Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu như nào hiệu quả nhất?

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu bài thuốc phổ biến, được nhiều người bệnh áp dụng. Không chỉ giúp giảm đau, ngải cứu còn tăng cường lưu thông máu rất tốt cho sức khỏe, được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý. Để tìm hiểu thêm công dụng của ngải cứu cũng như cách dùng ngải cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ, cùng tham khảo một số thông tin dưới đây.

Công dụng chữa bệnh của ngải cứu

Ngải cứu là loại cây thân thảo thuộc họ cúc Asteraceae và có tên khoa học là Artemisia, ngoài ra theo dân gian, nó còn được gọi là ngải điệp hay cây thuốc cứu. Loại thảo dược này thường mọc hoang hoặc cũng được trồng quanh nhà làm rau hay thuốc chữa bệnh.

Cây ngải cứu có nhiều tác dụng chữa bệnh
Cây ngải cứu có nhiều tác dụng chữa bệnh

Theo các nghiên cứu, câu ngải cứu chứa các thần có lợi cho sức khỏe như flavonoid, các loại axit amin, adenin,… Bởi vậy nó thường được sử dụng nhằm điều trị bệnh, kháng viêm, cầm máu, điều hòa kinh nguyệt, tận dụng để điều trị các bệnh về xương khớp, trong đó có bệnh thoái hóa cột sống cổ. 

Ngải cứu có nguồn gốc thảo mộc tự nhiên ít tác dụng phụ ngay cả khi sử dụng trong thời gian dài. Hơn nữa, ngải cứu cũng rất dễ kiếm, điều này tạo điều kiện cho nhiều bệnh nhân thoát khỏi bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Hướng dẫn cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá ngải cứu

Có nhiều cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá ngải cứu khác nhau, vừa sử dụng thông qua ăn uống, vừa qua việc chườm bên ngoài. Dưới đây là một số phương pháp mà các bệnh nhân có thể áp dụng.

1. Chườm ngải cứu với dấm, muối hạt

Nguyên liệu sử dụng:

  • Ngải cứu
  • Dấm nuôi
  • Muối hạt

Cách thực hiện:

  • Ngải cứu rửa sạch, để ráo sau đó giã nát
  • Đun thật nóng dấm nuôi.
  • Trộn bã ngải cứu với muối hột và dấm nuôi đã đun nóng sau đó dùng vải thưa bọc các nguyên liệu lại với nhau rồi đem chườm lên vùng bị đau.
  • Sau khi hỗn hợp nguội, buộc cố định tại chỗ đau thêm 1 tiếng.

Thực hiện cách làm này hàng ngày sẽ mang tới hiệu quả ấn tượng cho người bệnh. Không những chữa thoái hóa đốt sống cổ với ngải cứu mà chữa gai đốt sống cổ bằng ngải cứu theo cách này cũng đã được nhiều bệnh nhân áp dụng và cho thấy tín hiệu khả quan.

2. Chườm ngải cứu với đậu đen, gừng, rượu trắng

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Ngải cứu
  • Đậu đen
  • Gừng tươi
  • Rượu 70 độ
Chườm ngải cứu với đậu đen, gừng, rượu trắng
Chườm ngải cứu với đậu đen, gừng, rượu trắng

Cách thực hiện:

  • Thái gừng thành các lát mỏng, ngâm với rượu khoảng 1 tuần trước khi sử dụng
  • Rửa sạch ngải cứu, để ráo, cắt thành từng khúc nhỏ rồi đem phơi khô, sao vàng
  • Đậu đen rửa sạch, đem sao vàng.
  • Ngải cứu, đậu đen mỗi thứ lấy 1 nắm bọc trong vải. Lấy 1 chén rượu và bã gừng đổ chung vào vải bọc. 
  • Dùng hỗn hợp các nguyên liệu này chà xát vùng đốt sống cổ bị đau theo chiều lên xuống từ 15-20 lần mỗi ngày.

Thực hiện trong 10 ngày bệnh nhân có thể thấy hiệu quả rõ rệt.

3. Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu với chanh và bưởi

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Ngải cứu
  • Chanh
  • Bưởi
  • Đường phèn
  • Rượu trắng

Cách thực hiện:

  • Lấy vỏ 2 quả bưởi và 1kg chanh bỏ hạt phơi thật khô
  • Dùng 200g ngải cứu rửa sạch, phơi khô
  • Đem các nguyên liệu sao vàng, hạ thổ cho nguội rồi ngâm với 2 lít rượu cùng 200g đường phèn.
  • Mỗi ngày uống 1 ly nhỏ để đẩy lùi các triệu chứng bệnh.

Cách làm này không chỉ có tác dụng giúp hỗ trợ chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ rất tốt mà còn giúp tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp một cách hiệu quả.

4. Uống nước ngải cứu và mật ong

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Ngải cứu
  • Mật ong
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt và sữa bò
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt và sữa bò

Cách thực hiện:

  • Đem 300g ngải cứu rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong vào hỗn hợp.
  • Cho tất cả hỗn hợp vào khăn xô, vắt lấy nước.
  • Mỗi ngày uống 2 lần vào sáng và chiều.

Uống liên tục hỗn hợp này trong 1-2 tuần để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Lưu ý khi chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu

Sử dụng ngải cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ, chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu mang tới hiệu quả tốt cho người bệnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để phát huy tối đa công dụng của ngải cứu và tránh tác dụng phụ của cây này, người bệnh cần chú ý một số điểm sau:

  • Chỉ nên sử dụng ngải cứu từ 1-2 lần/tuần.
  • Nếu sắc ngải cứu lấy nước uống, mỗi lần sử dụng chỉ nên dùng từ 3-5g khô (9-15g tươi)/lần và sử dụng theo từng đợt. Khi khỏi bệnh thì nên nghỉ, tránh sử dụng liên tục trong thời gian dài.
  • Những người bị viêm gan, mang thai 3 tháng đầu, rối loạn đường ruột cấp tính không được sử dụng ngải cứu.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu mang tới hiệu quả tốt cho người bệnh hơn nữa do thành phần các bài thuốc đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên không gây ra tác dụng phụ cho người bệnh. Bên cạnh áp dụng các cách làm kể trên, có thể kết hợp ngải cứu với các vị thuốc khác như lá lốt, cây trinh nữ, cây cỏ xước,… để tăng hiệu quả điều trị.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Ngày đăng: 06/05/2023 - Cập nhật lúc 12:29 pm , 06/05/2023
Nguồn tham khảo
Biên tập viên
Miss Trần Diệp Anh tốt nghiệp Học viện Ngoại Giao, đã từng làm biên tập tại các trang tin điện tử, website chuyên về sức khỏe và tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Miss Diệp Anh giữ nhiệm vụ là Biên tập viên, chuyên viết bài mảng nội dung sức khỏe mẹ và bé trên wikibacsi.com. Với các bài viết được biên tập từ nguồn uy tín, chuyên khoa nước ngoài và phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực này.
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc