Có thai 2 tuần: Tổng hợp những kiến thức không thể không biết dành cho mẹ bầu

Có thai 2 tuần là các bạn đã tiến thêm một bước nữa trong hành trình mang thai và trở thành mẹ. Tuy ở giai đoạn này thai nhi vẫn chưa hình thành nhưng các mẹ không được phép chủ quan. Mọi vấn đề ăn uống, đi lại mẹ cần thực hiện một cách cẩn thận để tránh đẩy bản thân mình và thai nhi vào tình huống nguy hiểm.

Có thai 2 tuần: Thai nhi sẽ phát triển ra sao?

Mang thai là hành trình kì diệu và ý nghĩa nhất mà bất cứ người phụ nữ nào cũng mong muốn ít nhất một lần được trải qua. Khi mang thai và trở thành mẹ, bạn sẽ nhận thấy cuộc sống buồn tẻ, đơn độc của mình hoàn toàn có thể được thay thế bằng một “lớp áo” tinh khôi nhiều sắc màu chỉ nhờ những tiếng cười vui vẻ, hạnh phúc của con trẻ.

Để chuẩn bị tốt cho hành trình mang thai, mẹ cần biết một số thông tin quan trọng khi có thai 2 tuần
Để chuẩn bị tốt cho hành trình mang thai, mẹ cần biết một số thông tin quan trọng khi có thai 2 tuần

Chính vì thế, khi chiếc que thử thai hiện lên 2 vạch rõ ràng, nhiều mẹ đã lặng lẽ rơi những giọt nước mắt – giọt nước mắt của niềm vui, hạnh phúc, của sự hứng khởi xen lẫn sự hồi hộp, lo lắng. Lo lắng không biết thai nhi phát triển có tốt không, con tăng cân có đủ không, bé sẽ sinh ra bình an và khỏe mạnh chứ? Tất cả những lo lắng ấy sẽ nhanh chóng biến mất nếu mẹ biết cách chăm sóc thật tốt cho thai kỳ ngay từ những tuần đầu mang thai, cụ thể là bắt đầu từ khi có thai 2 tuần.

Vậy mang thai 2 tuần thai nhi sẽ phát triển ra sao? Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào? Cần lưu ý gì khi có thai 2 tuần?  Theo nhiều bác sĩ sản phụ khoa, có thể nhiều mẹ vẫn chưa biết chính xác việc mình đã mang thai 2 tuần đầu bởi các dấu hiệu ở thời điểm này so với tuần đầu tiên cũng không rõ ràng hơn là mấy. Tuy nhiên, trên thực tế, ở thời điểm này, phôi thai đã được hình thành và có kích thước nhỏ tầm bằng một hạt giống nhưng lại chứa vài trăm tế bào.

Khi có thai 2 tuần, kích thước thai nhi còn rất nhỏ, chỉ bằng một hạt giống
Khi có thai 2 tuần, kích thước thai nhi còn rất nhỏ, chỉ bằng một hạt giống

Được biết, ở tuần thai thứ 2 của thai kỳ, nước ối đã bắt đầu phát triển và bao bọc xung quanh thai nhi. Trải qua từng ngày, từng tháng, nó sẽ phát triển thành túi nước ối – nơi thai nhi sinh sống trong suốt quãng thời gian nằm trong bụng mẹ.

Các chuyên gia y tế cho biết, sự kỳ diệu bên trong bụng mẹ bắt đầu tiếp diễn bằng việc phôi thai phát triển. Một hệ thống tuần hoàn sơ khai với những ống nhỏ có nhiệm vụ kết nối thai nhi cùng các mạch máu trong thành tử cung của người mẹ để thực hiện trọng trách quan trọng là tiếp nhận chất dinh dưỡng và oxy từ cơ thể mẹ.

Dấu hiệu mang thai 2 tuần như thế nào?

Ở tuần thứ 2, thai nhi có sự phát triển về kích thước, điều đó đồng nghĩa với việc cơ thể người mẹ cũng có những thay đổi nhất định. Điển hình như:

  • Mẹ bầu đi tiểu thường xuyên hơn
  • Mẹ cảm nhận thấy những thay đổi bất thường ở vòng 1, ngực to lên, căng tức đồng thời có cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
  • Có thai 2 tuần bị đau bụng dưới là hiện tượng bình thường nên các mẹ không cần quá lo lắng nhé
  • Khi phôi thai bắt đầu di chuyển vào tử cung và làm tổ, bạn sẽ thấy có hiện tượng đốm máu màu hồng hoặc đỏ nhỏ li ti xuất hiện trên quần chíp hoặc khi đi vệ sinh. Chính vì thế hiện tượng mang thai 2 tuần bị ra máu cũng không có gì đáng lo ngại nếu lượng máu ra không nhiều và nhanh chóng kết thúc.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng lên cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy mẹ đã có thai 2 tuần.
  • Một trong những thay đổi của cơ thể mẹ khi có bầu 2 tuần đầu tiên là thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau đầu.

Trên đây đều là những thay đổi bình thường của cơ thể người mẹ khi mang thai. Liệu có thai 2 tuần bị sảy không là vấn đề khó nói vì thời điểm này thai mới chỉ là một phôi thai. Tuy nhiên nếu hiện tượng đau bụng dưới, ra máu đỏ kéo dài với số lượng nhiều thì bạn cần đi bệnh viện kiểm tra ngay.

Có thai 2 tuần đã siêu âm được chưa?

Siêu âm là phương pháp chính xác nhất giúp chị em phụ nữ nhận biết được việc mình có thai hay không. Vậy có thai 2 tuần đã siêu âm được chưa? Câu trả lời là chưa bởi lẽ ở thời điểm này thai nhi vẫn còn rất nhỏ nên việc siêu âm có thể chưa cho ra kết quả gì.

Mẹ nên chờ đến khi thai nhi được 6,7 tuần hãy đi siêu âm
Mẹ nên chờ đến khi thai nhi được 6,7 tuần hãy đi siêu âm

Bởi vậy, tốt nhất các mẹ nên kiên nhẫn đợi đến khi thai nhi được 6 – 7 tuần tuổi. Khi ấy, kích thước thai nhi đã tương đối lớn và mẹ hoàn toàn có thể nhìn thấy con thông qua việc siêu âm đầu dò.

Những lưu ý khi mang thai 2 tuần đầu mẹ cần biết

Khi cơ thể đã xuất hiện những dấu hiệu ban đầu cho thấy mẹ đang có bầu 2 tuần tuổi, mẹ cần phải nhớ một số điều quan trọng dưới đây để giúp cho mẹ luôn có sức khỏe tốt để truyền mọi dưỡng chất thiết yếu đến nuôi dưỡng thai nhi.

  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc

Trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu, mẹ bầu tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào. Nếu dùng quá liều hoặc sử dụng phải một số loại thuốc cấm trong thai kỳ có thể sẽ khiến mẹ và thai nhi chịu hậu quả nặng nề. Chính vì thế, nếu không may bị bệnh, mẹ nên đi bệnh viện kiểm tra và chỉ khi có chỉ định của bác sĩ, mẹ mới được dùng thuốc.

  • Cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể người phụ nữ trong thời gian “bụng mang dạ chửa”. Nếu thiếu bất kỳ chất nào trong một số chất như axit folic, sắt, canxi, omega 3, vitamin, chất xơ, tinh bột, protein… cơ thể mẹ bầu sẽ bị yếu, thiếu máu, hệ miễn dịch suy giảm dẫn đến nguy cơ mắc bệnh là rất cao.

Đồng thời khi thai nhi không được tiếp nhận đủ chất, bé sẽ phải đối mặt với khả năng bị dị tật (nứt đốt sống, khiếm khuyết bộ phận trên cơ thể, các cơ quan phát triển không đồng đều, não chậm phát triển…), nguy hiểm hơn có thể bị sinh non, chết lưu.

Bởi vậy, khi mang thai 2 tuần đầu, mẹ cần bắt tay vào việc lên kế hoạch bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng thông qua thực phẩm, có thể dùng thêm một số loại thuốc bổ cho bà bầu.

  • Nói không với các thực phẩm gây co thắt tử cung

Khi có thai 2 tuần đầu, mẹ cần tránh xa các thực phẩm gây co thắt tử cung như đu đủ xanh, mướp đắng, rau ngót, ngải cứu, rau sam, rau răm, cua…

Mướp đắng là một trong những thực phẩm không tốt cho phụ nữ mang thai
Mướp đắng là một trong những thực phẩm không tốt cho phụ nữ mang thai
  • Tránh vận động mạnh

Khi cơ thể báo hiệu các dấu hiệu mang thai 2 tuần, chị em phụ nữ cần tránh vận động mạnh, đồng thời không bê vác đồ vật nặng. Bên cạnh đó, mẹ không nên đứng hoặc ngồi trong khoảng một thời gian quá dài và tránh tình trạng đứng lên ngồi xuống bất ngờ bởi nó có thể khiến mẹ bị chóng mặt rồi dẫn đến bị ngã.

  • Không với bia rượu, cà phê, thuốc lá

Trong thời gian mang thai, mẹ cần phải tránh xa bia rượu, cà phê, thuốc lá. Nhiều công trình nghiên đã chỉ ra rằng các chất độc hại trong 3 thứ trên có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ khiến con sinh ra chậm phát triển, giảm khả năng chú ý.

Ngoài các lưu ý trên, khi có thai 2 tuần, các mẹ bầu cần nhớ không ăn đồ sống hoặc tái; hạn chế ăn nội tạng động vật; không nhuộm tóc, sơn móng tay; nói tạm biệt với những đôi giày cao gót; tránh xa các thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ…

Là một người phụ nữ, khi biết mình có thai 2 tuần, bạn cùng người ấy hãy chuẩn bị một cuốn sổ nhỏ và liệt kê thật đầy đủ những việc nên và không nên làm trong thời gian mang thai để có một hành trình mang thai khỏe mạnh hơn bao giờ hết.

Hãy nhớ trong 9 tháng 10 ngày ấy, bạn từng tự thân làm hết mọi thứ một mình, hãy để chồng của bạn tham gia tất cả mọi chuyện. Trong thời gian bầu bí, nếu chồng quan tâm nhiều hơn đến vợ, đương nhiên là người phụ nữ sẽ cảm thấy hạnh phúc và truyền niềm vui, hạnh phúc ấy đến thai nhi đang ở trong bụng. Đứa trẻ được hình thành trong một cơ thể người mẹ lúc nào cũng tràn đầy sức sống sẽ sinh lớn lên khỏe mạnh, hoạt bát hơn rất nhiều.

Ngày đăng: 15/06/2023 - Cập nhật lúc 1:24 pm , 15/06/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà
Thạc sĩ, bác sĩ  Đỗ Thanh Hà từng công tác tại Viện YHCT Trung ương, từng đi học Thạc sĩ tại Đại học Trung y dược Quảng Châu, Trung Quốc – đất nước có nền y học cổ truyền phát triển bậc nhất thế giới. Với trình độ, chuyên môn cao, thành tích xuất sắc, trong suốt 40 năm sự nghiệp thầy thuốc, Ths.Bs. Đỗ Thanh Hà đã nhận được nhiều khen thưởng ở nhiều cấp. Đặc biệt trong khám, chữa các bệnh sản phụ khoa như bệnh viêm nhiễm phụ khoa, giữ thai, hậu sản, kinh nguyệt,… Ngoài hoạt động khám chữa bệnh, Ths.Bs. Đỗ Thanh Hà còn nghiên cứu nhiều công trình có tính ứng dụng cao trong thực tiễn chữa bệnh phụ khoa bằng Đông y như: Điều trị viêm phần phụ, nghiên cứu cách giữ thai bằng y học cổ truyền, nghiên cứu chuyên sâu kỹ thuật ứng dụng châm cứu bấm huyệt điều trị các chứng bệnh hậu sản,…
Xem chi tiết: Bác sĩ Đỗ Thanh Hà - Bác sĩ sản phụ khoa với hơn 40 năm kinh nghiệm khám, chữa
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc