Trị mụn cóc bằng acid salicylic – Công dụng và liều dùng phù hợp nhất

Mụn cóc khiến người bệnh cực kỳ khó chịu và đau đớn. Để nhanh chóng chấm dứt tình trạng mụn cóc, chúng ta cần tìm được hướng chữa bệnh phù hợp. Và điều trị mụn cóc bằng acid salicylic là một trong những cách đơn giản, mang lại hiệu quả cao.

Tình trạng mụn cóc

Nguyên nhân bị mụn cóc thường là do sự lây lan của một loại virus có tên gọi là human papillomavirus (HPV). Virus này khiến các tế bào trên lớp ngoài của da nhanh chóng phát triển.

Virus này còn có khả năng lây lan từ người này sang người khác qua các vết xước trên da hoặc do sử dụng chung đồ vật như chăn, màn, quần áo, giày dép… Việc tắm ở một nguồn nước bẩn hay bơi ở những bể bơi tập thể đông người cũng là môi trường khiến bạn dễ dàng bị lây nhiễm mụn cóc.

Triệu chứng của tình trạng mụn cóc là xuất hiện những chòm mụn dày đặc, thành chùm như hoa súp lơ, khi sờ vào thấy sần sùi. Mụn có thể phẳng hoặc ẩn sâu bên trong da. Những mụn mọc ở chân sẽ gây đau đớn, khó khăn trong việc đi lại.

Mụn có kích cỡ nhỏ, thường kèm theo các sợi mảnh giống như lông tóc. Mụn cóc xuất hiện khiến cuộc sống bị ảnh hưởng, chính vì vậy cần phải điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Thành phần và công dụng của acid salicylic

Trị mụn cóc bằng acid salicylic là một trong những phương pháp phổ biến được các bác sĩ da liễu áp dụng cho bệnh nhân.

Mụn cóc ở chân đau đớn, gây khó khăn cho việc đi lại của người bệnh
Mụn cóc ở chân đau đớn, gây khó khăn cho việc đi lại của người bệnh

Theo các chuyên gia y tế, trị mụn cóc bằng cách sử dụng acid salicylic được xem là khá an toàn, hiệu quả cao và hầu như không gây ra quá nhiều tác dụng phụ. Vậy thực tế thành phần và công dụng của acid salicylic như thế nào?

Trị mụn cóc bằng acid salicylic thực chất là áp dụng cơ chế tác động của acid vào những vùng da bị tổn thương do mụn cóc gây nên. Thuốc này được dùng ngoài da để điều trị những mụn cóc thông thường ở da bàn chân hay bàn tay.

Axit salicylic là một chất tiêu sừng, giúp làm bong tróc từ từ các mụn cóc xuất hiện trên cơ thể và có tính sát khuẩn nhẹ khi được dùng cho các bệnh bong vảy, dày sừng, tiêu biểu như mụn cóc. Nó thuộc cùng nhóm thuốc như aspirin (salicylat).

Cơ chế hoạt động (công dụng) khi điều trị mụn cóc bằng acid salicylic là để tăng lượng hơi ẩm trong da, làm phân tách các chất làm tế bào da dính lại với nhau, nhờ đó lột bỏ các tế bào và vùng da bị phát triển thái quá do có vi nấm gây mụn cóc tác động.

Cách dùng axit salicylic trong điều trị mụn cóc

Nhiều người thắc mắc mụn cóc có lây không. Câu trả lời là Có. Mụn cóc có thể lây lan do sự phát tán của virus thông qua tiếp xúc. Mức độ lây lan như thế nào còn phụ thuộc vào tình trạng miễn dịch, đề kháng của bệnh nhân. Khi bị mắc bệnh và xuất hiện những mụn cóc, tốt nhất nên điều trị càng sớm càng tốt.

Axit salicylic được điều chế thành nhiều dạng như dung dịch, dạng kem bôi hoặc dạng thuốc mỡ. Để điều trị mụn cóc bằng acid salicylic thông thường sẽ là thuốc dạng dung dịch, kem bôi trực tiếp lên vùng bị tổn thương.

