Mẹ bỉm sữa sau sinh ăn trứng vịt lộn được không? Cần lưu ý gì?

Sau sinh ăn trứng vịt lộn có được không là thắc mắc của nhiều bà mẹ. Mặc dù trứng vịt lộn là món ăn cực kỳ bổ dưỡng, nhưng với với các bà mẹ sau sinh để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như cho bé, bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Do đó, việc tìm hiểu rõ nên ăn gì, có nên ăn trứng vịt lộn hay không là vấn đề hoàn toàn cần thiết.

Giá trị dinh dưỡng của trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Mỗi quả trứng có chứa:

  • 182 kcal
  • 12.4 lipid
  • 82 mg Canxi
  • 13.6 Protein
  • 600mg Cholesterol
  • 212 mg phốt pho

Ngoài ra, trứng vịt lộn cũng rất giàu vitamin. Trứng vịt lộn còn được ăn với rau răm, gừng tươi sẽ tạo thành bài thuốc tốt có tác dụng chữa thiếu máu, suy nhược cơ thể, đau đầu, chóng mặt cũng như chữa yếu sinh lý.

Trứng vịt lộn giàu dinh dưỡng cho sức khỏe
Trứng vịt lộn giàu dinh dưỡng cho sức khỏe

Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý là trứng vịt lộn có chứa một lượng nhỏ cholesterol nên nếu ăn nhiều có thể dẫn tới một số biến chứng như xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ. Cũng bởi những lý do này mà nhiều bà đẻ thắc mắc sau sinh có ăn được trứng vịt lộn hay không.

Sau sinh ăn trứng vịt lộn được không?

Sau sinh ăn gì, không nên ăn gì là băn khoăn của hầu hết các mẹ. Với trứng vịt lộn, có thể nói đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe, hơn nữa hiện nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng bà đẻ sau sinh không được ăn trứng vịt lộn. Do vậy, các mẹ vẫn có thể ăn trứng vịt lộn sau khi sinh, vừa giúp bồi bổ cơ thể vừa tăng dinh dưỡng cho bé.

Ngoài ra, trứng vịt lộn cũng mang tới nhiều lợi ích sức khỏe tốt cho các mẹ. Trứng vịt lộn giúp tu âm dưỡng huyết rất bổ cho máu, nhất là những bà mẹ mất nhiều máu sau sinh, từ đó giúp cơ thể sớm hồi phục.

Trứng vịt lộn rất bổ cho máu, nhất là những bà mẹ mất nhiều máu sau sinh
Trứng vịt lộn rất bổ cho máu, nhất là những bà mẹ mất nhiều máu sau sinh

Trứng vịt lộn cũng rất giàu vitamin A, bổ cho mắt, tăng sức đề kháng, còn có tác dụng tạo xương cho trẻ giúp cho trẻ có chiều cao tối đa theo tiềm năng.

Trứng vịt lộn cũng giúp cung cấp lượng đủ calo cho các hoạt động hàng ngày của mẹ. Ăn trứng vịt lộn giúp cung cấp từ 20 đến 30% trong tổng lượng calo cần nạp một ngày. Do vậy, nếu ăn trứng vịt lộn vào bữa sáng sẽ rất thích hợp với các bà mẹ sau sinh.

Những điểm cần chú ý khi ăn trứng vịt lộn sau sinh.

Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng không phải cứ ăn nhiều là tốt, thậm chí nếu ăn uống không khoa học còn dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Bởi vậy, các bà mẹ cần chú ý một số điểm sau:

Không nên ăn nhiều trứng vịt lộn một tuần
Không nên ăn nhiều trứng vịt lộn một tuần
  • Để chăm sóc sau sinh tốt nhất, bà đẻ sau sinh chỉ nên ăn trung bình 1 quả/tuần, không nên ăn quá nhiều do trứng vịt lộn chứa cholesterol, nếu ăn nhiều sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ. Ngoài ra, ăn nhiều cũng dẫn tới tình trạng thừa vitamin A, tích lũy dưới da, gan và làm vàng da, bong tróc. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn sữa mẹ đồng thời cản trở quá trình hình thành xương, phát triển chiều cao của trẻ.
  • Nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng kèm theo các món ăn khác sẽ tốt hơn đối với các mẹ sau sinh. Không nên ăn vào buổi tối do trứng vịt lộn giàu dinh dưỡng có thể dẫn tới đầy bụng, khó tiêu, khiến các mẹ khó ngủ.
  • Những bà mẹ có tiền sử bị cao huyết áp, viêm gan, tim mạch, gút, tiểu đường, gan nhiễm mỡ không nên ăn trứng vịt lộn vì có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn, thậm chí còn có thể gây nên tắc nghẽn động mạch, nhồi máu cơ tim và có thể dẫn đến đột quỵ.

Hy vọng những thông tin trên giúp các mẹ giải đáp thắc mắc sau sinh ăn trứng vịt lộn được không. Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng khi ăn cũng cần khoa học, tránh ăn quá nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Xem thêm:

Ngày đăng: 02/03/2023 - Cập nhật lúc 2:01 pm , 02/03/2023

Bình luận

*
*

Biên tập viên
Miss Trần Diệp Anh tốt nghiệp Học viện Ngoại Giao, đã từng làm biên tập tại các trang tin điện tử, website chuyên về sức khỏe và tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Miss Diệp Anh giữ nhiệm vụ là Biên tập viên, chuyên viết bài mảng nội dung sức khỏe mẹ và bé trên wikibacsi.com. Với các bài viết được biên tập từ nguồn uy tín, chuyên khoa nước ngoài và phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực này.
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc