Mang thai tuần 11: 5 điều gây hại cho thai nhi mẹ nên biết

Mang thai tuần 11, thai nhi tiếp tục có những bước phát triển khiến mẹ phải mắt chữ O, mồm chữ A khi theo dõi qua hình ảnh siêu âm. Đặc biệt ở thời điểm này, nếu không cẩn thận vướng phải 5 thói quen tai hại dưới đây, mẹ sẽ tự tay mình đẩy thai nhi vào con đường nguy hiểm. Chính vì thế mẹ cần phải hết sức chú ý nhé.

Mang thai tuần 11, thai nhi phát triển ra sao?

Nếu đo chiều dài từ đỉnh đầu đến chỏm mông, thai nhi lúc này đã dài khoảng 4.1cm và nặng 7g. Không chỉ có sự gia tăng về cân nặng, thai nhi 11 tuần tuổi cũng có rất nhiều sự thay đổi. Điển hình là:

  • Bé đã có thể xòe và nắm bàn tay
  • Hệ xương khớp đang dần cứng lại
  • Bé bắt đầu học nuốt
  • Thai nhi đã có thể đá chân và vận động không ngừng nghỉ bên trong bụng mẹ
  • Đầu của bé khá lớn
  • Bộ phận sinh dục bắt đầu có thể nhìn rõ hơn so với những tuần trước
  • Bé có thể bài tiết nước tiểu vào bàng quang
  • Các khớp thần kinh hình thành một cách nhanh chóng
  • Khuôn mặt của bé cũng bắt đầu rõ nét
Mang thai tuần 11 thai nhi nặng khoảng 7g
Mang thai tuần 11 thai nhi nặng khoảng 7g

Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao khi có thai 11 tuần?

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trung – Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết, khi mang thai tuần 11, cơ thể mẹ sẽ có một số thay đổi như:

  • Hiện tượng ốm nghén đã bắt đầu giảm bớt
  • Mẹ có thể sẽ bị táo bón và thường xuyên ợ nóng
  • Cân nặng của mẹ cũng tiếp tục tăng bởi mẹ đã bắt đầu thèm ăn trở lại
  • Sự mệt mỏi cũng giảm bớt, mẹ sẽ thấy tinh thần phấn chấn, vui vẻ hơn rất nhiều
  • Bụng bầu cũng dần lộ diện

Một số thắc mắc của mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 11

Dưới đây là tổng hợp một số thắc mắc của mẹ bầu ở thời điểm mang thai tuần 11. Hy vọng với những kiến thức này, các mẹ sẽ có kế hoạch dưỡng thai thật tốt để giúp bé tăng cân và phát triển đúng chuẩn.

1. Điều gì có thể gây hại cho thai nhi tuần 11?

Tuy thai nhi được bao bọc cẩn thận bên trong túi nước ối, thế nhưng nếu mẹ bầu không cẩn thận, con yêu vẫn có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Dưới đây là 5 điều gây hại cho thai nhi, mẹ bầu cần phải đặc biệt lưu ý:

  • Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu khoa học: Trong thời gian mang thai, mẹ không thể ăn uống giống như trước đây được. Mẹ phải cố gắng hạn chế ăn mặn, hạn chế ăn đồ chế biến sẵn, tránh xa đồ ăn tái sống. Các thực phẩm cay, nóng mẹ cũng không nên ăn.
  • Thường xuyên sử dụng thực phẩm chứa cafein: Uống cà phê có thể là thói quen khó bỏ của không ít người để giúp cả ngày tỉnh táo làm việc, thế nhưng với phụ nữ mang thai lại khác. Cafein là một trong những chất kích thích không hề có lợi cho mẹ bầu lẫn thai nhi.
  • Không vệ sinh răng miệng: Có thể nhiều mẹ không tưởng tượng được rằng một sự lười biếng nho nhỏ này lại có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.
  • Làm đẹp quá mức: Hầu như các sản phẩm trang điểm đều có chứa một lượng chì nhất định. Một khi chúng tiếp xúc với da và thẩm thấu sâu vào bên trong cơ thể người mẹ, nó sẽ làm tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi.
  • Tư thế ngủ không đúng cách: Bắt đầu từ khi được kết luận mang thai, mẹ bầu tuyệt đối không nên nằm sấp vì nó ảnh hưởng đến lưu lượng máu truyền đến thai nhi. Tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ là nằm nghiêng sang bên trái.
Mẹ bầu không nên uống cà phê khi mang thai tuần 11
Mẹ bầu không nên uống cà phê

2. Thai 11 tuần có phá được không?

Phá thai ở thời điểm mang thai tuần 11 vẫn được nhưng rủi ro sẽ càng cao hơn. Thai nhi càng lớn, việc đình chỉ quá trình thai nghén sẽ không còn đơn giản và dễ dàng như trước nữa. Chính vì thế, một khi quyết định phá thai ở thời điểm này, mẹ bầu cần phải chuẩn bị sẵn tinh thần vì rất có thể mẹ sẽ gặp phải biến chứng không mong muốn.

Thông thường, với thai 11 tuần, bác sĩ sẽ khuyến cáo mẹ bầu thực hiện phương pháp hút chân không để đình chỉ thai kỳ. Đây là phương pháp ngoại khoa được áp dụng cho việc phá thai ở thời điểm thai nhi từ 8 – 12 tuần tuổi với tỷ lệ thành công lên đến 98%.

Theo đúng quy trình, các mẹ sẽ được kiểm tra sức khỏe tổng quát sau đó uống thuốc giảm đau, ngậm thuốc để làm mềm cổ tử cung. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê ở khu vực cổ tử cung. Tiếp đến, một dụng cụ y tế sẽ được nhẹ nhàng đưa vào bên trong tử cung. Chỉ sau khoảng 15 – 20 phút, bác sĩ sẽ hút thành công bào thai ra ngoài.

Đây là một biện pháp đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có trình độ chuyên môn. Do đó, một khi đã quyết định phá thai khi mang thai tuần 11, các mẹ nên lựa chọn các bệnh viện lớn hoặc phòng khám uy tín với đầy đủ trang thiết bị và bắt buộc bác sĩ phải giỏi để tránh gặp phải rủi ro.

3. Mang thai 11 tuần bị ra máu có nguy hiểm không?

Việc ra máu khi có thai 11 tuần có thể là dấu hiệu của việc:

Đây đều là những tình trạng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng của mẹ bầu nếu không kịp thời cứu chữa. Do đó, không chỉ riêng ở thời điểm này mà ngay cả toàn bộ hành trình mang thai, nếu mẹ bầu thấy quần chíp xuất hiện máu cho dù là một lượng nhỏ, các mẹ vẫn cần theo dõi và nếu cần thiết hãy đi bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.

4. Có thai 11 tuần bị đau bụng dưới nghĩa là làm sao?

Giống như hiện tượng trên, có thai 11 tuần bị đau bụng cũng không loại trừ khả năng thai nhi đang gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, trước khi nhận định vấn đề, mẹ nên bình tĩnh theo dõi tần suất các cơn đau. Mẹ nên thay đổi tư thế ngồi, nằm để xem cơn đau có giảm bớt đi không. Đồng thời, mẹ cần tránh làm việc nặng, nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.

Nếu hiện tượng đau bụng đi kèm với triệu chứng chảy máu, đau nhức mỏi lưng, chóng mặt… mức độ báo động sẽ được đẩy lên con số cao nhất. Lúc này, tốt nhất mẹ nên đi bệnh viện để bác sĩ có biện pháp can thiệp thích hợp nhất.

Mẹ bầu nên cảnh giác khi bị đau bụng dưới
Mẹ bầu nên cảnh giác khi bị đau bụng dưới

5. Mang thai tuần thứ 11 nên ăn gì?

Mang thai nên ăn gì luôn là vấn đề được các mẹ đặt lên hàng đầu bởi lẽ lượng thức ăn cũng như loại thực phẩm mẹ bầu đưa vào cơ thể sẽ quyết định phần lớn đến quá trình hình thành, phát triển của thai nhi. Một chế độ ăn khoa học, đủ chất chắc chắn sẽ cung cấp đủ dưỡng chất để nuôi bào thai. Trong khi đó nếu mẹ lười ăn, ăn uống không khoa học, thai nhi có thể sẽ bị chậm phát triển. Vậy ở thời điểm này, mẹ bầu nên ăn gì?

  • Ngũ cốc: Lúa mạch, bột mì, yến mạch, gạo lức
  • Các loại rau xanh: Bông cải xanh, măng tây, rau bina
  • Hoa quả: Táo, nho, bơ, chuối, kiwi, đu đủ chín, cam quýt, lựu, xoài, lê, dâu tây…
  • Trứng: gà, vịt, ngỗng
  • Thịt: Gà, bò, lợn…
  • Các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó, mác ca, hạt điều, hướng dương
  • Cá và các loại hải sản: Cá hồi, cá mòi, tôm, cua, mực, bạch buộc…

6. Thai 11 tuần quan hệ có sao không?

Trong 3 tháng đầu mang thai, nhiều mẹ bầu không dám “quan hệ tình dục” vì nghĩ rằng thời điểm này thai nhi còn quá nhỏ nên mọi hoạt động khi “yêu” có thể gây tổn hại đến con, đặc biệt là có thể dẫn đến sảy thai. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, các mẹ cần biết rằng thai nhi được bao bọc cẩn thận bên trong túi nước ối và tử cung.

Khi quan hệ, tử cung của mẹ sẽ đóng chặt lại nhờ một nút nhầy. Chính vì thế vi khuẩn gây bệnh hay tinh trùng khó có thể tấn công vào bên trong cấm địa của thai nhi, điều đó đảm bảo chắc chắn rằng con yêu sẽ không phải chịu bất cứ tác động nào ở thời điểm bố mẹ đang “ham vui”.

Mang thai tuần 11, để bố mẹ vẫn chinh phục được những phút giây “thăng hoa”, đồng thời thai nhi vẫn an toàn, các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên lựa chọn quan hệ với một số tư thế như:

  • Tư thế truyền thống
  • Tư thế úp thìa chồng nằm sau vợ
  • Tư thế vợ nằm trên và nắm thế chủ động
  • Tư thế doggy, vợ ở trong tư thế quỳ, đổ người về phía trước và chồng ở đằng sau

Tuy nhiên cho dù lựa chọn tư thế nào 4 gợi ý trên, các mẹ cũng cần nhớ nhắc nhở chồng nhẹ nhàng và biết điểm dừng đúng lúc nhé. Theo nhiều ý kiến cho rằng việc quan hệ lúc mang thai sẽ mang đến cho mẹ bầu những cảm nhận khác lạ so với trước đây, vì thế mẹ hãy cho phép mình tận hưởng điều này nhé.

Mang thai 11 tuần có thể quan hệ nhưng cần nhẹ nhàng và an toàn
Chuyện quan hệ tình dục vẫn có thể diễn ra đều đặn mỗi tuần

7. Mang thai tuần 11 nên uống các loại sữa nào?

Ths.Bs Trần Thu Nguyệt (Viện Y học ứng dụng Việt Nam) cho biết sữa là một trong những đồ uống không thể thiếu đối với chị em phụ nữ đang mang thai. Với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào gồm canxi, vitamin, axit folic…, việc uống đều đặn 1 – 2 ly sữa mỗi ngày chắc chắn sẽ giúp mẹ bầu thêm khỏe mạnh và không lo thiếu chất.

Đặc biệt, trong 3 tháng đầu mang thai, khoảng thời gian mẹ bầu bị ốm nghén, buồn nôn, ăn không ngon miệng thì chắc hẳn sữa sẽ trở thành “ứng cử viên” sáng giá trong số vô vàn các sự lựa chọn hiện lên trong đầu mẹ. Mẹ có thể uống bổ sung hàng ngày các loại sữa điển hình như:

  • Sữa bột đặc chế dành riêng cho bà bầu với đủ hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Mẹ hãy chọn loại uy tín nhé
  • Sữa bò, sữa dê đã qua tiệt trùng
  • Sữa chua
  • Sữa tách béo
  • Sữa nguyên kem
  • Sữa đậu nành
  • Sữa hạt hạnh nhân, óc chó

Thời gian trôi đi rất nhanh, hiện mẹ đang ở mốc mang thai tuần 11 nhưng chẳng mấy nữa đâu, con yêu sẽ cất tiếng khóc chào đời. Quãng thời gian mang thai sẽ mang đến cho mẹ và bố vô vàn cảm xúc, vui mừng có, lo lắng cũng có. Để mẹ bầu có một tâm lý thật tốt, các ông bố nên đồng hành cùng các mẹ. Hãy quan tâm và yêu thương đến vợ nhiều hơn để bé yêu trong bụng cũng cảm nhận thấy dư vị ngọt ngào này của hạnh phúc.

Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh!

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng: 02/03/2023 - Cập nhật lúc 2:03 pm , 02/03/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Biên tập viên
Miss Thanh Loan tốt nghiệp ngành Marketing của Đại học Thương mại Hà Nội, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc và hoạt động trong lĩnh vực báo chí, sức khỏe, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Biên tập, biên dịch nội dung thông tin về sức khỏe, làm đẹp, sức khỏe mẹ bé, phụ nữ mang thai trên các trang thông tin uy tín nước ngoài, thường xuyên cập nhập các xu thế về sức khỏe, làm đẹp trên mạng xã hội Miss Thanh Loan chịu trách nhiệm biên tập nội dụng về sức khỏe sinh sản trên Wikibacsi.com.
Về tác giả