Acid salicylic dạng dung dịch

Để sử dụng acid salicylic dạng dung dịch, chúng ta cần chuẩn bị:

  • Tăm bông hoặc bông thấm nước
  • Tuýp thuốc có chứa acid salicylic trong khoảng từ 0.5 đến 2% sẽ an toàn và hiệu quả.
  • Nhúng bông gòn hoặc tăm bông vào acid salicylic và bôi lên vùng da bị bệnh.

Bệnh nhân chỉ cần bôi trực tiếp một lượng vừa đủ lên vùng da bị tổn thương. Thoa nhẹ nhàng để thuốc ngấm sâu, bôi liên tục mỗi ngày (từ 1 đến 3 lần/ngày) trong khoảng 4 tuần, ngay lập tức sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Trước khi thực hiện cần dùng xà phòng tắm vệ sinh sạch sẽ vùng da có mụn cóc. Dùng bông chấm vào acid salicylic và để khô tự nhiên, không được rửa lại với nước sẽ làm mất tác dụng của thuốc.

Axit salicylic 3% dạng xà phòng bôi tại chỗ

Người bệnh thoa lên vùng da bị ảnh hưởng tối thiểu 2 lần 1 tuần sau đó để nguyên bọt trên da khoảng hai phút và rửa sạch. Lặp lại nếu cần thiết.

Trị mụn cóc bằng acid salicylic có hiệu quả rất tốt
Trị mụn cóc bằng acid salicylic có hiệu quả rất tốt

Với acid salicylic dạng gel

Chúng ta cần làm ẩm vùng da có mụn cóc trong ít nhất 5 phút sau đó lau khô rồi mới tiến hành bôi thuốc.

Axit salicylic 6% kem sữa

Thoa lên vùng bị ảnh hưởng do virus gây ra mỗi ngày một lần. Làm ẩm vùng đó trong 5 phút trước khi sử dụng nếu có thể. Nên bôi vào ban đêm. Rửa lại sạch vào buổi sáng.

Miếng dán acid salicylic

Hiện nay ngoài cách trị mụn cóc bằng acid salicylic từ dung dịch hoặc gel, phương pháp sử dụng miếng dán có chứa acid salicylic cũng được nhiều người sử dụng. Miếng dán được khuyên dùng vì sự tiện lợi và sạch sẽ mà nó mang lại. Miếng dán không dây thuốc ra những vùng da xung quanh.

Với miếng dán, nên dán thuốc 2 ngày mỗi lần, dán trước khi đi ngủ và giữ nguyên miếng dán ít nhất 8 tiếng đồng hồ. Thay miếng dán vào mỗi buổi sáng ngày hôm sau và dán miếng khác sau 24 giờ.

Sau mỗi lần bôi acid salicylic hoặc dán miếng dán có acid salicylic cần dùng bàn chải mềm hoặc miếng đá chà chân, chà nhẹ bề mặt mụn cóc nhằm loại bỏ những tế bào chết và một phần mụn. Tiếp tục bôi thuốc lên bề mặt mụn hoặc ngay phần cuống gốc của mụn cóc nếu có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Lưu ý khi trị mụn cóc bằng axit salicylic

Hãy cẩn thận, tránh để thuốc bị rây ra những vùng da xung quanh. Nếu bác sĩ hướng dẫn bạn thoa thuốc 2 lần liên tiếp lên vùng da có mụn xuất hiện, cần để thuốc lần đầu tiên khô sau đó mới tiếp tục bôi tiếp lần 2.

Hãy chú ý việc vệ sinh tay sau mỗi lần bôi thuốc, hoặc rửa tay thật sạch, tránh tình trạng vi khuẩn dính trên da tay có thể lây sang những vùng da khác trên cơ thể, khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn.

Mặc dù trị mụn cóc bằng acid salicylic là khá an toàn cho người bệnh, tuy nhiên cần chú ý đến liều dùng thuốc sao cho phù hợp với từng đối tượng, đặc biệt là trẻ em.

Không điều trị và dùng acid salicylic quá liều bởi sẽ gây ra những tác dụng phụ như kích ứng da, khó thở, phát ban, ngứa, sưng tấy vùng mắt, môi, lưỡi…

Khi sử dụng axit salicylic trong điều trị mụn cóc cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Tránh tình trạng quá liều gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Không tham lam bôi thuốc nhiều vì nghĩ sẽ rút ngắn thời gian chữa trị. Ngược lại, hành động này còn khiến hiệu quả chữa trị không cao.

Trường hợp sử dụng axit salicylic liên tục từ 3 đến 4 tuần mà vẫn không có kết quả, cần đến gặp bác sĩ để được thay đổi thuốc hoặc kê đơn những loại thuốc mạnh hơn như kem imiquimod hoặc acid trichloroacetic.

Phương pháp cuối cùng để chữa mụn cóc nếu dùng axit salicylic không hiệu quả đó là đốt lạnh, phẫu thuật để cắt bỏ mụn cóc, đốt mụn cóc bằng tia laser.

Cách phòng tránh mụn cóc

Mụn cóc gây ra sự đau đớn, khó chịu cho cơ thể con người, đồng thời còn làm suy giảm hệ miễn dịch cơ thể do những vi nấm sinh ra. Tuy nhiên để có thể loại bỏ hoặc tránh xa mụn cóc là điều không hề khó.

Cần có những hướng điều trị phù hợp khiến mụn cóc dứt điểm tận gốc
Cần có những hướng điều trị phù hợp khiến mụn cóc dứt điểm tận gốc

Chỉ cần bạn có một cuộc sống lành mạnh, sạch sẽ, tránh xa nguồn gây bệnh sẽ hạn chế sự lây lan của căn bệnh đáng ghét này. Cụ thể hơn đó là:

Không cắn móng tay: Thói quen cắn móng tay vô hình chung làm lây nhiễm mụn cóc và những vi khuẩn gây bệnh do móng tay có sự tiếp xúc ở rất nhiều bề mặt, hoặc vùng đất, môi trường gây bệnh. Việc cắn vùng da xung quanh móng tay khiến virus có điều kiện xâm hại vào da.

Không sử dụng dụng cụ cắt mụn cóc, sau đó cắt các vùng da, móng khác bởi sẽ lây lan virus cho những vùng da khỏe mạnh.

Giữ cơ thể khô ráo: Điều kiện môi trường ẩm ướt sẽ rất lý tưởng cho mụn cóc và các vi nấm phát triển. Vì vậy tránh để cơ thể ướt mồ hôi hoặc không khô ráo là một cách phòng tránh mụn cóc hiệu quả.

Không dùng chung đồ: Những căn bệnh về da phần lớn là lây lan do có sự chung đụng về đồ vật như chăn chiếu, quần áo, dép đi trong nhà… Do đó cần hạn chế, không dùng chung đồ sẽ giúp bạn tránh xa những tác nhân gây bệnh mụn cóc.

Trị mụn cóc bằng acid salicylic mang lại những hiệu quả khá tuyệt vời. Hiểu rõ thêm về thành phần và công dụng của acid salicylic sẽ giúp bạn an tâm hơn khi điều trị. Tuy nhiên, để có một kết quả tốt nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ để có phương hướng điều trị bệnh nhanh hơn và tiêu diệt vi nấm mụn cóc tận gốc.

Xem thêm: Tổng hợp các cách trị mụn cóc cho hiệu quả tốt hiện nay

Ngày đăng: 06/05/2023 - Cập nhật lúc 12:29 pm , 06/05/2023
Nguồn tham khảo
Tiến sĩ, bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyên Trưởng khoa Nội - Bệnh viện YHCT Trung Ương. Với hơn 30 kinh nghiệm làm việc và công tác tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương. Trong suốt 30 năm công tác, nghiên cứu bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh đã có đề tài nghiên cứu về “phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc” được giới chuyên môn ghi nhận và đánh giá cao. Phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc tập trung phát huy ưu điểm của châm cứu và vật lý trị liệu trong trị bệnh. Đồng thời khẳng định giá trị của YHCT dân tộc, đưa châm cứu vào trị bệnh một cách bài bản và khoa học. Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh cũng thường xuyên xuất trong các chương trình tư vấn sức khỏe, gặp gỡ thầy thuốc nổi tiếng trên truyền hình, đài tiếng nói Việt Nam, kênh kiến thức sức khỏe của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc…
Thông tin chi tiết: Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc