Lỡ chụp X quang khi mang thai 2 tuần có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Không ít mẹ bầu rơi vào tình trạng chụp X-quang khi mang thai 2 tuần. Khi ấy, họ như “ngồi trên đống lửa” vì nhiều thông tin cho rằng chụp X-quang sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. Vậy thực chất vấn đề này như thế nào? Nếu lỡ chụp X-quang khi có bầu thì có phải phá thai không?

Câu hỏi:

Chào bác sĩ, tôi là Thu Huyền năm nay 30 tuổi, hiện đang sinh sống và làm việc tại Việt Trì. Gần đây, sau khi thấy hiện tượng trễ kinh, tôi đã mua que thử thai về kiểm tra. Kết quả là 2 vạch đậm hiện lên rõ ràng. Thấy vậy, tôi cùng chồng đã đi bệnh viện kiểm tra và nhận được thông báo mình đã mang thai được 6 tuần.

Vợ chồng tôi vui mừng và hạnh phúc lắm vì công cuộc “săn” con của chúng tôi đã kéo dài mấy năm rồi, đến giờ mới “ra hoa kết trái”. Kết quả thai nhi làm tổ đúng vị trí và đang phát triển rất tốt. Thế nhưng niềm vui ấy chưa được bao lâu thì tôi bất ngờ nhẩm tính lại số ngày và nhớ ra rằng mình đã từng đi chụp X-quang khi mang thai 2 tuần.

Tôi và chồng rất lo lắng không biết việc chụp X-quang phổi có gây hại gì cho thai nhi không? Liệu chúng tôi có phải bỏ thai không? Thực sự bây giờ tôi rất lo sợ tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Nếu mất con lần này thì không biết phải bao lâu nữa chúng tôi mới hiện thực hóa giấc mơ làm cha mẹ của mình. Xin bác sĩ hãy cho tôi câu trả lời chính xác nhất. Xin cảm bác sĩ!

Vợ chồng lo lắng vì lỡ chụp X-quang khi mang thai 2 tuần
Vợ chồng lo lắng vì lỡ chụp X-quang khi mang thai 2 tuần

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến wikibacsi.com. Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, tại các bệnh viện hoặc phòng khám, số người rơi vào tình huống như chị Thu Huyền không hề ít.

Thông thường, trong những tuần mang thai đầu (tuần 1 đến tuần 3), dấu hiệu nhận biết việc mang thai là không rõ ràng, thậm chí là chưa xuất hiện. Khi ấy, chỉ người nào có cơ thể quá nhạy cảm, mọi người mới có thể sớm nhận ra các dấu hiệu mang thai.

Trong thời gian ấy, nhiều mẹ bất ngờ bị đau dạ dày, đại tràng hoặc gặp vấn đề về tim, phổi… Vì không biết mình đã có thai, họ đã đến bệnh viện chụp X-quang, đồng thời mua thuốc uống về điều trị bệnh. Vậy chụp X-quang khi mang thai 2 tuần có khiến thai nhi phát triển bất thường không?

Chụp X-quang khi mang thai 2 tuần có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Nhiều bệnh viện, nhất là bệnh viện tuyến dưới đã thiếu sót trong khâu thử thai trước khi chụp X-quang, chính vì thế mới dẫn đến tình huống như bạn Thu Huyền.

Trước sự lo lắng, bất an của bạn Thu Huyền cũng như nhiều mẹ bầu khác, chúng tôi xin trả lời để mọi người yên lòng rằng: Nguy cơ thai nhi bị ảnh hưởng bởi lần chụp X-quang vừa rồi của bạn là rất thấp.

Tia X là dạng bức xạ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nhưng mức độ tác động sẽ phụ thuộc vào số lần chụp X-quang, vị trí chụp, tuổi thai… Theo các chuyên gia y tế, tia X có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh, chậm phát triển, đồng thời có khả năng mắc bệnh ung thư, bệnh bạch cầu cấp. Tuy nhiên nguy cơ mắc phải những vấn đề này là không cao.

Theo Ủy ban kiểm soát về vấn đề hạt nhân của Mỹ, thai nhi sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến ung thư sau khi lớn lên khi nhiễm liều bức xạ từ 5 – 6 rad (đơn vị đo lường). Bên cạnh đó, nếu phụ nữ mang thai tiếp xúc với liều tia bức xạ > 5 rad thì có khả năng cao sẽ bị dị tật bẩm sinh.

Chụp X quang khi mang thai 2 tuần sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi
Chụp X quang khi mang thai 2 tuần sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi

Thật may mắn là tia X dùng để chẩn đoán tình trạng sức khỏe trong y khoa có liều bức xạ rất thấp nên không thể gây tác động tiêu cực đến thai nhi. Nó không thể là nguyên nhân khiến thai nhi chậm phát triển, sảy thai hoặc gặp vấn đề liên quan đến dị tật bẩm sinh.

Với bạn Thu Huyền, nếu bạn đã lỡ chụp X-quang khi mang thai 2 tuần và chỉ chụp duy nhất 1 lần thì không có gì đáng lo ngại cả. Từ trước đến nay, chưa có bất cứ một tài liệu y khoa nào chứng thực việc thai phụ phải đình chỉ quá trình thai nghén vì nguy cơ dị tật bẩm sinh chỉ vì một lần chụp X-quang tim phổi thông thường.

Do đó, bạn không cần phải quá lo lắng, tránh để bản thân rơi vào tình trạng bị căng thẳng quá mức, điều này mới thực sự không tốt cho thai nhi. Bạn hãy yên tâm dưỡng thai và lên kế hoạch thật tốt để chăm sóc cho thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo, bạn vẫn nên cung cấp thông tin này cho bác sĩ để nhận được tư vấn chính xác nhất.

Đồng thời, trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai, bạn nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe và theo dõi cẩn thận từng chỉ số phát triển của thai nhi để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường.  

Những lo lắng của mẹ bầu khi chụp X-quang

Sau khi phát hiện mình đã lỡ chụp X-quang, hầu hết các mẹ đều “đứng ngồi không yên”, lúc nào cũng thấp thỏm lo sợ rằng sẽ mất con. Trong đầu mọi người tự vẽ cho ra cho mình những trường hợp tồi tệ nhất, điển hình là sảy thai, thai nhi chậm phát triển và mắc bệnh ung thư về sau này.

Trước những mối lo lắng trên, chúng tôi xin đưa ra cho các bạn lời giải đáp chính xác nhất rằng:

Chụp X-quang khi mang thai 2 tuần có thể dẫn đến sảy thai không?

Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu về tia bức xạ cùng với nhiều bác sĩ sản phụ khoa đều cho rằng nguy cơ sảy thai khi tiếp xúc với tia X có liều bức xạ dưới 5 rad là rất thấp.

Nếu tiếp xúc với tia bức xạ trên 5 rad, mẹ sẽ có nguy cơ sảy thai
Nếu tiếp xúc với tia bức xạ trên 5 rad, mẹ sẽ có nguy cơ sảy thai

Thai nhi chậm phát triển, bị dị tật bẩm sinh nếu mẹ chụp X-quang?

Trường hợp này chỉ xảy ra nếu mẹ chụp X-quang trong giai đoạn đầu của thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu mang thai, nhưng với tia X có liều bức xạ trên 5 rad. Nếu tiếp túc với những tia X có liều bức xạ từ 10-20 rad thì nguy cơ tác động đến thai nhi càng mạnh. Lúc này, các mẹ có thể sẽ nhận được lời khuyên phải đình chỉ thai nghén.

Nguy cơ bé bị ung thư về sau nếu mẹ bầu tiếp xúc với tia X?

Nguy cơ thai nhi sinh ra sẽ phải đối mặt với khả năng mắc các bệnh liên quan đến ung thư về sau này sẽ tăng khoảng 0,3% đến 1 % nếu trong quá trình mang thai, người mẹ chụp X-quang khi mang thai 2 tuần với liều bức xạ > 5 rad.

Một số loại X-quang thông thường, mẹ nhất định phải tìm hiểu

Thai nhi chỉ bị ảnh hưởng nếu mẹ bầu tiếp xúc với tia X có liều bức xạ trên 5 rad. Dưới đây là thông tin về một loại X-quang thông thường đi kèm với mức độ tác động và số lần chụp ảnh hưởng đến thai nhi. Chị em phụ nữ đang và sẽ mang thai nhất định phải nắm rõ kiến thức này.

– Chụp X-quang phần đầu: Ước đoán thai nhi hấp thụ khoảng 0,004 (đơn vị rad)/lần chụp. Trong khi đó liều bức xạ ảnh hưởng đến thai nhi là > 5 rad. Chính vì thế, nếu muốn đạt đến mức độ 5 rad thì mẹ cần phải chụp X-quang phần đầu 1250 lần.

– Răng (nha khoa): Theo ước tính, mỗi lần chụp X-quang phần răng, thai nhi sẽ hấp thụ 0,0001 rad. Với mức gây nguy hiểm là 5 rad, mẹ bầu cần chụp 50.000 lần. Nên nếu mẹ có lỡ chụp X-quang răng 1 lần trong thời gian mang thai thì cũng không cần phải lo lắng nhé.

Theo ước tính, mỗi lần chụp X-quang phần răng, thai nhi sẽ hấp thụ 0,0001 rad
Theo ước tính, mỗi lần chụp X-quang phần răng, thai nhi sẽ hấp thụ 0,0001 rad

– Cột sống cổ: Ước đoán thai nhi có thể hấp thụ 0,002 rad/lần chụp vì thế phải cần đến 2.500 lần chụp như vậy, mẹ bầu mới được coi là đã tiếp xúc với liều bức xạ 5 rad. Vì thế nếu mẹ chụp X-quang khi mang thai 2 tuần duy nhất 1 lần thì không có gì đáng lo ngại nhé.

– Tay – chân: Nếu mẹ đã lỡ chụp X-quang vài lần vùng chân cũng không cần phải “đứng ngồi không yên” vì mỗi một lần như vậy, ước đoán thai nhi chỉ hấp thụ 0,001 rad. Vì vậy để đạt mức độ ảnh hưởng là 5 rad, mẹ cần chụp 5.000 lần.

– Ngực: Ước đoán thai nhi sẽ hấp thụ khoảng 0,00007 rad/lần chụp. Bởi vậy, để đạt mức độ ảnh hưởng là 5 rad, mẹ cần chụp 71.429 lần. Đây là con số tương đối lớn và chắc chắn trong 9 tháng 10 ngày mang thai, thậm chí cả cuộc đời mẹ cũng không thể nào chụp X-quang đến 71.429 lần.

Ước đoán thai nhi sẽ hấp thụ khoảng 0,00007 rad/lần chụp X-quang phần ngực
Ước đoán thai nhi sẽ hấp thụ khoảng 0,00007 rad/lần chụp X-quang phần ngực

– Vú: Ở bộ phận này, khi chụp X-quang, mức độ thai nhi bị ảnh hưởng sẽ tăng lên. Ước đoán thai nhi hấp thụ khoảng 0,02 rad/lần chụp và cần 250 lần chụp để đạt 5 rad.

– Bụng: Ước đoán thai nhi hấp thụ 0,245 rad/lần chụp. Nếu mẹ chụp X-quang vùng bụng 20 lần trong thời gian mang thai thì nguy cơ thai nhi bị dị tật là rất cao.

– Cột sống thắt lưng: Ước đoán thai nhi hấp thụ 0,359 rad/ 1 lần chụp. Sau 13 lần chụp như vậy, số liều bức xạ mẹ tiếp xúc sẽ trên 5 rad, điều đó có nghĩa là mẹ sẽ phải đối mặt với nguy cơ phải đình chỉ thai nghén.

– Khung chậu: Ước đoán thai nhi hấp thụ 0,04 rad/lần chụp và sau 125 lần chụp,  liều bức xạ mẹ tiếp xúc sẽ > 5 rad. Vì thế nếu mẹ chụp X-quang khi mang thai 2 tuần duy nhất 1 lần thì không có gì đáng lo ngại nhé.

Giai đoạn thai kỳ và tia X có mối liên quan đến nhau như thế nào?

Theo các chuyên gia, với mỗi thời điểm trong thai kỳ, nếu chụp X-quang thì mức độ ảnh hưởng đến thai nhi sẽ khác nhau. Cụ thể là:

  • Hai tuần đầu thai kỳ: Nguy cơ sảy thai sẽ rất cao nếu tiếp xúc với liều tia xạ > 5 rad
  • Tuần thứ 3 đến tuần thứ 8: Thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nếu mẹ bầu tiếp xúc với tia X có liều tia xạ > 20 – 30 rad
  • Sau tuần thứ 20: Ở thời điểm này, mức độ ảnh hưởng của tia X đối với thai nhi sẽ không cao. Bên cạnh đó, khi mang thai đến tuần 20, chắc hẳn mọi người đã biết nên đương nhiên sẽ tránh được việc chụp X-quang.
Mức độ ảnh hưởng của việc chụp X-quang đối với thai nhi còn tùy thuộc vào thời gian mẹ thực hiện hoạt động này
Mức độ ảnh hưởng của việc chụp X-quang đối với thai nhi còn tùy thuộc vào thời gian mẹ thực hiện hoạt động này

Làm gì để giảm thiểu nguy cơ nhiễm tia X?

Để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi, mẹ bầu cần nhớ:

  • Nếu nhận thấy mình đang có khả năng mang thì không nên chụp X-quang
  • Khi mang thai nếu bắt buộc phải chụp X-quang, bạn nên hỏi thật kỹ ý kiến của bác sĩ để biết rõ các tác hại của nó. Tuy một lần chụp X-quang không gây hại cho thai nhi nhưng mẹ vẫn cần cẩn thận
  • Nếu đã tiếp xúc với tia X có liều bức xạ quá lớn, mẹ nên “hoãn” việc có thai lại ít nhất 4 tháng để theo dõi tình hình sức khỏe
  • Nếu đang mang thai bé thứ 2, trong khi đó bé đầu cần phải chụp X-quang. Khi mẹ được đề nghị ôm/giữ con để chụp X-quang cho bé thì mẹ nên từ chối và nhờ người khác hỗ trợ.
  • Hạn chế tối thiểu việc chụp X-quang

Trên đây là giải đáp của chúng tôi trước câu hỏi chụp X quang khi mang thai 2 tuần có ảnh hưởng gì đến thai nhi không của bạn Thu Huyền. Hy vọng với thông tin trên, bạn và chồng sẽ giải tỏa được nỗi lo lắng để chuyên tâm hơn vào việc lên kế hoạch chăm sóc thật tốt cho thai nhi.

Chúc bạn sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh, bé sinh ra sẽ bình an!

Ngày đăng: 13/03/2023 - Cập nhật lúc 11:13 am , 13/03/2023

Bình luận

*
*

Biên tập viên
Miss Thanh Loan tốt nghiệp ngành Marketing của Đại học Thương mại Hà Nội, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc và hoạt động trong lĩnh vực báo chí, sức khỏe, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Biên tập, biên dịch nội dung thông tin về sức khỏe, làm đẹp, sức khỏe mẹ bé, phụ nữ mang thai trên các trang thông tin uy tín nước ngoài, thường xuyên cập nhập các xu thế về sức khỏe, làm đẹp trên mạng xã hội Miss Thanh Loan chịu trách nhiệm biên tập nội dụng về sức khỏe sinh sản trên Wikibacsi.com.
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc