Có thai 5 tuần và những điều hết sức quan trọng mẹ cần “thuộc lòng bàn tay”

Có thai tuần thứ 5, điều đó có nghĩa là bạn đang đặt những bước chân đầu tiên vào một cốc mới của hành trình mang thai. Bé yêu của bạn đã bước vào tháng thứ 2 của thai kỳ. Lúc này, bụng chưa “lộ diện” nhưng, bên trong cơ thể bạn rất nhiều thứ kỳ diệu đang diễn ra. Có thể bạn vẫn chưa cảm nhận thấy gì nhưng yên tâm là một sinh linh bé bỏng trong bụng bạn đang tiếp tục cuộc hành trình để lớn dần lên mỗi ngày. Vậy khi có thai 5 tuần, bản thân mẹ và thai nhi đã có những bước tiến vượt trội như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

Thai 5 tuần có kích thước bao nhiêu?

Như chúng ta đã biết, trong tháng đầu tiên, kích thước thai nhi vô cùng nhỏ bé. Nó bắt đầu hình thành từ một chấm nhỏ li ti không thể nhìn thấy bằng mắt thường cho đến khi lớn thành 1 hạt vừng ở tuần thứ 4. Vậy thai 5 tuần có kích thước bao nhiêu?

Các chuyên gia sản phụ khoa cho biết ở thời điểm mang thai 5 tuần, thai nhi lúc này có kích thước bằng 1 hạt tiêu và trông giống một con nòng nọc nhỏ. Theo ước tính, chiều dài thai nhi lúc này đạt khoảng 2mm.

Có thai 5 tuần, kích thước thai nhi bằng 1 hạt tiêu
Có thai 5 tuần, kích thước thai nhi bằng 1 hạt tiêu

Được biết, ở thời điểm này, phôi thai bắt đầu hình thành với tốc độ nhanh chóng mặt và tạo thành 3 lớp là ngoại bì, trung bì, nội bì. Lớp đầu tiên – ngoại bì (ectoderm) sẽ là nơi phát triển ống thần kinh, từ đó não, tủy sống, dây thần kinh, xương sống của thai nhi sẽ dần hình thành.

Đồng thời, khi có thai 5 tuần, tim và hệ tuần hoàn của bé cũng dần xuất hiện ở lớp thứ 2 – trung bì (mesoderm). Có thể mẹ không biết, trung bì cũng là nơi để các mô cơ, sụn, xương của bé mọc lên. Lớp thứ 3 – nội bì (endoderm) sẽ là nơi quy tụ của một số bộ phận quan trọng của cơ thể như phổi, ruột, hệ tiết niệu, tuyến giáp, gan và tuyến tụy.

Cơ thể người mẹ thay đổi như thế nào khi có thai 5 tuần?

Có lẽ bước sang tuần thứ 5, cơ thể người mẹ sẽ có những thay đổi rõ rệt nhất để khẳng định một cách chắc nịch rằng bạn đã chính thức gia nhập hội những người sắp làm mẹ.

Chắc chắn lúc này “bà dì” của bạn sẽ không còn “ghé thăm” đều đặn như các tháng trước đây. Sau khi quan hệ và không dùng biện pháp tránh thai, việc mất đi kinh nguyệt chỉ có được giải thích bằng việc bạn đã “dính bầu”.

Bên cạnh dấu hiệu có thai 5 tuần trên, bạn sẽ nhận thấy rất nhiều sự thay đổi khác của cơ thể. Điển hình là:

  • Ngực càng ngày càng căng tức khó chịu, kích thước cũng bắt đầu lớn dần lên
  • Đi tiểu thường xuyên, cứ 10-15 phút lại đi một lần và điều này khiến bạn cảm thấy rất bất tiện
  • Bạn chẳng làm công việc nặng nhọc gì nhưng lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, đau đầu và chỉ muốn nằm nghỉ
  • Bạn chẳng ăn thứ gì lạ thậm chí là buổi sáng chưa kịp ăn gì nhưng lại luôn có cảm giác khó chịu ở bụng, luôn buồn nôn và muốn nôn
  • Một dấu hiệu mang thai tuần thứ 5 nữa là bạn phải chịu những cơn đau lưng vô cùng khó chịu
  • Những cơn đau bụng dưới lâm râm cũng có thể đến và làm phiền bạn trong thời gian này

Nếu bạn nhận thấy mình bỗng nhiên mất kinh và kèm theo các dấu hiệu trên thì chúc mừng bạn đã có thai 5 tuần rồi đó. Nếu bạn chưa thực sự tin vào nhận định của mình thì hãy đến bệnh viện để tiến hành thử máu hoặc nước tiểu.

Đi tiểu thường xuyên là dấu hiệu có thai 5 tuần
Đi tiểu thường xuyên là dấu hiệu có thai 5 tuần

Hai kết quả kiểm tra kia chắc chắn sẽ cho bạn câu trả lời chuẩn nhất. Nhưng yên tâm đi, chúng tôi tin rằng các dấu hiệu kia không thể nào nhầm lẫn được nên các bạn hoàn toàn có thể ăn mừng cùng chồng hoặc người thân rồi đó.

Một số thắc mắc của mẹ bầu khi mang thai 5 tuần

Việc mang thai không hề dễ như việc ăn cơm, đi chợ hay mua sắm. Nó bắt đầu một cách kỳ diệu và trải qua một quãng thời gian 9 tháng 10 cũng đầy thú vị, ý nghĩa và thiêng liêng. Đó là một phép màu mà chỉ người phụ nữ mới có vinh dự được trải nghiệm.

Thế nhưng, không phải ai mang thai cũng dễ dàng và thuận lợi. Không phải ai mang thai cũng tràn ngập nụ cười với tâm trạng thoải mái. Không phải ai mang thai cũng đầy một rổ các kinh nghiệm từ A-Z. Có người này thì cũng phải có người kia. Với những người lần đầu mang thai, trong đầu họ hiện lên hàng trăm câu hỏi vì sao, hàng vạn thắc mắc, băn khoăn mà chưa tìm được lời lý giải chính xác nhất.

Dưới đây, wikibacsi.com sẽ tổng hợp lại những thắc mắc phổ biến nhất của các mẹ khi có thai 5 tuần. Với sự tham vấn nhiệt tình của các chuyên gia trong lĩnh vực sinh sản, chúng tôi xin đưa ra những câu trả lời chuẩn xác nhất.

1. Thai 5, 6 tuần chưa có phôi thai có sao không?

Nhiều trường hợp mẹ bầu đi khám thai và phát hiện rằng thai 5 tuần có yolksac chưa có phôi thai và họ lo lắng không biết vấn đề này có bình thường hay không. Được biết, yolksac là túi noãn hoàng.

Khi mà phôi chưa được hình thành và cũng chưa có nhau thai, yolksac sẽ có vai trò cung cấp dinh dưỡng cho phôi thai trong thời kỳ đầu. Khi đi siêu âm ở tuần thứ 5, các mẹ sẽ được bác sĩ chỉ cho vị trí của túi noãn hoàng.

Phôi thai chưa hình thành ở tuần 5 là điều bình thường
Phôi thai chưa hình thành ở tuần 5 là điều bình thường

Trong khoảng thời gian từ 5-10 tuần, túi noãn hoàng có kích thước khoảng 5,6mm. Sau khi phôi thai phát triển một cách hoàn thiện nhất thì yolksac sẽ biến mất và nhường vị trí quan trọng cho nhau thai.

Nếu mẹ bầu nào đi siêu âm khi có thai 5 tuần và được thông báo là chưa có phôi thai thì cũng không cần lo lắng. Đây là vấn đề hết sức bình thường. Thay vào đó, bạn hãy cố gắng đợi thêm khoảng 1 hay 2 tuần nữa rồi quay lại kiểm tra. Khi ấy nếu thực sự vẫn chưa có phôi thai thì mới được xem là trường hợp nguy hiểm.

2. Thai 5 tuần tuổi có nên siêu âm đầu dò không?

Siêu âm đầu dò là phương pháp bác sĩ đưa thiết bị y tế chuyên môn vào bên trong âm đạo người mẹ để “bắt” các hình ảnh của thai nhi. Cách thức này thường được khuyến cáo sử dụng trong những tuần đầu mang thai bởi nó sẽ cho ra hình ảnh rõ nét hơn so với siêu âm qua thành bụng.

Có thai 5 tuần có thể siêu âm đầu dò
Có thai 5 tuần có thể siêu âm đầu dò

Tuy nhiên nhiều mẹ thắc mắc không biết thai 5 tuần có nên siêu âm đầu dò không bởi họ sợ rằng việc đưa thiết bị vào âm đạo có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, chúng tôi xin trả lời rằng việc siêu âm đầu dò khi có thai 5 tuần hoàn toàn được và không có bất cứ vấn đề nguy hiểm nào nếu người thực hiện cho mẹ có trình độ chuyên môn cao.

3. Bầu 5 tuần có tim thai chưa?

Theo các bác sĩ sản phụ khoa, thông thường, khi mang thai 5 tuần, các mẹ sẽ chưa nghe thấy được tim thai. Có lẽ sẽ phải sang tuần thứ 6, tim thai mới bắt đầu hoạt động. Nếu bạn cố gắng chờ đợi đến tuần thứ 7 của thai kỳ thì khả năng nghe được những nhịp tim đầu tiên của bé sẽ cao hơn.

Tuy nhiên, có không ít trường hợp, siêu âm thai 7 tuần nhưng bác sĩ vẫn chưa xác định được tim thai. Nếu rơi vào tình huống này, mẹ đừng vội sốt sắng, thay vào đó hãy cố gắng bình tĩnh và quay trở lại khám thai ở tuần tiếp theo. Nếu sau 10 tuần, tim thai của bé vẫn chưa xuất hiện thì mẹ nên chuẩn bị tình thần cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

4. Có thai 5 tuần uống nước dừa được không?

Nếu mẹ nào đang có ý định uống nước dừa khi có thai 5 tuần thì hãy bỏ ngay lập tức nhé. PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh – Phó viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết trong tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ, nếu người mẹ bị ốm nghén nặng thì việc uống nước dừa có thể khiến tình trạng thêm nghiêm trọng. Đặc biệt, nếu cơ thể mẹ nào quá nhạy cảm, việc uống nước dừa trong 3 tháng đầu có thể gây ra tình trạng co bóp tử cung và làm động thai.

Mẹ bầu chỉ nên uống nước dừa sau khi bước vào tháng thứ 4 của thai kỳ
Mẹ bầu chỉ nên uống nước dừa sau khi bước vào tháng thứ 4 của thai kỳ

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và thai nhi, tốt nhất mẹ nên uống nước dừa kể từ tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi. Mỗi tuần uống khoảng 3-4 lần là được và nhớ không uống nước dừa vào buổi tối.

5. Mang thai 5 tuần bị đau bụng có sao không?

Theo thống kê, có hơn 80% mẹ bầu mang thai những tuần đầu tiên sẽ xuất hiện những cơn đau bụng dưới lâm râm khó chịu. Các chuyên gia cho biết hiện tượng này là vô cùng bình thường và sẽ không có vấn đề nào nguy hiểm nếu nó không đi kèm một số dấu hiệu khác như chảy máu vùng kín, đau lưng, cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

Những việc mẹ cần làm khi có thai 5 tuần

Khi xác định chính xác việc đã có thai 5 tuần, các chị em phụ nữ cần bắt tay ngay vào việc xây dựng một kế hoạch mang thai thật khoa học và lành mạnh. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần nhớ một số điểm quan trọng dưới đây:

  • Không vận động mạnh, đi lại nhẹ nhàng, không khuân vác đồ nặng
  • Nói không với những đôi giày cao gót, không dùng nhiều mỹ phẩm, không sơn móng tay, nhuộm tóc
  • Ăn uống nhiều thực phẩm bổ dưỡng chứa axit folic, sắt, vitamin, canxi, omega 3…
  • Tránh ăn đu đủ xanh, rau răm, mướp đắng, thịt chế biến sẵn, nội tạng động vật, pate, phô mai mềm
  • Tránh tiếp xúc với hóa chất, các tia bức xạ, tia X
  • Nói không với rượu bia, cà phê, thuốc lá
  • Không di chuyển đường dài, tránh ngồi ô tô hoặc máy bay nhiều giờ liền

Khi xác định có thai 5 tuần, mẹ cần phải nghiêm túc hơn trong nhận thức cũng như hành động của mình. Nếu không có gì thay đổi thì chỉ khoảng 8 tháng nữa thôi là bạn sẽ vỡ òa trong hạnh phúc khi được ôm ấp con yêu trong lòng. Để chuẩn bị cho thời điểm thiêng liêng đó, mẹ cần phải chuẩn bị thật tốt về tâm lý lẫn sức khỏe. Vì thế đừng quên thực hiện theo những lời khuyên trên để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.

Ngày đăng: 26/05/2023 - Cập nhật lúc 12:23 am , 26/05/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà
Thạc sĩ, bác sĩ  Đỗ Thanh Hà từng công tác tại Viện YHCT Trung ương, từng đi học Thạc sĩ tại Đại học Trung y dược Quảng Châu, Trung Quốc – đất nước có nền y học cổ truyền phát triển bậc nhất thế giới. Với trình độ, chuyên môn cao, thành tích xuất sắc, trong suốt 40 năm sự nghiệp thầy thuốc, Ths.Bs. Đỗ Thanh Hà đã nhận được nhiều khen thưởng ở nhiều cấp. Đặc biệt trong khám, chữa các bệnh sản phụ khoa như bệnh viêm nhiễm phụ khoa, giữ thai, hậu sản, kinh nguyệt,… Ngoài hoạt động khám chữa bệnh, Ths.Bs. Đỗ Thanh Hà còn nghiên cứu nhiều công trình có tính ứng dụng cao trong thực tiễn chữa bệnh phụ khoa bằng Đông y như: Điều trị viêm phần phụ, nghiên cứu cách giữ thai bằng y học cổ truyền, nghiên cứu chuyên sâu kỹ thuật ứng dụng châm cứu bấm huyệt điều trị các chứng bệnh hậu sản,…
Xem chi tiết: Bác sĩ Đỗ Thanh Hà - Bác sĩ sản phụ khoa với hơn 40 năm kinh nghiệm khám, chữa
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc