông ở những tuần kế tiếp. Thậm chí, theo ghi nhận của các chuyên gia y tế, không ít trường hợp mẹ bầu bị ốm nghén suốt 9 tháng mang thai.

Nhiều mẹ bầu mang thai tuần thứ 13 vẫn bị ốm nghén
Nhiều mẹ bầu mang thai tuần thứ 13 vẫn bị ốm nghén

Mang thai 13 tuần vẫn nghén sẽ không có gì đáng lo ngại cả. Tùy theo cơ địa của từng người, cơn ốm nghén có thể bắt đầu và kết thúc ở những thời điểm khác nhau trong thai kỳ. Mẹ không cần quá lo lắng, chỉ cần giữ tâm trạng thoải mái, cố gắng ăn uống và theo dõi tình hình này thêm một thời gian nữa.

Nếu tình trạng ốm nghén vẫn nặng như 12 tuần đầu và không có dấu hiệu thuyên giảm, kéo dài liên tục ở nhiều tháng tiếp theo, tốt nhất các mẹ nên đi bệnh viện kiểm tra. Bởi lẽ việc ốm nghén dài ngày sẽ khiến mẹ bầu ăn không ngon miệng và điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cung cấp dưỡng chất nuôi bào thai. Thai nhi có thể sẽ chậm phát triển hoặc dị tật nếu không được “bơm” đủ dinh dưỡng.

3. Có thai 13 tuần có quan hệ được không?

Bên cạnh thắc mắc thai nhi 13 tuần tuổi có biết trai hay gái không, nhiều mẹ còn băn khoăn thêm một vấn đề nữa là ở thời điểm này có nên quan hệ tình dục không? Lý giải câu hỏi này, các chuyên gia cho biết nếu mọi kết quả siêu âm, khám thai đều tốt đẹp, điều đó có nghĩa là thai nhi đang hình thành và phát triển đúng chuẩn, mẹ bầu có sức khỏe ổn định, thì các cặp đôi hoàn toàn có thể nghĩ đến chuyện “yêu”.

Tuy nhiên, khi “ân ái”, mọi người cần nhớ một số điểm quan trọng dưới đây:

  • Chọn tư thế an toàn nhất sao cho vùng bụng của mẹ ít phải chịu sự tác động
  • Thời gian quan hệ mỗi lần không nên quá dài tránh để mẹ bầu bị kiệt sức
  • Mỗi tuần chỉ nên duy trì đời sống chăn gối vợ chồng khoảng 1 – 2 lần
  • Người chồng nên sử dụng bao cao su hoặc cho xuất tinh ngoài
  • Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ
  • Chỉ nên “ân ái” nếu mẹ bầu thực sự có nhu cầu

Một số trường hợp mẹ bầu không nên “yêu” trong thời gian mang thai:

  • Mẹ mang thai ngoài 35 tuổi
  • Đã từng có tiền sử sảy thai, sinh non
  • Thường xuyên mệt mỏi, ốm yếu
  • Mẹ mang song thai hoặc đa thai
  • Đã từng ít nhất 1 lần bị chảy máu sau khi quan hệ lúc mang thai
  • Mẹ bị viêm âm đạo hoặc mắc các bệnh phụ khoa khác
  • Thường xuyên bị đau bụng
  • Chị em có tử cung nhạy cảm, bị chẩn đoán suy tử cung ở 3 tháng giữa
  • Bị nhau tiền đạo

4. Mang thai tuần thứ 13 nên ăn gì?

Không chỉ riêng tuần thai thứ 13, mẹ bầu trong suốt thời gian “bụng mang dạ chửa” nên tích cực ăn một số thực phẩm như:

  • Cá hồi, cá thu, cá mòi…
  • Thịt gà, bò, lợn…
  • Tôm, cua, bạch tuộc, mực…
  • Táo, chuối, kiwi, lựu, nho, dâu tây, việt quất…
  • Hạt hạnh nhân, óc chó, mác ca, hạt bí ngô…
  • Ngũ cốc, bột yến mạch
  • Sữa dành cho bà bầu, sữa bò, sữa dê hoặc đậu nành…
  • Rau bina, măng tây, bắp cải, súp lơ…
  • Sinh tố, nước ép trái cây
Mẹ bầu nên ăn nhiều hoa quả
Mẹ bầu nên ăn nhiều hoa quả

