10 Bài Tập Thể Dục Chữa Viêm Đại Tràng Đơn Giản, Hiệu Quả

Các bài tập thể dục chữa viêm đại tràng được khuyến cáo thực hiện nhằm mục đích hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng bệnh và nâng cao hiệu quả của phương pháp điều trị chính. Dưới đây là 10 động tác đơn giản, người bệnh có thể tự tập luyện tại nhà.

Lợi ích của việc luyện tập thể dục trong điều trị viêm đại tràng

Tình trạng tổn thương khu trú hay lan tỏa ở niêm mạc đại tràng sẽ dẫn đến bệnh viêm đại tràng. Bệnh xảy ra khi vi khuẩn, ký sinh trùng hay các tác nhân có hại khác tấn công vào đại tràng thông qua đường ăn uống hoặc lây lan từ các cơ quan khác. Đôi khi, phản ứng viêm cũng khởi phát từ tổn thương trong đại tràng do ảnh hưởng của hóa – xạ trị ung thư ở các cơ quan lân cận.

Đại tràng có chức năng quan trọng trong hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, tình trạng tổn thương, viêm nhiễm xảy ra ở cơ quan này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng tiêu hóa và khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều triệu chứng bất thường. Bên cạnh việc thay đổi thói quen đại tiện, người bệnh còn thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau âm ỉ, đau dữ dội hoặc đau quặn ở bụng. Mức độ đau còn tùy thuộc vào tính chất nghiêm trọng của bệnh. Đôi khi, bệnh nhân còn bị chướng bụng, đi cầu ra máu, ăn không tiêu dẫn đến chán ăn, sụt giảm cân nặng.

Bài Tập Thể Dục Chữa Viêm Đại Tràng
Tập thể dục đều đặn mỗi ngày giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng

Để cải thiện các triệu chứng khó chịu, bên cạnh việc tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị viêm đại tràng của bác sĩ, người bệnh cũng được khuyến cáo nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng kết hợp tập luyện thể dục thể thao để nâng cao thể chất và hỗ trợ kiểm soát tốt bệnh.

Duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân bị viêm đại tràng như:

Giảm căng thẳng:

Căng thẳng kéo dài chính là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm đại tràng. Trong thời gian bị bệnh, việc không kiểm soát được stress cũng có thể làm tăng nặng cơn đau cùng các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Trong quá trình tập thể dục, não bộ sẽ tiết ra một loại hormone có tác dụng cải thiện tâm trạng, giúp bệnh nhân thư giãn đầu óc và vơi bớt lo âu, căng thẳng.

Ổn định nhu động ruột:

Nhu động ruột có chức năng co bóp để thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn. Ở những bệnh nhân bị viêm đại tràng, hoạt động của nhu động ruột có thể bị rối loạn, lúc nhanh lúc chậm dẫn đến các triệu chứng táo bón hoặc tiêu chảy.

Việc tập thể dục thể thao mỗi ngày có tác dụng làm tăng nhịp tim, qua đó điều hòa hoạt động của nhu động ruột, góp phần tích cực vào việc giảm nhẹ các triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa do viêm đại tràng gây ra.

Kiểm soát cân nặng:

Lượng mỡ dư thừa tích tụ trong cơ thể gây chèn ép lên các cơ quan nội tạng và khiến tốc độ lưu thông máu đến đại tràng giảm bớt. Tình trạng này kéo dài làm tăng nguy cơ mắc viêm đại tràng ở những đối tượng có nguy cơ cao và cũng khiến bệnh phát triển nặng hơn.

Do vậy, bệnh nhân viêm đại tràng có dấu hiệu thừa cân, béo phì thường được khuyến khích nên tập thể dục mỗi ngày để đào thải lượng mỡ dư thừa, hỗ trợ giảm cân. Ngay cả những trường hợp có trọng lượng cơ thể khỏe mạnh cũng nên tập thể dục thường xuyên để kiểm soát tốt cân nặng.

Tăng cường chức năng tiêu hóa:

Tập thể dục còn giúp đường ruột hoạt động hiệu quả hơn nhờ vào việc co bóp đều đặn của nhu động ruột. Thói quen tập thể dục mỗi ngày còn giúp kích thích hệ vi sinh vật có lợi phát triển. Chúng giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh để tổn thương viêm nhiễm bên trong đại tràng nhanh được chữa lành.

Cải thiện khả năng miễn dịch:

Các hoạt động rèn luyện thể chất có thể giúp củng cố hệ thống miễn dịch, nâng cao sức đề kháng để cơ thể người bệnh có khả năng chống lại các tác nhân gây viêm đại tràng hiệu quả hơn.

Tăng tốc độ hồi phục:

Ngoài việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ miễn dịch, tập thể dục còn có tác dụng kích thích lưu thông máu. Nhờ vậy tổn thương trong đại tràng được cung cấp nhiều dưỡng chất và oxy để tái tạo nhanh hơn.

Cải thiện chất lượng giấc ngủ:

Nhiều bệnh nhân viêm đại tràng có dấu hiệu bị rối loạn giấc ngủ, do bị cơn đau đánh thức vào ban đêm. Tập thể dục sẽ giúp thần kinh được thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ.

Hơn nữa, sự suy giảm năng lượng diễn ra khi tập thể dục còn thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương ở đại tràng trong giấc ngủ.

Tăng cường khả năng chuyển hóa và hấp thu chất dinh dưỡng:

Bệnh viêm đại tràng gây tổn thương niêm mạc khiến cho khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và nước có khuynh hướng suy giảm. Tập thể dục sẽ giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột. Điều này giúp cải thiện đáng kể khả năng chuyển hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, qua đó nâng cao sức khỏe tổng thể và hạn chế tình trạng giảm cân ở bệnh nhân.

10 bài tập thể dục chữa viêm đại tràng

Để cải thiện các triệu chứng viêm đại tràng, bệnh nhân nên tập luyện các bài tập thể dục, yoga dưới đây:

1. Bài tập thể dục trị viêm đại tràng tư thế gập bụng

+ Tác dụng:

bài tập thể dục chữa viêm đại tràng tư thế gập bụng
Bài tập thể dục tư thế gập bụng có tác dụng giảm đầy hơi, táo bón do viêm đại tràng gây ra

+ Các bước luyện tập:

  • Bước 1: Nằm thẳng người trên thảm tập. Hai chân co lên tạo thành một góc vuông với cơ thể.
  • Bước 2: Đưa hai tay ra sau gáy và để các ngón tay đan vào nhau.
  • Bước 3: Nhấc vai lên một cách từ từ kết hợp siết chặt cơ bụng. Đến khi vai đạt được độ cao cách mặt đất cỡ 10cm thì ngừng lại.
  • Bước 4: Duy trì tư thế trên ở trạng thái siết cơ bụng trong 1 – 2 giây.
  • Bước 5: Lặp lại bài tập gập bụng 10 – 20 lần liên tục. Kiên trì áp dụng mỗi ngày ít nhất 2 lần để tình trạng táo bón và các triệu chứng viêm đại tràng nhanh cải thiện.

2. Bài tập ngồi thiền hít thở sâu chữa viêm đại tràng

+ Tác dụng:

  • Tăng cường lưu thông máu đến đường ruột, giúp tổn thương ở niêm mạc đại tràng được cung cấp nhiều dưỡng chất cũng như oxy để tái tạo nhanh hơn.
  • Tăng cường chức năng tiêu hóa
  • Cải thiện tâm trạng, giảm mệt mỏi, căng thẳng cho bệnh nhân.
  • Đào thải mỡ dư thừa ở bụng, giúp bệnh nhân có vòng hai thon gọn hơn.

+ Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Bệnh nhân ngồi trên sàn, khoanh hai chân lại và đặt hai tay lên đùi tạo tư thế thiền định cơ bản.
  • Bước 2: Hít một hơi thật sâu vào đường mũi kết hợp mở rộng khung xương sườn để tạo không gian tối đa cho không khí lưu thông vào.
  • Bước 3: Từ từ thở ra bằng miệng. Trong quá trình đó, bạn đóng khung sườn lại, kết hợp cuộn bụng và ép cho vùng rốn co lên nhằm đẩy hết khí ga ra ngoài.
  • Bước 4: Thả lỏng, nghỉ vài giây và thực hành lại động trên thêm 20 lần.

Bài tập thể dục chữa viêm đại tràng tư thế ngồi thiền hít thở sâu rất dễ thực hiện và không mất nhiều thời gian. Bạn chỉ cần bỏ ra vài phút để luyện tập khi có thời gian rảnh.

3. Bài tập vặn mình trị viêm đại tràng

+ Tác dụng:

  • Kích thích nhu động ruột, giảm táo bón cho bệnh nhân bị viêm đại tràng
  • Massage, làm thư giãn cơ quan tiêu hóa, giúp đường ruột hoạt động hiệu quả hơn.
  • Tăng cường tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng đại tràng để tổn thương do viêm đại tràng gây ra nhanh được chữa lành.

+ Các bước luyện tập: 

  • Bước 1: Ngồi thẳng lưng trên sàn và duỗi thẳng hai chân ra phía trước
  • Bước 2: Gập chân trái vào sao cho bàn chân để sát bên ngoài đầu gối phải. Kết hợp đặt cánh tay phải lên đầu gối trái. Trong quá trình đó, cố gắng giữ cho lưng luôn thẳng.
  • Bước 3: Đặt tay trái chếch ra phía sau để giữ thăng bằng cho cơ thể và xoay thân người sang bên trái.
  • Bước 4: Hít thở nhẹ nhàng khoảng 5 giây. Thả lỏng, đổi bên và thực hiện lại động tác tương tự.

4. Khắc phục viêm đại tràng với bài tập cúi gập người

+ Tác dụng:

  • Tạo ra một lực tác động vừa phải lên bụng, giúp điều hòa nhu động ruột.
  • Tăng cường chức năng hoạt động của các cơ co bóp trong dạ dày để thức ăn được đẩy xuống đại tràng nhanh hơn. Nhờ vậy, bệnh nhân viêm đại tràng thể táo bón sẽ đi cầu đều đặn và dễ dàng hơn.
Bài Tập Thể Dục Chữa Viêm Đại Tràng tư thế gập người
Bài tập thể dục tư thế gập người giúp điều hòa nhu động ruột, cải thiện triệu chứng viêm đại tràng thể táo bón

+ Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Bệnh nhân đứng trên sàn ở tư thế thẳng người. Mở rộng hai chân một khoảng bằng vai.
  • Bước 2: Giơ thẳng hai tay hướng lên trần nhà rồi gập người xuống sao cho ngực càng sát đùi càng tốt.
  • Bước 3: Vòng bàn tay ra sau gót chân để giữ cố định cơ thể ở tư thế gập người trong 3 – 5 giây.
  • Bước 4: Thả lỏng người, đứng thẳng lên trở về tư thế ban đầu.
  • Bước 5: Thực hành lại bài tập yoga chữa viêm đại tràng tư thế gập người thêm 15 lần nữa để các triệu chứng bệnh nhanh có sự cải thiện.

5. Bài tập đi bộ nhanh cho bệnh nhân viêm đại tràng

+ Tác dụng:

Đi bộ nhanh là một bài tập thể dục tốt cho sức khỏe, đặc biệt là các trường hợp đang bị viêm đại tràng. Mỗi ngày đi bộ từ 20 – 30 phút mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân như:

  • Cải thiện chức năng co bóp của đường ruột, giúp thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn.
  • Tăng tốc độ đào thải phân, cải thiện triệu chứng táo bón thường gặp ở bệnh nhân bị viêm đại tràng.
  • Tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng cho người bệnh.

+ Cách đi bộ nhanh:

  • Giữ lưng thẳng kết hợp hít thở đều khi đi bộ
  • Mắt hướng thẳng về phía trước. Tránh cúi gập đầu xuống.
  • Bước đi đều đặn, tiếp đất từ gót chân và chạm dần đến các ngón chân.
  • Nhẹ nhàng vung đẩy tay theo từng bước sải chân.
  • Giữ cho vùng lưng, cổ và vai được thư giãn. Không ngả người ra phía trước hoặc ngửa ra sau.
  • Lựa chọn giày đi bộ phù hợp.
  • Đi bộ nhanh trên địa hình bằng phẳng để tránh bị vấp ngã, chấn thương.
  • Để đạt được hiệu quả tối ưu, mỗi tuần bệnh nhân nên dành ra khoảng 150 phút đi bộ nhanh với tốc độ vừa phải.

6. Động tác massage tai khắc phục triệu chứng viêm đại tràng

+ Tác dụng:

Tai là nơi chứa nhiều dây thần kinh và huyệt đạo chi phối đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Động tác massage tai được thực hiện mỗi ngày sẽ giúp làm tăng độ nhạy cảm của các dây thần kinh cảm giác, qua đó ổn định nhu động ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa cho bệnh nhân bị viêm đại tràng.

+ Các bước massage:

  • Bước 1: Kẹp vành tay bằng ngón cái và ngón trỏ. Thực hiện thao tác kéo và vuốt nhẹ giống như muốn làm thẳng vành tai. Chú ý nhẹ nhàng để tránh làm đau tai.
  • Bước 2: Hít thở đều và thực hiện động tác khoảng 5 phút.

7. Đạp xe đạp giảm viêm đại tràng

Đạp xe đạp cũng là một bài tập thể dục chữa viêm đại tràng đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích tích cực. Thường xuyên tập luyện sẽ thấy những tác dụng như:

  • Hỗ trợ tiêu hóa, giúp thức ăn di chuyển trong ruột nhanh hơn. Điều này giúp giảm mất nước trong phân, làm phân mềm và dễ đào thải hơn.
  • Cải thiện tình trạng táo bón, ăn không tiêu do viêm đại tràng.
  • Tăng cường khả năng miễn dịch cho đường ruột
  • Kích thích lưu thông máu đến chữa lành tổn thương trong đại tràng
  • Giúp bệnh nhân bớt mệt mỏi, căng thẳng.
đạp xe đạp - bài tập thể dục chữa viêm đại tràng
Đạp xe đạp là một hình thức luyện tập mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhất là các trường hợp bị viêm đại tràng

Một số lưu ý giúp đạp xe đúng cách, an toàn và mang lại hiệu quả cao cho bệnh nhân viêm đại tràng:

  • Lựa chọn xe có chiều cao, kích thước phù hợp sao cho cảm thấy thoải mái khi sử dụng.
  • Đạp xe đúng kỹ thuật.
  • Lựa chọn những khu vực có mặt đường bằng phẳng để đạp xe.
  • Mặc trang phục thoải mái và mang giày dép phù hợp khi chạy xe đạp.
  • Mua máy chạy xe đạp tại nhà để tự luyện tập khi gặp thời tiết bất lợi hoặc xung quanh môi trường sống không có khu vực an toàn để đạp xe.

8. Bài tập yoga chữa viêm đại tràng tư thế tam giác

+ Tác dụng:

Tư thế tam giác là một bài tập yoga đang được áp dụng rộng rãi để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, bao gồm cả viêm đại tràng. Động tác này có những công dụng sau:

  • Kéo giãn các cơ, giảm co thắt, xoa dịu cơn đau bụng
  • Cải thiện chức năng hoạt động cho hệ tiêu hóa và cơ quan dưới bụng.
  • Giảm hiện tượng táo bón, đầy bụng, ăn không tiêu.
  • Nâng cao sức khỏe thể chất, tâm thần, giúp bệnh nhân bớt lo âu, trầm cảm.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Đứng trên sàn ở tư thế thẳng người. Hai chân mở rộng sao cho cách nhau một khoảng cỡ 3 – 4 bàn chân.
  • Bước 2: Chếch chân phải hướng ra phía ngoài một góc vuông. Bàn chân trái cũng đặt hướng theo chân phải một góc có biên độ khoảng 15 độ. Chú ý dồn trọng lượng cơ thể lên hai bàn chân và không được nhấc chân lên.
  • Bước 3: Hít vào một hơi thật sâu. Sau đó thở ra một cách từ từ kết hợp uốn cong người sang phía bên phải và hạ tay cùng bên xuống để bàn tay chạm sàn nhằm giữ thăng bằng cho cơ thể, giữ cho phần cổ tay luôn thẳng. Trong khi đó, tay trái nâng lên cao hợp với tay phải thành một đường thẳng.
  • Bước 4: Ổn định cơ thể ở tư thế trên kết hợp hít vào thở ra đều đặn trong 5 – 10 nhịp đếm.
  • Bước 5: Qua trở về tư thế ban đầu và đổi bên.

9. Cải thiện triệu chứng bệnh viêm đại tràng với bài tập chống đẩy

+ Tác dụng: 

Động tác chống đẩy còn được gọi là hít đất – một bài tập thể dục chữa viêm đại tràng đơn giản, đang được nhiều bệnh nhân áp dụng. Thực hành bài tập đều đặn giúp làm tăng sức mạnh cho cơ bụng, giảm co thắt đại tràng, đồng thời thúc đẩy chức năng tiêu hóa.

bài tập yoga chữa viêm đại tràng tư thế chống đẩy
Tư thế chống đẩy là một bài tập đơn giản nhưng giúp hỗ trợ điều trị viêm đại tràng

+ Các bước thực hành:

  • Bước 1: Nằm sấp trên sàn. Hai tay mở rộng bằng vai và úp lòng bàn tay xuống đất. Hai chân duỗi thẳng.
  • Bước 2: Dùng lực của hai tay chống đẩy xuống đất để nâng phần thân trên lên cao đến khi khuỷu tay thẳng ra hết cỡ.
  • Bước 3: Hít thở nhịp nhàng rồi từ từ hạ người xuống. Ép sát 2 tay vào ngực.
  • Bước 4: Lặp lại động tác hít đất từ 10 lần trở lên tùy vào khả năng.

10. Tập yoga cho vùng bụng chữa viêm đại tràng

+ Tác dụng: 

  • Cải thiện chức năng hoạt động của đường ruột, làm giảm nhẹ các triệu chứng bất thường như táo bón, ăn không tiêu, đầy bụng, chán ăn do viêm đại tràng gây ra.
  • Kích thích nhu động ruột, làm tăng lực co bóp để đẩy phân ra khỏi đại tràng dễ dàng.
  • Nâng cao sức mạnh cho các cơ ở vùng chậu, đùi và thắt lưng, giúp nâng đỡ các cơ quan nội tạng tốt hơn.
  • Tăng cường lưu thông máu đến đường tiêu hóa để tổn thương trong đại tràng được nuôi dưỡng, tái tạo tốt hơn.

+ Các bước tập luyện:

  • Bước 1: Nằm trên thảm với tư thế thả lỏng toàn thân và hai tay vòng trước ngực. Hai chân duỗi thẳng.
  • Bước 3: Hít thở nhịp nhàng và lấy mông cũng như gót chân làm điểm tựa để đẩy phần thân trên đến khi bạn ở tư thế ngồi thẳng lưng. Sau đó hạ hai tay xuống ôm lấy bụng.
  • Bước 4: Thực hành bài tập trên từ 8 – 12 lần.

Nguyên tắc cần tuân thủ khi tập thể dục chữa viêm đại tràng đúng cách

Các hoạt động thể chất như tập thể dục hay yoga đều mang lại những lợi ích tích cực trong điều trị viêm đại tràng. Tuy nhiên, để việc luyện tập mang lại hiệu quả tối ưu, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Lựa chọn các bài tập vừa sức, phù hợp với thể trạng.
  • Thực hành kiên trì, đều đặn và đúng cách. Mỗi ngày, bạn nên tập từ 20 – 30 phút và tập tối thiểu 5 ngày/tuần.
  • Không tập thể dục sau khi ăn no.
  • Uống nhiều nước trước và sau khi luyện tập để bù đắp lại lượng chất lỏng bị thất thoát do bị đổ mồ hôi.
  • Khởi động kỹ và làm nóng cơ thể trước khi luyện tập để hạn chế gặp chấn thương.
  • Duy trì tư thế thoải mái khi tập thể dục. Tránh vì nôn nóng quá mức mà gắng sức luyện tập gây phản tác dụng.
  • Tập luyện từ mức độ cơ bản đến nâng cao và tăng dần cường độ luyện tập để cơ thể kịp thích nghi.
  • các bài tập thể dục chữa viêm đại tràng chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thay thế được cho các phương pháp điều trị y khoa. Bạn nên duy trì thói quen tập luyện đều đặn mỗi ngày kết hợp nghỉ ngơi, lao động vừa sức và có chế độ dinh dưỡng phù hợp để nhanh chóng chữa trị dứt điểm bệnh viêm đại tràng.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng: 21/06/2023 - Cập nhật lúc 12:52 pm , 21/06/2023

Bình luận

*
*

Bài viết nhiều người đọc