Ung thư đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ung thư đại tràng rất khó chẩn đoán trong giai đoạn đầu do các triệu chứng không rõ ràng, do đó thường là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu liên quan đến ung thư. Điều quan trọng là có kế hoạch tầm soát ung thư cũng như nhận biết các triệu chứng sớm nhất để có kế hoạch điều trị, phòng ngừa phù hợp.

Ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng có thể gây tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách

Ung thư đại tràng là gì?

Ung thư đại tràng còn được gọi là ung thư ruột kết, xảy ra khi các tế bào lót trong đại tràng hoặc trực tràng trở nên bất thường và khó kiểm soát. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tử vong ở bệnh nhân ung thư.

Đại tràng, còn được gọi là ruột già hoặc ruột kết, là một phần của hệ thống tiêu hóa. Đại tràng có nhiệm vụ hấp thụ nước, chất dưỡng từ thức ăn sau khi đi qua dạ dày và ruột non. Các chất thải rắn (phân) sẽ được lưu trữ tại ruột già trước khi chuyển đến trực tràng và đi ra khỏi cơ thể.

Ung thư ruột kết là những khối u không gây ra triệu chứng cho đến các giai đoạn muộn. Các khối u phát triển chậm và người bệnh có thể không nhận thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào. Mặc dù không phải tất cả các trường hợp, tuy nhiên phần lớn ung thư ruột kết thường phát triển theo thời gian từ các polyp tuyến (tiền ung thư). Các polyp có thể tăng trưởng, đột biến bất thường phát sinh trong DNA tế bào và dẫn đến ung thư.

Một số yếu tố nguy cơ ung thư đại tràng bao gồm tiền sử gia đình ung thư đại tràng hoặc trực tràng, chế độ ăn uống thiếu khoa học, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, viêm đại tràng và các bệnh viêm ruột khác. Ngoài ra, tuổi tác cao là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm ruột kết, tuy nhiên xây dựng lối sống khoa học, thường xuyên vận động và giữ cân nặng hợp lý có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

Điều quan trọng để điều trị và phòng ngừa ung thư ruột kết là khám sàng lọc thường xuyên để phát hiện ung thư hoặc các vấn đề tiền ung thư, đặc biệt là khi có nguy cơ mắc bệnh cao.

Các bộ phận bị ảnh hưởng bởi ung thư đại tràng

Ung thư ruột kết có thể gây ảnh hưởng đến cả đại tràng và trực tràng.

1. Đại tràng

Đại tràng là một ống dài khoảng 148 cm kết nối ruột non với trực tràng. Đại tràng và trực tràng xử lý quá trình tiêu hóa thức ăn ở khắp cơ thể, sau đó thải ra phân và đẩy ra khỏi cơ thể thông qua hậu môn.

ung thư đại tràng có mấy giai đoạn
Ung thư có thể gây ảnh hưởng đến cả đại tràng và trực tràng

Ung thư có thể ảnh hưởng đến một số bộ phận của đại tràng, chẳng hạn như:

  • Đại tràng lên (Ascending colon): Thức ăn sẽ bắt đầu được tiêu hóa ở miệng khi đi vào cơ thể, sau đó qua dạ dày. Thức ăn chưa được tiêu hóa sẽ được di chuyển đến đại tràng và được tái hấp thu tốt hơn.
  • Đại tràng ngang (Transverse colon): Đại tràng ngang di chuyển khắp cơ thể, đưa thức ăn từ bên này sang bên kia của cơ thể (từ trái sang phải).
  • Đại tràng xuống (Descending colon): Sau khi thức ăn di chuyển qua phần trên của đại tràng ngang, thức ăn sẽ đến đại tràng đi xuống, thường là ở bên phải.
  • Đại tràng Sigma (Sigmoid colon): Đây là phần cuối của đại tràng, có hình chữ S. Đại tràng Sigma là điểm cuối cùng của đại tràng và phần đầu của trực tràng.

2. Trực tràng

Trực tràng là một đoạn dài khoảng 14 – 15 cm nối đại tràng và hậu môn. Trực tràng hoạt động như một bộ phận lưu trữ và giữa phân cho đến khi quá trình đại tiện diễn ra.

Ung thư đại tràng có mấy giai đoạn

Ung thư đại tràng diễn tiến qua 5 giai đoạn, từ 0 đến 4. Giai đoạn càng cao, ung thư càng tiến triển và tiên lượng càng xấu.

1. Giai đoạn 0

Ung thư đang ở giai đoạn sớm nhất, được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ hoặc ung thư biểu mô trong niêm mạc. Lúc này ung thư chưa phát triển ra bên ngoài niêm mạc của đại tràng hoặc trực tràng.

2. Giai đoạn 1

Tế bào ung thư đã phát triển vào lớp dưới niêm mạc và có thể ảnh hưởng đến lớp cơ dày bên dưới. Tuy nhiên ung thư chưa lan đến các hạch bạch huyết lân cận hoặc các vị trí xa hơn.

3. Giai đoạn 2

Ung thư đại tràng giai đoạn 2 được chia thành ba giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 2A: Ung thư đã phát triển vào thành đại tràng hoặc trực tràng nhưng chưa xuyên qua. Lúc này ung thư chưa ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc hạch bạch huyết lân cận và các vị trí xa.
  • Giai đoạn 2B: Ung thư đã xuyên qua thành đại tràng hoặc trực tràng nhưng không xâm nhập vào các mô, cơ quan lân cận. Tế bào ung thư chưa lan đến các hạch bạch huyết lân cận hoặc các vị trí xa.
  • Giai đoạn 2C: Ung thư đã phát triển xuyên qua thành đại tràng hoặc trực tràng và gây ảnh hưởng đến các mô, cơ quan lân cận. Tế bào ung thư chưa lan đến các hạch huyết và các vị trí xa.

4. Giai đoạn 3

Ung thư đại tràng giai đoạn 3 cũng được phần ba mức độ chính:

– Giai đoạn 3A: 

Ung thư đã phát triển vào lớp dưới niêm mạc và có thể bao gồm lớp đệm cơ, 1 – 3 hạch bạch huyết lân cận hoặc vùng mỡ gần hạch. Tuy nhiên ung thư chưa lan đến các vị trí xa hơn.

Hoặc ung thư đã phát triển vào lớp dưới niêm mạc và ảnh hưởng đến 4 – 6 hạch bạch huyết, tuy nhiên không ảnh hưởng đến các vị trí xa.

– Giai đoạn 3B:

Ung thư đã phát triển đến thành đại tràng hoặc trực tràng hoặc qua phúc mạc nội tạng (lớp lót bên trong của khoang bụng) nhưng chưa đến các cơ quan lân cận. Lúc này ung thư đã ảnh hưởng từ 1 – 3 hạch bạch huyết lân cận hoặc vào các vùng mỡ gần các hạch bạch huyết nhưng chưa đến các vị trí xa.

Hoặc ung thư đã phát triển vào lớp đệm hoặc thành đại tràng hoặc trực tràng và có thể lan đến 4 – 6 hạch bạch huyết gần đó, nhưng chưa đến các vị trí xa.

Hoặc ung thư đã phát triển vào lớp dưới niêm mạc và có thể ảnh hưởng đến lớp đệm. Tế bào ung thư có thể đã lan đến 7 hoặc nhiều hạch bạch huyết lân cận nhưng không đến các vị trí xa.

– Giai đoạn 3C:

Ung thư đã phát triển xuyên qua thành đại tràng hoặc trực tràng, bao gồm các mô lót bên trong (phúc mạc nội tạng), nhưng chưa đến các cơ quan lân cận. Tế bào ung thư đã ảnh hưởng đến 4 – 6 hạch bạch huyết gần đó nhưng chưa ảnh hưởng đến các vị trí xa.

Hoặc ung thư đã phát triển vào thành đại tràng hoặc trực tràng, bao gồm phúc mạc nội tạng, nhưng chưa ảnh hưởng đến các vị trí xa.

Hoặc ung thư đã xuyên qua thành đại tràng hoặc trực tràng và phát triển vào các mô, cơ quan lân cận. Tế bào ung thư đã lan đến ít nhất một hạch bạch huyết lân cận hoặc các vùng mỡ gần đó nhưng chưa lan đến các vị trí xa.

Hoặc ung thư đã phát triển vào thành đại tràng hoặc trực tràng, bao gồm cả phúc mạc nội tạng, nhưng không ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận. Ung thư cũng lây lan đến 7 hoặc nhiều hạch bạch huyết lân cận nhưng không ảnh hưởng đến các vị trí xa.

5. Giai đoạn 4

Giai đoạn 4 là giai đoạn cuối của ung thư đại tràng. Giai đoạn này được phân thành 3 mức độ nghiêm trọng bao gồm:

  • Giai đoạn 4A: Ung thư đã lan đến các cơ quan ở xa, chẳng hạn như gan hoặc phổi, hoặc bộ hạch bạch huyết ở xa, tuy nhiên chưa ảnh hưởng đến niêm mạc khoang bụng và phúc mạc.
  • Giai đoạn 4B: Ung thư đã lan đến nhiều cơ quan hoặc các hạch bạch huyết ở xa, nhưng không gây ảnh hưởng đến các phần xa của phúc mạc.
  • Giai đoạn 4C: Ung thư đã lan đến các phần xa của phúc mạc.

Ung thư đại tràng là bệnh lý khó chẩn đoán do đó thường có tỷ lệ tử vong cao. Người bệnh cần có kế hoạch tầm soát ung thư định kỳ để tránh các rủi ro không mong muốn.

Dấu hiệu ung thư đại tràng

Trong giai đoạn đầu của ung thư, người bệnh thường có không triệu chứng. Do đó, những người từ 45 tuổi (sớm hơn ở nhóm đối tượng nguy cơ) được khuyến khích tầm soát ung thư định kỳ.

Đôi khi các triệu chứng ung thư đại tràng có thể tương tự như viêm đại tràng, các bệnh viêm ruột, viêm túi thừa, do đó bệnh thường khó phân biệt trong thời gian đầu. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và có kế hoạch điều trị sớm nhất.

Các triệu chứng ung thư ruột kết thường được phân thành triệu chứng cục bộ (dựa vào vị trí khối u), triệu chứng toàn thân (liên quan đến toàn bộ cơ thể) và các triệu chứng hiếm gặp.

1. Triệu chứng cục bộ

Các triệu chứng phổ biến nhất của ung thư đại tràng là gây ảnh hưởng đến thói quen đại tiện và nhu động ruột. Các triệu chứng có thể bao gồm:

dấu hiệu cảnh báo ung thư đại trực tràng
Triệu chứng chính khi bị ung thư ruột kết là thay đổi thói quen đi đại tiện, chướng bụng hoặc buồn nôn
  • Thay đổi thói quen đại tiện: Bác sĩ có thể kiểm tra kích thước, màu sắc, độ đặc của phân và các vấn đề thay đổi trong thói quen đại tiện của người bệnh.
  • Khó chịu ở bụng: Người bệnh có thể bị đau dạ dày, đau bụng dưới hoặc chuột rút ở bụng.
  • Táo bón và tiêu chảy xen kẽ: Các triệu chứng tiêu chảy và táo bón có thể xảy ra khi khối u gây tắc nghẽn ruột. Tuy nhiên tình trạng này cũng xảy ra khi người  bệnh có chế độ ăn uống không phù hợp, rối loạn tiêu hoặc hoặc viêm đại tràng.
  • Buồn nôn và nôn: Buồn nôn và nôn xảy ra khi khối u gây tắc ruột. Buồn nôn và nôn có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của ung thư ruột kết nhưng phổ biến hơn khi bệnh ở giai đoạn nặng.
  • Đầy hơi và chướng bụng: Tình trạng này có thể xảy ra liên quan đến ung thư ruột kết, nhưng thường có xu hướng phát triển muộn, khi khối u có kích thước lớn gây cản trở đại tràng. Nếu ung thư lan đến các hạch bạch huyết lân cận, người bệnh có thể bị sưng phù.

Một số dấu hiệu thay đổi thói quen đại tiện và tính chất phân có thể liên quan đến ung thư đại tràng bao gồm:

  • Thay đổi tần suất đại tiện: Sự thay đổi liên tục (hơn vài ngày) về tần suất đi đại tiện có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của ung thư ruột kết.
  • Thay đổi hình dạng phân: Phân mỏng hoặc hẹp, thường được mô tả giống như bút chì, cũng có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng. Phân loãng có thể là dấu hiệu hẹp đại tràng, còn được gọi là tắc nghẽn đại tràng do ung thư ruột kết.
  • Thay đổi màu sắc phân: Ung thư có thể gây chảy máu, dẫn đến có máu trong phân hoặc thay đổi màu sắc phân. Cụ thể nếu chảy máu ở đại tràng trên (bên phải), phân sẽ có màu hạt dẻ, nếu máu chảy từ vị trí xa hơn của đại tràng, phân có thể có màu đỏ tía hoặc đỏ sẫm. Nếu khối u ở đại tràng đi xuống (bên trái) chảy máu có thể khiến phân có màu đỏ tươi hoặc đi ngoài ra máu.
  • Cảm giác muốn đi đại tiện cả ngày: Ung thư đại tràng có thể dẫn đến cảm giác cần đi đại tiện dai dẳng, cần đi đại tiện ngay lập tức, ngay cả khi vừa đi đại tiện xong.

Các dấu hiệu ung thư đại tràng có thể không rõ ràng, tuy nhiên người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp, đặc biệt là khi có tiền sử gia đình bị ung thư polyp hoặc ung thư đại trực tràng.

2. Triệu chứng toàn thân

Ung thư đại tràng có thể dẫn đến các triệu chứng toàn thân, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, chẳng hạn như:

  • Giảm cân không rõ nguyên nhân: Nếu người bệnh bị giảm cân mà không có chủ ý, đây là một triệu chứng nghiêm trọng không thể bỏ qua. Giảm cân có thể là do các khối u sử dụng chất dinh dưỡng để phát triển. Ngoài ra, một số khối u có thể giải phóng các chất hóa học làm tăng quá trình trao đổi chất và dẫn đến giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Chán ăn: Chán ăn có thể xảy ra trong các giai đoạn muộn của ung thư ruột kết.
  • Mệt mỏi không rõ nguyên nhân: Mệt mỏi là một dấu hiệu không đặc hiệu nhưng rất phổ biến ở bệnh nhân ung thư ruột kết và thường xảy ra ở giai đoạn muộn. Mệt mỏi do ung thư khác với mệt mỏi thông thường và sẽ không được cải thiện kể cả khi nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Có cảm giác thay đổi trong cơ thể: Đôi khi người bệnh có thể cảm thấy có gì đang thay đổi trong cơ thể, ngay cả khi không có triệu chứng cụ thể. Hãy tin vào trực giác của cơ thể và đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

3. Các triệu chứng hiếm gặp

Nếu ung thư đại tràng không được chẩn đoán đến các giai đoạn muộn, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như:

  • Sốt: Nếu khối u ruột kết bị phá vỡ, áp xe có thể hình thành dẫn đến sốt.
  • Bọt khí trong nước tiểu: Nếu ung thư đại tràng xâm lấn vào bàng quang, người bệnh có thể đi tiểu có bọt khí hoặc tiểu ra máu.
  • Khó thở: Nếu ung thư ruột kết di căn đến phổi, người bệnh có thể bị khó thở, ho và đau ngực.
  • Đau đầu và các vấn đề thần kinh: Nếu ung thư di căn đến não hoặc tủy sống, có thể dẫn đến đau đầu, thay đổi thị lực, lú lẫn hoặc co giật.
  • Đau xương: Ung thư di căn xương có thể dẫn đến gãy xương, đau xương và nồng độ canxi cao.

Nếu gặp bất cứ dấu hiệu nào của ung thư đại tràng, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị hiệu quả. Đối với một số bệnh nhân, điều trị sớm có thể ngăn ngừa ung thư phát triển và giảm nguy cơ tử vong.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ung thư đại tràng

Các nhà nghiên cứu vấn đang nghiên cứu các nguyên nhân gây ung thư đại tràng. Ung thư có thể xảy ra do đột biến gen di truyền hoặc đột biến trong quá trình phát triển. Các gen đột biến không đảm bảo phát triển ung thư, tuy nhiên sẽ làm tăng nguy cơ ung thư.

Một số đột biến có thể khiến các tế bào tích tụ bất thường trong đại tràng, dẫn đến polyp và tiền ung thư.  Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống, có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư.

Cụ thể, các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư đại tràng bao gồm:

1. Nguyên nhân chính

Mặc dù không phải tất cả các trường hợp, tuy nhiên ung thư đại tràng thường phát triển dưới dạng polyp, một khối u phát triển bên trong ruột kết. Bản thân các polyp thường không phải là ung thư, tuy nhiên đôi khi polyp có thể phát triển thành ung thư.

những nguyên nhân gây ung thư đại trực tràng
Đột biến gen có thể dẫn đến polyp phát triển bất thường và gây ung thư đại tràng

Các loại polyp phổ biến trong viêm đại tràng bao gồm:

  • Polyp tăng sản hoặc bị nhiễm trùng: Các loại polyp tăng sản lớn, đặc biệt là ở phía bên phải của đại tràng, có thể làm tăng nguy cơ hình thành khối u ung thư. Do đó, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật loại bỏ khối u để tránh các rủi ro có thể xảy ra.
  • U tuyến hoặc polyp tuyến: Đây là những khối u tiền ung thư. Nếu không được điều trị, các khối u này sẽ phát triển thành ung thư đại tràng.

Ngoài ra, ung thư cũng có thể bắt đầu từ một khu vực tế bào bất thường, thường được gọi là loạn sản, trong niêm mạc đại tràng hoặc trực tràng.

2. Yếu tố rủi ro

Có một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng phát triển ung thư đại tràng, bao gồm:

  • Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị ung thư hoặc polyp đại trực tràng.
  • Chế độ ăn uống nhiều thịt đỏ và thịt đã qua chế biến.
  • Bệnh viêm ruột, bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng.
  • Có các tình trạng di truyền chẳng hạn như bệnh đa polyp tuyến gia đình (FAP) hoặc ung thư ruột kết không polyp tuyến di truyền (HNPCC).
  • Béo phì.
  • Hút thuốc.
  • Lối sống thiếu vận động.
  • Nghiện rượu.
  • Bệnh tiểu đường loại 2.
  • Ung thư vú.
  • Ung thư buồng trứng hoặc ung thư tử cung được chẩn đoán trước 50 tuổi.

Các polyp đại tràng có nguy cơ phát triển thành ung thư cao hơn nếu:

  • Có kích thước lớn hơn 1 cm
  • Có nhiều hơn 2 polyp
  • Có các dấu hiệu loạn sản

Có polyp đại tràng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên loại bỏ polyp sớm thông qua phẫu thuật có thể phòng ngừa ung thư phát triển. Do đó, điều quan trọng là tầm soát ung thư định kỳ và kiểm tra sức khỏe phù hợp.

Ung thư đại tràng có nguy hiểm không?

Ung thư đại tràng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và gây tử vong nếu không được điều trị phù hợp. Các biến chứng phổ biến của ung thư đại tràng có thể bao gồm:

ung thư đại tràng giai đoạn cuối sống được bao lâu
Ung thư đại tràng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tử vong do ung thư
  • Thiếu máu thiếu sắt: Khối u chảy máu có thể dẫn đến thiếu máu thiếu sắt, đây có thể là dấu hiệu đầu tiên của ung thư đại tràng. Thiếu máu được chẩn đoán thông qua xét nghiệm công thức máu toàn bộ. Các triệu chứng thiếu máu bao gồm mệt mỏi bất thường, chóng mặt, đánh trống ngực và khó thở.
  • Vàng da: Một biến chứng tiềm ẩn khác của ung thư da vàng da và vàng lòng trắng của mắt. Vàng da có thể xảy ra khi ung thư di căn đến gan, một vị trí di căn phổ biến, gây áp lực lên các cấu trúc quan trọng của gan.
  • Tắc ruột: Tắc ruột do ung thư ruột kết có nghĩa là khối u đang chặn đường ruột. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của tắc nghẽn, chất lỏng, chất rắn, thậm chí là khí, có thể bị cản trở qua ruột kết, điều này dẫn đến đau bụng, co thắt, đầy hơi, táo bón và đôi khi là buồn nôn và nôn.

Khi nào nên tầm soát ung thư đại tràng?

Các bác sĩ khuyến khích người có nguy cơ trung bình nên bắt đầu tầm soát ung thư thường xuyên ở tuổi 45 và không muộn hơn 50 tuổi. Tuy nhiên người bệnh có tiền sử polyp đại tràng hoặc ung thư và viêm ruột nên bắt đầu tầm soát trước tuổi 45.

Bác sĩ có thể đề nghị tầm soát ung thư đại trực tràng sớm hơn nếu người bệnh hoặc gia đình có tiền sử ung thư đại tràng. Độ tuổi phù hợp để tầm soát ung thư phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ.

Chẩn đoán ung thư đại tràng như thế nào?

Để chẩn đoán ung thư đại tràng, bác sĩ có thể sờ bụng hoặc khu vực khó chịu để xác định khối u hoặc cơ quan bị sưng. Bác sĩ cũng có thể đề nghị thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm để phát hiện polyp hoặc ung thư. Các xét nghiệm bao gồm:

hướng dẫn chẩn đoán ung thư đại tràng
Bác sĩ có thể kiểm tra đại trực tràng và đề nghị các xét nghiệm chẩn đoán phù hợp
  • Thăm khám trực tràng: Bác sĩ có thể sử dụng ngón tay sờ hoặc cho vào bên trong trực tràng để phát hiện các khối u.
  • Nội soi đại tràng: Đây là xét nghiệm sàng lọc tiêu chuẩn mà các chuyên gia khuyến cáo sử dụng để xác định ung thư đại tràng. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống mỏng, linh hoạt được gọi là ống nội soi để kiểm tra toàn bộ trực tràng và đại tràng.
  • Nội soi đại tràng sigma: Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi để quan sát phần cuối của đại tràng.
  • Sinh thiết: Bác sĩ sẽ lấy một ít mô trong quá trình nội soi đại tràng hoặc đại tràng sigma và đưa đến phòng thí nghiệm để kiểm tra. Bác sĩ cũng có thể sử dụng kim để lấy mẫu dưới sự hướng dẫn của chụp CT hoặc siêu âm.
  • Xét nghiệm ADN trong phân: Xét nghiệm này sẽ tìm kiếm những thay đổi gen nhất định có thể liên quan đến ung thư ruột kết.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Phương pháp này có thể giúp bác sĩ quan sát toàn toàn đại tràng và phát hiện các vấn đề liên quan. Tuy nhiên nếu phát hiện polyp, người bệnh vẫn có thể cần nội soi.
  • Các xét nghiệm hình ảnh khác: MRI hoặc siêu âm có thể được sử dụng để bác sĩ quan sát rõ hơn bên trong đại tràng của người bệnh.

Đôi khi các khối u có thể gây chảy một lượng máy nhỏ đến mức chỉ những xét nghiệm đặc biệt mới có thể nhìn thấy. Các xét nghiệm này giúp phát hiện máu trong phân, chẳng hạn như:

  • Xét nghiệm hóa miễn dịch trong phân (FIT): Đây là một chất phản ứng với một phần hemoglobin của người, một loại protein trong tế bào hồng cầu.
  • Xét nghiệm chảy máu ẩn thông qua Guaiac (gFOBT): Phương pháp này sử dụng một chất hóa học để tìm máu chảy bên trong cơ thể.

Nếu một trong hai xét nghiệm này phát hiện chảy máu, bác sĩ có thể đề nghị nội soi để xác định polyp.

Biện pháp điều trị ung thư đại tràng

Các biện pháp điều trị ung thư đại tràng phụ thuộc vào một số yếu tố:

  • Giai đoạn bệnh
  • Sức khỏe tổng thể
  • Các rủi ro và tác dụng phụ
  • Mong muốn của người bệnh

Tùy thuộc vào điều kiện nhất định, các biện pháp điều trị bao gồm:

1. Phẫu thuật

Phẫu thuật được sử dụng để loại bỏ các polyp và khối u nhỏ chưa lan rộng trong quá trình nội soi đại tràng hoặc thông qua nội soi ổ bụng. Nếu ung thư đã lan rộng, người bệnh có thể cần cắt bỏ một phần ruột kết có chứa khối u.

phẫu thuật đại trực tràng
Phẫu thuật được chỉ định để loại bỏ polyp và ngăn ngừa ung thư phát triển

Nếu ung thư di căn đến gan, phẫu thuật là phương pháp hiệu quả nhất để chữa khỏi ung thư. Bác sĩ sẽ loại bỏ tất cả các khối u ung thư và giữ lại một số lượng mô khỏe mạnh để gan vẫn hoạt động bình thường. Nếu khối u lớn, người bệnh có thể cần hóa trị để thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật.

Các kỹ thuật thuyên tắc mạch cũng được sử dụng để điều trị ung thư đã di căn đến gan. Kỹ thuật này có thể phá hủy khối u. Đôi khi bác sĩ có thể sử dụng sóng vô tuyến năng lượng cao hoặc vi sóng điện từ để tiêu diệt các tế bào ung thư. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể tiêm thuốc vào khối u hoặc đông lạnh khối u và loại bỏ khối u.

2. Xạ trị

Xạ trị sử dụng tia X năng lượng cao hoặc các tác nhân hóa học khác để tiêu diệt tế bào ung thư. Bức xạ sẽ nhắm trực tiếp vào khối u, làm hỏng các nhiễm sắc thể trong tế bào ung thư và khiến khối u không thể nhân lên.

Xạ trị ung thư đại tràng bao gồm một số hình thức như:

– Xạ trị bên ngoài:

Đây là hình thức xạ trị phổ biến nhất đối với người bệnh ung thư đại tràng. Bác sĩ sử dụng máy nhắm một chùm tia bức xạ và khối u để loại bỏ khối u mà không gây đau đớn. Trước khi tiến hành xạ trị, bác sĩ sẽ tiến hành xác định vị trí khối u để nhắm mục tiêu. Bác sĩ sẽ đánh dấu khối u bằng những chấm nhỏ trên cơ thể để đảm bảo vị trí cần nhắm mục tiêu là chính xác.

Người bệnh sẽ được yêu cầu nằm yên trong suốt quá trình, nhưng chỉ kéo dài trong vài phút. Người bệnh thường xạ trị năm lần mỗi tuần kéo dài trong vài tuần để loại bỏ các tế bào ung thư.

– Bức xạ bên trong:

Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng một ống để đạt các viên hoặc hạt nhỏ chứa chất phóng xạ vào bên trong khối u. Sau 15 phút các hạt sẽ được đưa ra khỏi cơ thể. Người bệnh có thể có tối đa hai lần điều trị trong 2 tuần.

– Xạ trị nội tuyến:

Xạ trị nội tuyến thường sử dụng ống soi proctoscope được đặt trong hậu môn để truyền bức xạ trực tiếp đến khối u. Ống nội soi sẽ được giữ yên trong vài phút sau đó đưa ra ngoài. Người bệnh có thể có bốn lần điều trị, mỗi lần cách nhau khoảng 2 tuần.

Xạ trị có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, chẳng hạn như:

  • Có máu trong phân
  • Mệt mỏi
  • Tổn thương ruột
  • Đau và bỏng rát trên da tại vị trí chùm tia chiếu vào
  • Đau khi đi đại tiện
  • Đau khi đi tiểu
  • Các vấn đề khi quan hệ tình dục

3. Hóa trị liệu

Hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc ngăn ngừa các tế bào lây lan. Thuốc được sử dụng dưới dạng tiêm hoặc thông qua đường truyền tĩnh mạch. Bác sĩ cũng có thể đưa thuốc vào máu thông qua các tĩnh mạch ở gần khối u. Có nhiều loại thuốc hóa trị ung thư đại tràng khác nhau và bác sĩ có thể kê hai hoặc nhiều loại thuốc kết hợp để đạt hiệu quả tốt nhất. Thông thường, người bệnh sẽ sử dụng thuốc hóa trị trong 2 – 4 tuần.

hóa trị ung thư đại tràng bao nhiêu tiền
Hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư

Người bệnh có thể được đề nghị hóa trị sau phẫu thuật để loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại. Đôi khi hóa trị cũng được thực hiện trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u và dễ loại bỏ hơn. Đôi khi thuốc hóa trị cũng được sử dụng để điều trị các cơn đau ung thư và ngăn ngừa sự phát triển của ung thư.

Mặc hạn chế của thuốc hóa trị là gây tổn thương đến các tế bào khỏe mạnh. Điều này dẫn đến các tác dụng phụ như rụng tóc, nôn mửa và lở miệng. Đôi khi người bệnh có thể cảm thấy rất mệt mỏi và dễ bị ốm. Tuy nhiên các vấn đề này thường trở nên tốt hơn khi kết thúc quá trình điều trị.

4. Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch là một liệu pháp sinh học, sử dụng hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại ung thư. Các liệu pháp miễn dịch bao gồm:

  • Chất điều chỉnh phản ứng sinh học: Các chất điều chỉnh phản ứng sinh học bao gồm các cytokine, kích hoạt hệ thống miễn dịch và ảnh hưởng đến sự phát triển của khối u. Thuốc sẽ được đưa vào cơ thể thông qua đường tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch.
  • Kích thích phát triển hệ thống miễn dịch: Các chất hóa học này tạo ra các tế bào tủy xương, bao gồm cả hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu, nhằm chống lại nhiễm trùng và các tế bào ung thư.
  • Kháng thể đơn dòng: Các kháng thể đơn dòng sẽ tìm kiếm và liên kết với các tế bào ung thư, sau đó kêu gọi các tế bào miễn dịch đến để tiêu diệt khối u.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Các chất hóa học này giúp các tế bào miễn dịch nhận ra và loại bỏ các tế bào ung thư đại tràng.

Liệu pháp miễn dịch có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, chẳng hạn như gây ra các triệu chứng giống như cúm, bao gồm sốt, ớn lạnh, buồn nôn và chán ăn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể hình thành các vết phát ban hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm và huyết áp có thể bị giảm.

5. Liệu pháp nhắm mục tiêu

Liệu pháp nhắm mục tiêu sử dụng các loại thuốc tập trung vào những tế bào ung thư cụ thể, chẳng hạn như gen hoặc protein và tiêu diệt hoặc ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển. Thuốc có sẵn ở dạng viêm nhưng cũng được sử dụng thông qua đường truyền tĩnh mạch. Trong hầu hết các trường hợp liệu pháp nhắm mục tiêu sẽ được sử kết hợp với thuốc hóa trị tiêu chuẩn để tăng cường hiệu quả điều trị ung thư đại tràng.

liệu pháp nhắm trúng đích trong điều trị ung thư đại tràng
Liệu pháp nhắm mục tiêu sử dụng thuốc để tiêu diệt gen hoặc protein của tế bào ung thư

Tương tự như các liệu pháp điều trị khác, liệu pháp nhắm mục tiêu có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, chẳng hạn như:

  • Tiêu chảy
  • Hình thành cục máu đông
  • Chảy máu đường tiêu hóa
  • Phản ứng dị ứng
  • Các bệnh về gan
  • Nổi mề đay, phát ban hoặc bong tróc da

6. Chăm sóc hỗ trợ

Các biện pháp chăm sóc hỗ trợ không giúp điều trị khỏi ung thư đại tràng những có thể giúp người bệnh cảm thấy tốt hơn. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn về các biện pháp chăm sóc hỗ trợ khi được chẩn đoán ung thư.

Tiên lượng và khả năng sống của ung thư đại tràng

Sau khi được chẩn đoán ung thư ruột kết, bác sĩ sẽ đề nghị phác đồ điều trị phù hợp nhằm ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển và hạn chế rủi ro tử vong. Tuy nhiên bác sĩ cũng có thể trao đổi với người bệnh về khả năng sống sót để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn.

Tỷ lệ sống sót sau ung thư ruột kết cho biết tỷ lệ phần trăm những người bị ung thư ruột kết vẫn còn sống sau một số năm nhất định. Cụ thể, tỷ lệ sống sót sau 5 năm như sau:

  • Ung thư khú trú: 90%, điều đó có nghĩa là 90% những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ruột kết khu trú vẫn còn sống sau 5 năm kể từ lần chẩn đoán đầu tiên.
  • Ung thư di căn trong khu vực: 71% nếu ung thư đã di căn đến một số bộ phận của cơ thể.
  • Ung thư di căn xa: 14% nếu ung thư đã di căn đến phổi và các cơ quan xa khác.

Phòng ngừa ung thư đại tràng

Xây dựng lối sống lành mạnh là điều quan trọng nhất để ngăn ngừa ung thư đại tràng. Theo khuyến cáo, người bệnh nên thường xuyên tập thể dục và ăn uống lành mạnh để tăng cường sức khỏe cũng như phòng ngừa rủi ro ung thư.

Người trưởng thành nên tập thể dục cường độ trung bình 150 phút mỗi ngày hoặc 75 phút tập thể dục cường độ cao (hoặc kết hợp cả hai) hàng tuần để phòng ngừa nguy cơ ung thư. Các bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh nên ăn ít nhất ½ bát trái cây và rau củ mỗi ngày. Cắt giảm lượng thịt đỏ và các chất béo khác, chẳng hạn như thực phẩm từ sữa và trứng sống, cũng góp phần phòng ung thư.

phòng ngừa ung thư trực tràng tái phát
Tầm soát ung thư định kỳ để phòng ngừa cũng như ngăn ngừa ung thư tái phát

Ngoài ra, tầm soát ung thư đại tràng thường xuyên là điều quan trọng và cần thiết để phòng ngừa cũng như có kế hoạch điều trị kịp thời. Một số nguyên tắc trong việc tầm soát ung thư đại tràng bao gồm:

  • Xét nghiệm máu trong phân mỗi năm một lần
  • Xét nghiệm DNA trong phân 3 năm một lần
  • Nội soi đại tràng sigma 5 năm một lần
  • Chụp CT đại tràng 5 năm một lần
  • Nội soi đại tràng 10 năm một lần

Trao đổi với bác sĩ nếu người bệnh có nhiều yếu tố nguy cơ ung thư đại tràng. Người có nguy cơ cao có thể cần được tầm soát ở độ tuổi sớm hơn và thường xuyên hơn để tránh các rủi ro liên quan.

Nhiều người bệnh ung thư đại tràng có thể sống cuộc sống bình thường nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. Các phương pháp điều trị hiện nay đều mang lại kết quả tốt, tuy nhiên người bệnh cần có kế hoạch phòng ngừa, tầm soát ung thư để ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Tái khám định kỳ và thông báo với bác sĩ về các dấu hiệu bất thường. Bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm sàng lọc và đề nghị biện pháp điều trị phù hợp.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 21/06/2023 - Cập nhật lúc 12:51 pm , 21/06/2023

Bình luận

*
*

Bài viết nhiều người đọc