Ra dịch màu nâu khi mang thai 14 tuần: Vấn đề mẹ cần lưu ý

Ra dịch màu nâu khi mang thai 14 tuần liệu có phải là một trong những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai hay không? Để biết chính xác vấn đề này cũng như một loại các rắc rối khác mẹ bầu thường gặp ở thời điểm này, các mẹ hãy dành thời gian đọc bài viết dưới đây nhé.

Mang thai tuần 14, thai nhi phát triển như thế nào?

Khi thai nhi được 14 tuần, bé yêu đã nặng khoảng 40g và dài 9cm (chiều dài tính từ đỉnh đầu đến mông). Không chỉ có sự thay đổi về kích thước, bé yêu còn có rất nhiều sự phát triển kỳ diệu trong tuần này. Cụ thể là:

  • Bé bắt đầu có nhiều biểu cảm trên khuôn mặt
  • Móng tay ngày một rõ ràng và dài hơn so với những tuần trước
  • Tim của bé có thể bơm khoảng 25 lít máu mỗi ngày
  • Thận bắt đầu đi vào hoạt động
  • Mí mắt của bé vẫn còn khép
  • Bé bắt đầu có phản xạ nuốt
  • Lông tơ bao phủ khắp cơ thể của bé
Ra dịch màu nâu khi mang thai 14 tuần
Ở thời điểm này thai nhi nặng khoảng 40g

Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào ở thời điểm này?

Lại một tuần thai mới bắt đầu và cơ thể mẹ bầu sẽ có những thay đổi điển hình như sau:

  • Cân nặng vẫn tiếp tục tăng lên, khoảng 0.5kg/tuần
  • Kích thước vòng bụng cũng có sự thay đổi rõ rệt
  • Có thể bị ra dịch màu nâu khi mang thai 14 tuần
  • Thỉnh thoảng mẹ sẽ có cảm giác đau lâm râm vùng bụng
  • Đau nhức mỏi lưng cũng là điều khó tránh
  • Vòng 1 ngày càng đầy đặn, gia tăng mức độ quyến rũ cho mẹ
  • Những cơn ốm nghén, buồn nôn đã biến mất
  • Mẹ ăn uống ngon miệng hơn rất nhiều so với các tuần trước

Ra dịch màu nâu khi mang thai 14 tuần có sao không?

Ra dịch màu nâu khi mang thai 14 tuần không phải là hiện tượng hiếm gặp. Theo ước tính, 10 mẹ bầu thì có đến 5 – 6 người rơi vào tình huống này. Vậy đây có phải là biểu hiện nghiêm trọng không?

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, trong thời gian mang thai, do sự thay đổi của hormone cũng như nội tiết tố, dịch âm đạo (khí hư) sẽ ra nhiều hơn so với thời kỳ mẹ còn son rỗi. Thông thường loại dịch này thường có màu trắng, không mùi. Việc ra dịch màu nâu khi mang thai 14 tuần có thể là do lượng máu tăng lên, di chuyển về phía cổ tử cung và làm vùng kín trở nên nhạy cảm hơn.

Mẹ bầu cần theo dõi hiện tượng này cẩn thận về số lượng dịch âm đạo tiết ra cũng như màu sắc của nó. Nếu dịch có màu nâu đậm kèm theo mùi hôi khó chịu, thậm chí là có sự xuất hiện của máu, các mẹ cần phải lưu ý bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo:

  • Viêm nhiễm vùng kín hoặc mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Thai chết lưu
  • Dọa sảy thai
  • Nhau thai ở vị trí bất thường
  • Bệnh ung thư cổ tử cung

Các vấn đề trên đều vô cùng nguy hiểm, chính vì thế mẹ đừng chủ quan khi thấy hiện tượng ra dịch nâu nhé. Tốt nhất mẹ nên gọi điện ngay cho bác sĩ nếu thấy bất cứ sự bất thường nào xuất hiện trên cơ thể trong thời gian mang thai.

Ra dịch màu nâu khi mang thai 14 tuần
Ra dịch màu nâu khi mang thai 14 tuần tương đối nguy hiểm

Một số thắc mắc của mẹ bầu khi mang thai 14 tuần

Ngoài thắc mắc ra dịch màu nâu khi mang thai 14 tuần có ảnh hưởng gì đến thai nhi không, các mẹ còn có rất nhiều câu hỏi khác nữa ở thời điểm này. Dưới đây là tổng hợp một số băn khoăn điển hình của các mẹ khi có bầu 14 tuần. Nếu thấy bản thân mình đang vướng ở vấn đề nào thì các mẹ hãy đọc thật cẩn thận nhé.

1. Thai 14 tuần có phá được không?

Thai 14 tuần là thời điểm bé yêu đã phát triển rất nhiều về cân nặng cũng như chiều dài. Gần như mọi bộ phận trên cơ thể của thai nhi đã hình thành và dần hoàn thiện để trở thành một con người hoàn chỉnh. Chính vì thế việc phá thai lúc này được xem là vô cùng nguy hiểm.

Tuy nhiên, không ít mẹ bầu vì một lí do đột ngột nào đó vẫn quyết tâm đình chỉ thai nghén khi thai được 14 tuần. Theo các chuyên gia sản phụ khoa, ở thời điểm này, thai vẫn có thể bỏ được nhưng mức độ rủi ro cao hơn rất nhiều. Phương pháp can thiệp ngoại khoa như nong gắp thai nhi hoặc kích thích sinh non có thể được bác sĩ chỉ định áp dụng.

Trước khi tiến hành mọi thủ thuật, sản phụ sẽ được kiểm tra sức khỏe tổng quát, xác định tuổi thai, vị trí thai để chắc chắn rằng việc phá thai sẽ có rủi ro ít nhất đối với cơ thể người mẹ. Các phương pháp phá thai ngoại khoa bắt buộc phải được thực hiện bởi bác sĩ có trình độ tay nghề cao cộng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, được khử trùng sạch sẽ.

Có thể chỉ cần đến 20 phút, mong muốn phá thai của mẹ sẽ kết thúc khi bào thai được gắp hoàn toàn ra ngoài. Để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm, rách tử cung, tổn thương cổ tử cung, thậm chí là vô sinh, các mẹ cần phải suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết định phá thai ở thời điểm này. Nếu mọi chuyện không thể thay đổi được, tốt nhất mẹ nên tìm đến bệnh viện lớn để thực hiện thủ thuật.

2. Thai 14 tuần có được uống nước dừa được không?

Ra dịch màu nâu khi mang thai 14 tuần có sao không? Thai 14 tuần có được uống nước dừa không?… là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ đang mang thai, đặc biệt với những người lần đầu tiên “bụng mang dạ chửa”.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bắt đầu từ tuần 13 trở đi các mẹ có thể bắt đầu uống nước dừa với mức độ khoảng 2 – 3 lần/tuần để bổ sung chất điện giải cho cơ thể. Đồng thời các thành phần vitamin thiết yếu như kali, phốt pho, magie có trong nước dừa sẽ tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ, đẩy lùi sự tấn công của các virus gây bệnh, giảm thiểu táo bón, ợ nóng và giúp mẹ có một làn da đẹp mịn màng.

Ra dịch màu nâu khi mang thai 14 tuần
Mẹ bầu hoàn toàn có thể uống nước dừa khi có thai 14 tuần

Tuy nhiên, để uống nước dừa có hiệu quả, các mẹ hãy nhớ một số lưu ý quan trọng dưới đây:

  • Tuyệt đối không dùng nước dừa để qua đêm trong tủ lạnh
  • Không uống vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ để tránh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
  • Chỉ uống 2 – 3 lần để tránh tình trạng tiểu đường thai kỳ
  • Mẹ có thể sử dụng nước dừa để chế biến món ăn
  • Phần cùi trắng bên trong quả dừa cũng rất tốt, mẹ đừng bỏ qua nhé
  • Hiện dừa được ngâm thuốc tương đối nhiều, vì thế mẹ nên mua ở những địa điểm uy tín

3. Mang thai 14 tuần vẫn nghén có làm sao không?

Không chỉ hiện tượng ra dịch màu nâu khi mang thai 14 tuần khiến các mẹ đứng ngồi không yên. Ngay cả việc ốm nghén kết thúc muộn so với thời điểm chuẩn cũng làm mẹ ăn không ngon, ngủ không yên. Thông thường sau khi kết thúc tuần 12 của thai kỳ, hiện tượng buồn nôn, ốm nghén sẽ lùi dần về phía sau và trả lại cho mẹ cảm giác ăn uống bình thường. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng tuân theo quy luật như vậy.

Thời gian bắt đầu và kết thúc những cơn ốm nghén có thể khác nhau ở mỗi người vì nó còn tùy thuộc vào cơ địa. Có những mẹ bầu trải qua 3 tháng đầu mang thai vô cùng nhẹ nhàng và không hề biết đến ốm nghén là gì. Nhưng ở tuần 14, có mẹ vẫn bị nghén. Đó có thể được coi là điều bình thường. Mẹ nên theo dõi tình hình này thêm một vài tuần nữa, hoặc để cho yên tâm, mẹ có thể đi bệnh viện kiểm tra.

4. Mang thai 14 tuần nên ăn gì?

Chắc hẳn khi biết tin “đậu thai”, các mẹ sẽ phải nắm thật rõ các vấn đề liên quan đến chuyện ăn uống, chế độ dinh dưỡng. Mẹ bầu nên ăn gì, không ăn gì, ăn với mức độ như thế nào… đều là kiến thức quan trọng mà không một thai phụ nào được phép bỏ qua.

