Hướng dẫn trị rôm sảy bằng lá khế bạn nên thử

Trị rôm sảy bằng lá khế là mẹo đơn giản, dễ áp dụng và rất lành tính. Tuy nhiên mẹo chữa này chỉ nên dùng khi tổn thương da còn nhẹ, chưa có dấu hiệu lở loét hay nổi mụn nước. Cần tìm hiểu kỹ lưỡng và thực hiện đúng cách để nhận được hiệu quả tốt, tránh rủi ro không mong muốn xảy ra. Đặc biệt là khi dùng lá khế chữa rôm sảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trị rôm sảy bằng lá khế
Trị rôm sảy bằng lá khế là mẹo dân gian dễ áp dụng, có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau

Tác dụng trị rôm sảy của lá khế

Lá khế là một vị thuốc nam cổ truyền gắn liền với người dân Việt Nam từ thời xa xưa. Loại thảo dược này được tận dụng rất phổ biến trong điều trị các bệnh ngoài da. Phải kể đến như nổi mề đay, rôm sảy, dị ứng thời tiết, chàm, viêm da tiếp xúc,…

Trị rôm sảy bằng lá khế là mẹo dân gian đơn giản, lành tính, đến nay vẫn còn được ứng dụng rộng rãi. Đặc biệt thảo dược này rất quen thuộc, dễ kiếm lại không chứa độc tố nên nhiều bà mẹ còn yên tâm khi sử dụng trị rôm sảy cho bé.

Các tài liệu y học cổ truyền ghi nhận, lá khế có tính bình và vị hơi chua nhẹ với rất nhiều công dụng hữu ích. Chẳng hạn như hỗ trợ tiêu viêm, giảm ngứa, lợi tiểu, thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể. Khi dùng trị rôm sảy có thể áp dụng cả các mẹo bên ngoài da và bên trong.

Một số nghiên cứu từ y học hiện đại còn cho thấy lá khế có chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất cũng như các chất chống oxy hóa. Đây đều là những thành phần có tác dụng thúc đẩy tốc độ phục hồi của các mô da bị tổn thương. Hơn nữa còn tăng cường hàng rào bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại.

Hướng dẫn 4 cách trị rôm sảy bằng lá khế rất đơn giản

Nhiều người đã biết đến công dụng chữa rôm sảy của lá khế nhưng vẫn chưa hiểu rõ cách sử dụng thảo dược này. Bởi phải thực hiện đúng cách thì mới mang lại kết quả điều trị tốt và tránh được các vấn đề không mong muốn phát sinh.

Dưới đây là 4 cách trị rôm sảy bằng lá khế đến nay vẫn còn được tin dùng:

1. Tắm nước lá khế

Đây được đánh giá là cách chữa rôm sảy bằng lá khế được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Đặc biệt là rất phù hợp với những người bị nổi rôm sảy khắp cả người gây ngứa ngáy, khó chịu.

tắm nước lá khế trị rôm sảy
Nếu trẻ bị nổi rôm sảy thì mẹ có thể nấu nước lá khế để nấu cho con

Tắm nước lá khế không chỉ dễ thực hiện mà còn rất an toàn, lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Bao gồm cả trẻ em, người cao tuổi hay phụ nữ mang thai. Vì chỉ tắm ngoài da mà lá khế lại lành tính nên bạn hoàn toàn yên tâm khi áp dụng.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi (khoảng 200g) ngâm vào nước muối loãng khoảng 15 phút để sát khuẩn
  • Sau đó rửa lại với nước cho thật sạch rồi cho vào nồi cùng với 2 lít nước lọc
  • Đun sôi trong khoảng 5 – 7 phút thì tắt bếp, chắt bỏ bã lấy nước
  • Hòa thêm với nước lạnh để thu được nước tắm lá khế có độ ấm phù hợp
  • Nên tắm nước lá khế đều đặn 1 lần/ ngày cho đến khi các triệu chứng rôm sảy giảm hẳn

Nếu dùng lá khế để tắm cho bé thì các mẹ nên chú ý nhẹ nhàng. Có thể dùng khăn xô mềm thấm vào nước lá khế rồi lau người cho bé, mẹo này đặc biệt phù hợp với trẻ sơ sinh. Còn với trẻ lớn hơn thì mẹ có thể pha loãng nước lá khế rồi cho trẻ ngâm mình trong bồn tắm. Tuyệt đối không để trẻ ngâm nước quá lâu vì rất dễ bị cảm lạnh.

2. Xay hoặc giã nát lá khế

Bên cạnh cách nấu nước lá khế để tắm thì bạn cũng có thể dùng lá khế tươi đem xay hoặc giã nát để lấy nước cốt sử dụng. Đây cũng là mẹo trị rôm sảy bằng lá khế rất thông dụng, cho đến nay vẫn còn được nhiều người tin dùng.

Mẹo sử dụng nước cốt lá khế chấm lên tổn thương da bị rôm sảy phù hợp với những người chỉ gặp phải các tổn thương khu trú. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, không mất quá nhiều thời gian của bạn.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi ngâm vào nước muối loãng 15 phút
  • Rửa lại cho thật sạch rồi vớt ra để thật ráo nước
  • Cho lá khế vào cối giã nát hoặc xay nhuyễn cùng 30ml nước
  • Loại bỏ phần bã, lọc phần nước qua rây để sử dụng
  • Vệ sinh vùng da bị nổi rôm sảy trước khi thoa nước cốt lá khế lên
  • Dùng khăn tay sạch thấm vào nước lá khế rồi thoa lên vùng da cần điều trị
  • Giữ nguyên khoảng 15 phút sau đó dùng nước ấm rửa lại
sử dụng nước cốt lá khế chữa rôm sảy
Có thể xay hoặc giã nát lá khế lấy nước cốt để trị rôm sảy

Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy nước cốt lá khế đã chuẩn bị hòa vào thau nước ấm. Sau đó dùng nước này để tắm tương tự như cách đun nước lá khế. Tùy thuộc vào mong muốn mà bạn có thể lựa chọn giải pháp cho phù hợp với nhu cầu của bản thân.

3. Xông hơi lá khế

Tình trạng nổi rôm sảy trong một số trường hợp có thể liên quan đến vấn đề tuyến mồ hôi hoạt động quá mức. Lúc này bạn có thể áp dụng trị rôm sảy bằng cách xông hơi nước sắc lá khế.

Cách này đặc biệt phù hợp với người lớn bị rôm sảy. Không nên áp dụng cho trẻ nhỏ vì làn da của trẻ còn quá non nớt, không phù hợp với sức nóng của nước xông. Việc xông hơi có thể khiến cho trẻ bị bỏng.

Xông hơi giúp cho các thành phần dược tính của lá khế đi nhanh hơn qua da. Từ đó giúp làm giảm ngứa ngáy cho người bệnh. Hơn nữa còn giúp thúc đẩy quá trình đào thải độc tố ra bên ngoài và giúp làn da trở nên thông thoáng hơn.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lớn lá khế đem ngâm nước muối loãng 10 phút
  • Rửa lại cho thật sạch rồi cho vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước trong 5 phút
  • Đổ nước sắc lá khế ra thau để xông hơi
  • Chú ý dùng khăn lớn trùm kín người rồi ngồi xông khoảng 10 phút
  • Đến khi nước lá khế nguội thì bạn có thể tận dụng để tắm lại

4. Trị rôm sảy bằng cách uống nước lá khế

Một trong những cách trị rôm sảy bằng lá khế rất hiệu quả đó chính là uống nước lá khế. Nước lá khế có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kích thích lợi tiểu cũng như điều hòa chức năng gan thận. Từ đó làm giảm tình trạng nóng trong người và hạn chế phát sinh các phản ứng tiêu cực qua da.

uống nước lá khế chữa rôm sảy
Bên cạnh các cách dùng ngoài da thì bạn có thể uống nước lá khế khi bị rôm sảy

Tuy nhiên cách uống nước lá khế chỉ nên áp dụng cho trẻ trên 12 tuổi và người lớn. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì cơ địa thường rất nhạy cảm nên tốt nhất là không thử nghiệm mẹo chữa này. Hoặc các mẹ muốn áp dụng cho bé thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ để yên tâm hơn.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 20 – 25g lá khế tươi đem ngâm với nước muối loãng 10 phút
  • Rửa lại thêm nhiều lần cho thật sạch rồi vớt ra để ráo nước
  • Sau đó cho vào nồi đun sôi cùng 500ml nước trong khoảng 5 phút
  • Loại bỏ phần bã, chia phần nước thu được làm 2 – 3 lần uống trong ngày
  • Nên duy trì đều đặn hằng ngày trong khoảng 1 tuần để cảm nhận rõ hiệu quả

Lưu ý khi trị rôm sảy bằng lá khế

Lá khế là thảo dược lành tính, dễ kiếm và tiện dụng. Các mẹo trị rôm sảy bằng lá khế từ lâu đã được tin dùng trong phạm vi dân gian và nhận được những phản hồi tốt. Tuy nhiên khi áp dụng bạn cũng cần thận trọng. Điều này giúp đảm bảo an toàn và nhận được kết quả điều trị tốt nhất.

lưu ý khi trị rôm sảy bằng lá khế
Không nên áp dụng các mẹo chữa từ lá khế trong trường hợp tổn thương da có mủ hoặc lở loét

Khi trị rôm sảy bằng lá khế cần chú ý đến một số lời khuyên dưới đây:

  • Lá khế được sử dụng cần lựa chọn loại tươi, không có sâu bệnh. Đồng thời chú ý ngâm với nước muối loãng và rửa lại cho thật sạch để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất, bụi bẩn.
  • Mặc dù là thảo dược lành tính nhưng lá khế vẫn có khả năng gây kích ứng cho những người có làn da quá nhạy cảm. Tốt nhất nên thử trước với vùng da nhỏ trước khi sử dụng cho vùng da lớn hoặc cho toàn thân.
  • Dùng lá khế chữa rôm sảy là mẹo dân gian nên thường cho tác dụng khá chậm. Bạn nên thực hiện đúng cách trong ít nhất 3 – 5 ngày để cảm nhận rõ hiệu quả. Nếu tổn thương da và các triệu chứng đi kèm không thuyên giảm thì nên sớm thăm khám bác sĩ.
  • Chỉ áp dụng các mẹo chữa từ lá khế cho những người bị nổi rôm sảy nhẹ hoặc trung bình. Tuyệt đối không áp dụng các bài thuốc bên ngoài cho trường hợp da bị trầy xước, lở loét hay có mụn mủ.
  • Hiệu quả của việc chữa rôm sảy bằng lá khế còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nếu sau 1 tuần thấy không khả quan thì bạn nên ngừng lại và sớm tìm kiếm giải pháp khác phù hợp hơn.

Trị rôm sảy bằng lá khế mặc dù là mẹo chữa an toàn và lành tính nhưng bạn vẫn cần tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng. Tốt nhất không nên quá lạm dụng, đặc biệt là khi tổn thương da tiến triển nặng thì việc chủ động thăm khám bác sĩ da liễu là rất cần thiết.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 02/03/2023 - Cập nhật lúc 12:50 pm , 02/03/2023

Bình luận

*
*

Bài viết nhiều người đọc