Trong quá trình chế biến món ăn, các mẹ nên cố gắng đa dạng cách làm để tránh bị ngấy. Mẹ hoàn toàn có thể dành chút thời gian lên mạng tìm kiếm cách làm các món ăn ngon cho bà bầu, chúng tôi đảm bảo mẹ sẽ thu về một loại các kết quả vô cùng đáng mong đợi. Tuy nhiên, khi chế biến bất cứ thực phẩm nào đó, các mẹ cần nhớ:

  • Đảm bảo ăn chín, uống sôi
  • Rửa sạch mọi thực phẩm trước khi chế biến
  • Hạn chế ăn đồ ăn để qua đêm trong tủ lạnh
  • Tránh kết hợp các thực phẩm kỵ nhau trong cùng một món ăn
  • Mua thực phẩm ở cửa hàng lớn, đảm bảo an toàn chất lượng
  • Không nên ăn mặn, không nấu quá nhiều dầu mỡ

5. Bầu 13 tuần có nên uống nước dừa không?

Thai nhi 13 tuần tuổi có biết trai hay gái không? Bầu 13 tuần có nên uống nước dừa không? Là những thắc mắc điển hình của các mẹ ở thời điểm này. Nếu như 12 tuần trước đó (tức là 3 tháng đầu mang thai), mẹ bầu được khuyên không nên uống nước dừa vì nó có thể khiến cho tình trạng ốm nghén trở nên trầm trọng thì giờ đây mọi chuyện đã thay đổi.

Bắt đầu từ tuần thứ 13 của thai kỳ, mẹ bầu có thể bổ sung thêm nước dừa vào danh sách các loại đồ uống bổ dưỡng vừa tốt cho mẹ vừa lợi cho con. Mỗi tuần mẹ nên uống khoảng 2 – 3 lần để cung cấp một lượng nước nhất định cho cơ thể. Đồng thời, cơ thể mẹ sẽ hấp thụ một lượng lớn kali, magie, phốt pho giúp giảm tăng năng lượng, giảm thiểu nguy cơ bị bệnh do virus, vi khuẩn.

6. Mang thai tuần 13 nên làm gì?

Mang thai tuần 13, điều đó có nghĩa là mẹ đã chính thức bước sang giai đoạn mới của hành trình “bụng mang dạ chửa” – tam cá nguyệt thứ 2. Đây được xem là thời điểm bình yên nhất đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, để tốt cho thai nhi, các mẹ vẫn nên:

  • Theo dõi sát sao mọi sự biến đổi trên cơ thể để sớm nhận ra dấu hiệu bất thường nếu có
  • Nên ăn uống khoa học, đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu
  • Nên nghe nhạc, đọc sách mỗi ngày để kích thích trí não của thai nhi
  • Dành 30 phút mỗi ngày để đi bộ hoặc tập yoga
  • Tìm đọc các tài liệu nói về hành trình mang thai
  • Giữ tâm trạng luôn luôn vui vẻ, thoải mái, hoạt bát
  • Đi ngủ sớm vào mỗi buổi tối, tốt nhất là trước 11h tối
  • Uống sữa dành cho bà bầu mỗi ngày
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát
  • Chọn những đôi giày có độ chắc chắn cao
  • Siêu âm, khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ

Thai nhi 13 tuần tuổi có biết trai hay gái không sẽ chẳng là vấn đề quan trọng nếu như cha mẹ thuộc những người không quá bận tâm đến việc giới tính của con cái, bởi lẽ con nào thì cũng là con do chính mẹ đẻ ra. Giới tính của thai nhi đã được quyết định ngay từ khoảnh khắc trứng gặp tinh trùng, do đó nếu không có sự tính toán kỹ càng từ trước, mẹ sẽ chẳng thay đổi được gì khi “mọi chuyện đã rồi”. Con cái là lộc trời cho vì thế mọi người hãy cứ mỉm cười hạnh phúc đón con chào đời, chăm sóc và nuôi dưỡng con thật tốt cho dù bé có là trai hay gái đi nữa nhé.

Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh!

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 02/03/2023 - Cập nhật lúc 2:05 pm , 02/03/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Biên tập viên
Miss Thanh Loan tốt nghiệp ngành Marketing của Đại học Thương mại Hà Nội, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc và hoạt động trong lĩnh vực báo chí, sức khỏe, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Biên tập, biên dịch nội dung thông tin về sức khỏe, làm đẹp, sức khỏe mẹ bé, phụ nữ mang thai trên các trang thông tin uy tín nước ngoài, thường xuyên cập nhập các xu thế về sức khỏe, làm đẹp trên mạng xã hội Miss Thanh Loan chịu trách nhiệm biên tập nội dụng về sức khỏe sinh sản trên Wikibacsi.com.
Về tác giả