Ở tuần 14 của thai kỳ, các mẹ vẫn nên tiếp tục ăn các thực phẩm giàu axit folic, sắt, vitamin, khoáng chất, tinh bột, canxi, DHA, đạm… để cung cấp đủ dưỡng chất nuôi dưỡng thai nhi. Mẹ cần biết rằng đây là thời điểm mọi cơ quan trên cơ thể bé yêu, đặc biệt là trí não đang hình thành và dần hoàn thiện. Chính vì thế, nếu không cung cấp đủ dưỡng chất, sự phát triển có thể sẽ bị lệch lạc và điều này hoàn toàn không tốt cho tương lai sau này của trẻ.

Một số thực phẩm nhất định phải có trong chế độ ăn uống của chị em phụ nữ thời gian mang thai:

  • Hoa quả: Nho, cam, quýt, xoài, dâu tây, kiwi, táo, chuối, đu đủ chín…
  • Các loại rau: Súp lơ, bắp cải, su hào, mùng tơi, rau bina, cải thảo, măng tây…
  • Thịt: Gà, lợn, bò…
  • Các loại trứng: Trứng gà, vịt, ngỗng…
  • Hải sản: Tôm, cua, bạch tuộc, mực…
  • Các loại cá: Cá hồi, cá mòi, cá rô phi, cá chích, cá thu…
  • Sinh tố và nước ép trái cây
  • Sữa các loại: Sữa dành cho bà bầu, sữa tươi, sữa chua, sữa đậu nành
  • Các loại hạt: Hạnh nhân, bí ngô, óc chó, macca…

5. Mang thai 14 tuần bụng vẫn nhỏ có sao không?

Giống như hiện tượng ra dịch màu nâu khi mang thai thai 14 tuần, việc kích thước vòng bụng của mẹ ở thời điểm này vẫn nhỏ không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Cân nặng cũng như mức độ “phình” của mẹ bầu sẽ khác nhau ở mỗi người bởi nó tùy thuộc vào cơ địa. Có những người bầu rất gọn gàng nhưng cũng có trường hợp mẹ vô cùng “đồ sộ” mặc dù tuần thai vẫn còn nhỏ.

Ra dịch màu nâu khi mang thai 14 tuần
Mang thai tuần 14 bụng vẫn nhỏ không là vấn đề đáng lo ngại

Nếu tuần 14, bụng bầu của mẹ vẫn nhỏ nhưng mọi chỉ số phát triển của thai nhi đều tốt thì mẹ không cần phải lo lắng. Mẹ hãy cứ ăn uống đầy đủ, bổ sung các chất dinh dưỡng đảm bảo nhu cầu thiết yếu là được. Có thể mọi chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể đều dồn vào nuôi thai nhi nên mẹ không bị tăng cân nhiều. Đây là một điều đáng mừng các mẹ nhé.

6. Có thai 14 tuần nên kiêng gì?

Ở thời điểm giữa tháng thứ 4 của thai kỳ, các mẹ bầu cần nhớ phải kiêng một số thứ dưới đây để tránh đẩy thai nhi vào tình trạng nguy hiểm:

  • Kiêng rượu bia, thuốc lá, cà phê hoặc các chất kích thích khác
  • Không ăn các thực phẩm có thể gây co thắt tử cung như đu đủ xanh, rau răm, mướp đắng, rau ngót…
  • Hạn chế ăn thịt chế biến sẵn, nội tạng động vật, đồ ăn tái sống, phô mai mềm…
  • Kiêng nhuộm tóc, sơn móng tay
  • Không ngâm mình trong bồn nước nóng quá lâu
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, tia bức xạ
  • Tránh đi giày cao gót, trang điểm quá đậm
  • Tuyệt đối không mặc quần áo quá chật
  • Hạn chế đến những khu vực đông người để giảm nguy cơ bị mắc bệnh lây nhiễm

Ra dịch màu nâu khi mang thai 14 tuần có thể không phải là vấn đề nghiêm trọng nếu nó diễn ra trong thời gian ngắn và với lượng nhỏ, màu sắc không quá đậm. Nhưng các mẹ vẫn cần phải theo dõi hiện tượng này cẩn thận nhé. Nếu có bất cứ vấn đề gì bất thường, mẹ nên nhờ người thân đưa đi bệnh viện kiểm tra.

Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh!

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 02/03/2023 - Cập nhật lúc 2:05 pm , 02/03/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Biên tập viên
Miss Thanh Loan tốt nghiệp ngành Marketing của Đại học Thương mại Hà Nội, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc và hoạt động trong lĩnh vực báo chí, sức khỏe, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Biên tập, biên dịch nội dung thông tin về sức khỏe, làm đẹp, sức khỏe mẹ bé, phụ nữ mang thai trên các trang thông tin uy tín nước ngoài, thường xuyên cập nhập các xu thế về sức khỏe, làm đẹp trên mạng xã hội Miss Thanh Loan chịu trách nhiệm biên tập nội dụng về sức khỏe sinh sản trên Wikibacsi.com.
Về tác giả