Có thai tuần đầu có ra khí hư không? Khi nào mẹ bầu cần đi bệnh viện ngay lập tức?

Có thai tuần đầu có ra khí hư không là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ đặc biệt là những người chưa từng có kinh nghiệm mang thai. Vậy thực chất vấn đề này như thế nào? Nó có gây nguy hiểm gì cho mẹ bầu hay không? Tất cả mọi thắc mắc liên quan đến khía cạnh này sẽ được chúng tôi giải đáp tường tận thông qua bài viết dưới đây.

Có thai tuần đầu có ra khí hư không?

Với các mẹ đang từng ngày mong ngóng con, sau khi quan hệ tình dục và không dùng biện pháp tránh thai nào, họ sẽ đặc biệt chú ý đến từng thay đổi trên cơ thể để phán đoán xem lần này họ đã thực sự “trúng con” hay chưa.

Thông thường ở tuần thứ nhất của thai kỳ, mẹ khó có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra kết quả. Trong thời gian này, liệu ngoài hiện tượng đi tiểu nhiều, ngực căng cức khó chịu, mẹ thường xuyên mệt mỏi, đau đầu thì có thai tuần đầu có ra khí hư không?

Ở trạng thái bình thường, khí hư thường có màu trắng, không mùi và thường xuất hiện sau khi quan hệ tình dục hoặc thời điểm sắp đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi trứng sắp rụng. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường ở vùng kín, đồng thời căn cứ vào nó mọi người có thể biết được tình trạng sức khỏe hiện tại của mình.

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, khi mang thai, do những thay đổi trong việc sản sinh lượng hormone bên trong cơ thể, bạn sẽ thấy khí hư (dịch tiết âm đạo hay còn được gọi là huyết trắng) tiếp tục xuất hiện. Bởi vậy, mang thai tuần đầu ra nhiều khí hư hơn bình thường, có màu trắng hoặc hơi ngả vàng, không có mùi thì đây có thể là dấu hiệu thông báo bạn đã “đậu thai” thành công.

Ở thời điểm đầu mang thai, khí hư sẽ ra nhiều hơn bình thường
Ở thời điểm đầu mang thai, khí hư sẽ ra nhiều hơn bình thường

Nếu thấy có hiện tượng khí hư xuất hiện trong tuần đầu tiên, để cho chắc chắn, các mẹ nên đến bệnh viện hoặc các phòng khám uy tín để kiểm tra. Tại đây, các mẹ sẽ được sắp xếp xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để có được câu trả lời chính xác nhất.

Một khi đã tầm tờ kết quả thông báo có thai trên tay, các mẹ cần nhanh chóng bắt tay vào việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi thích hợp sao cho sức khỏe cả mẹ và bé đều tốt.

Đặc điểm khí hư thông báo thai nhi đang “kêu cứu” trong bụng mẹ

Mang thai tuần đầu có ra huyết trắng không và đương nhiên câu trả lời là có. Trong thời gian “bụng mang dạ chửa”, lượng khí hư hay huyết trắng sẽ xuất hiện nhiều hơn bình thường. Được biết, ở thời điểm này, khung xương chậu và thành âm đạo của phụ nữ trở nên mềm hơn, chính vì thế huyết trắng sẽ tiết ra nhiều hơn để ngăn cản vi khuẩn gây bệnh tấn côn vào âm đạo và tử cung.

Tuy nhiên, nếu thấy hiện tượng khí hư có những bất thường dưới đây thì bạn nên cảnh giác bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo thai nhi đang gặp nguy hiểm.

Có thai tuần đầu ra khí hư có màu vàng

Trong thời gian mang thai, nếu mẹ nhận thấy khí hư ra nhiều đồng thời có màu vàng bất thường thì đây có thể là dấu hiệu mẹ bị viêm nhiễm hoặc đang mắc các bệnh phụ khoa như nấm âm đạo. Nếu không điều trị sớm tình trạng vị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai thì khả năng thai nhi bị ảnh hưởng là rất cao.

Được biết, nếu mẹ bị nấm âm đạo khi mang thai, trẻ sẽ có nguy cơ bị dị tật, sinh non hoặc thậm chí là chết lưu. Chính vì thế khi có hiện tượng khí hư màu vàng, các mẹ nên sắp xếp lịch hẹn với bác sĩ ngay.

Có thai tuần đầu có ra khí hư không: Câu trả lời là có nhưng nếu khí hư màu vàng, mẹ cần đi bệnh viện kiểm tra
Có thai tuần đầu có ra khí hư không: Câu trả lời là có nhưng nếu khí hư màu vàng, mẹ cần đi bệnh viện kiểm tra

Khí hư có màu xanh

Nếu bạn thắc mắc “mang thai tuần đầu có ra khí hư không?” thì chúng tôi xin trả lời rằng nếu khí hư có màu trắng thì mọi chuyện hoàn toàn bình thường, còn nếu không, huyết trắng lại có màu xanh thì mẹ cần đi gặp bác sĩ ngay lập tức vì đây có thể là dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị viêm nhiễm phụ khoa.

Bên cạnh đó, khí hư màu xanh cũng có thể là tuyên bố cho bạn biết rằng mình đã mắc phải các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như giang mai, bệnh lậu. Theo các chuyên gia, bệnh phụ khoa có thể không lây nhiễm cho thai nhi trong suốt thời gian nằm ở trong bụng mẹ, thế nhưng khi mẹ sinh bé bằng phương pháp đẻ thường, nguy cơ lây nhiễm bệnh cho bé sẽ rất cao.

Ra khí hư có màu hồng

Sau khi tinh trùng vượt qua mọi “phong ba bão táp” để tiếp cận thành công trứng thì quá trình thụ thai sẽ bắt đầu diễn ra. Ở giai đoạn đầu của quá trình thai nhi hình thành, mẹ sẽ thấy hiện tượng khí hư có màu hồng nhạt hay còn gọi là “máu báo”.

Tuy nhiên, nếu hiện tượng khí hư màu hồng xuất hiện liên tục và ngày càng nhiều thì đây lại là dấu hiệu cảnh báo việc sảy thai. Bởi vậy, nếu thấy huyết trắng có màu này thì đặc biệt là lưu tâm và nên bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt, tránh để tình trạng xấu nhất xảy ra.

Khí hư màu hồng có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bị viêm âm đạo
Khí hư màu hồng có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bị viêm âm đạo

Bên cạnh đó, các bác sĩ sản phụ khoa cho hay, việc khí hư màu hồng có thể là biểu hiện của việc mang thai ngoài tử cung hoặc nhau tiền đạo. Đây đều là những tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe cũng như tính mạng của mẹ bầu.

Khí hư có mùi hôi tanh khó chịu

Trong thời gian mang thai, nếu khí hư xuất hiện có màu sắc khác lạ, kèm theo hiện tượng mùi hôi tanh khó chịu, đồng thời vùng kín bị ngứa thì mẹ bầu cũng không được phép xem thường. Đây là một trong những dấu hiệu điển hình chứng tỏ mẹ bị bệnh phụ khoa. Nếu không muốn căn bệnh nhạy cảm này tác động đến thai nhi, mẹ nên gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị hợp lí.

Mẹ bầu cần làm gì nếu xuất hiện nhiều khí hư trong thai kỳ?

Khí hư xuất hiện là một hiện tượng sinh lý bình thường ở cơ thể phụ nữ trước và trong thời mang thai. Để tránh cho hiện tượng bình thường này biến thành thủ phạm đe dọa đến độ an nguy của mẹ và thai nhi thì mọi người cần phải nhớ một số điểm quan trọng sau:

Mẹ nên chăm sóc vùng kín cẩn thận để tránh tình trạng viêm nhiễm
Mẹ nên chăm sóc vùng kín cẩn thận để tránh tình trạng viêm nhiễm
  • Luôn luôn vệ sinh vùng kín sạch sẽ
  • Trong thời gian mang thai, mẹ tránh sử dụng xà phòng hoặc các dung dịch vệ sinh vùng kín để tránh đưa hóa chất vào âm đạo, gây hại cho thai nhi
  • Khi mang thai, mẹ nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh mặc quần lót quá chật
  • Không thụt rửa âm đạo
  • Không cho các vật lạ bất thường vào âm đạo
  • Nếu nhận thấy vùng kín có mùi khó chịu, dịch âm đạo màu khác thường thì mẹ cần đi bệnh viện kiểm tra ngay

Mẹo chữa bệnh phụ khoa cho phụ nữ mang thai

Mang thai tuần đầu ra nhiều khí hư với màu sắc bất thường kèm theo mùi tanh hôi khó chịu là dấu hiệu cho thấy mẹ đang bị nhiễm nấm âm đạo. Trong thời gian này, nếu bị bệnh phụ khoa, mẹ không được tự ý mua thuốc về điều trị mà cần phải có hướng dẫn của bác sĩ hoặc lời khuyên của những người có kinh nghiệm.

Dưới đây, chúng tôi sẽ mách mẹ cách chữa nấm âm đạo hiệu quả mà không lo ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi.

Chuẩn bị:

  • Chè xanh tươi
  • Nước sạch
  • Nồi

Cách làm:

  • Bước 1: Rửa sạch lá chè với muối để loại bỏ hết bụi bẩn, tạp chất
  • Bước 2: Đổ nước vào nồi rồi cho lá chè vào, bắc lên bếp ga đun sôi
  • Bước 3: Sau khi đun sôi, bạn tắt bếp, đổ nước ra chậu và để tầm 10-15 phút cho nguội bớt
  • Bước 4: Sau khi nước trà xanh đã nguội, bạn dùng nó để rửa vùng kín, tuy nhiên không nên rửa quá sâu vào bên trong âm đạo

Trước phương pháp này, Ths.BS Trần Quốc Hùng, Quyền Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội cho biết, trong trà xanh có chứa một hợp chất có tên gọi là EGCG có tác dụng đẩy lùi sự tấn công của nấm Candida – hung thủ gây bệnh nấm âm đạo ở nữ giới. Theo đánh giá của Ths.BS Trần Quốc Hùng, phương pháp này khá lành tính nên chị em phụ nữ đang mang thai hoàn toàn có thể áp dụng được.

Sau khi đọc kỹ bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã có cho mình đáp án chính xác nhất cho câu hỏi “Có thai tuần đầu có ra khí hư không?”. Nên nhớ, ở thời điểm này, nếu thấy khí hư ra quá nhiều, màu sắc bất thường, mùi hôi khó chịu, đồng thời ùng kín bị ngứa, các mẹ hãy đi bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt nhé.

Ngày đăng: 02/03/2023 - Cập nhật lúc 4:54 pm , 02/03/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Biên tập viên
Miss Thanh Loan tốt nghiệp ngành Marketing của Đại học Thương mại Hà Nội, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc và hoạt động trong lĩnh vực báo chí, sức khỏe, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Biên tập, biên dịch nội dung thông tin về sức khỏe, làm đẹp, sức khỏe mẹ bé, phụ nữ mang thai trên các trang thông tin uy tín nước ngoài, thường xuyên cập nhập các xu thế về sức khỏe, làm đẹp trên mạng xã hội Miss Thanh Loan chịu trách nhiệm biên tập nội dụng về sức khỏe sinh sản trên Wikibacsi.com.
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc