Viêm Khớp Dạng Thấp Có Nên Uống Sữa? Thông Tin Nên Biết

Người bệnh viêm khớp dạng thấp có nên uống sữa không phụ thuộc vào loại sữa, phản ứng của cơ thể và sự chỉ định của bác sĩ. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện, trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

viêm khớp dạng thấp có nên uống sữa
Tìm hiểu viêm khớp dạng thấp có nên uống sữa không để có kế hoạch bổ sung phù hợp

Giá trị dinh dưỡng của sữa

Sữa là một sản phẩm mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng, bao gồm kali, vitamin D, canxi, protein, vitamin B12, vitamin A, kẽm và thiamine. Trong hầu hết các chế độ ăn uống, sữa được xem lành loại đồ uống lành mạnh và hỗ trợ tăng cường khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên đối với sức khỏe xương khớp, cụ thể là ở các bệnh viêm khớp, sữa có thể dẫn đến nhiều tác dụng khác nhau, cần nghiên cứu kỹ hơn để sử dụng hợp lý, an toàn.

Ưu điểm của sữa:

Sữa được tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch và giúp giảm huyết áp ở người lớn. Sữa cũng có thể cải thiện sức khỏe xương khớp ở trẻ em, thanh thiếu niên và giảm nguy cơ loãng xương. Nhiều nghiên cứu cho biết, chế độ ăn uống nhiều sữa các sản phẩm từ sữa có thể làm giảm nguy cơ béo phì ở trẻ em và cải thiện một số bệnh lý ở người trưởng thành.

Nhược điểm:

Sữa và các sản phẩm từ sữa có thể chứa nhiều chất béo, điều này có thể làm tăng mức cholesterol xấu trong màu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành. Trong sữa có chứa một số hormone tăng trưởng có thể gây thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Do đó, khi sử dụng với nồng độ cao có thể dẫn đến một số tác động tiêu cực đến sức khỏe con người.

Viêm khớp dạng thấp có nên uống sữa không?

Sữa được biết là mang đến nhiều công dụng đối với sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên đối với người bệnh viêm khớp dạng thấp, sữa có thể mang lại nhiều phản ứng không mong muốn.

Viêm khớp dạng thấp (RA) là một bệnh viêm và tự miễn, gây ảnh hưởng đến các khớp cổ tay, đầu gối và bàn tay. Bệnh lý này dẫn đến viêm và tổn thương các mô khớp, dẫn đến đau đớn mãn tính trong cơ thể. Viêm khớp dạng thấp cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể, chẳng hạn như phổi, tim và mắt.

Viêm khớp dạng thấp kiêng an gì
Người bệnh viêm khớp dạng thấp không nên uống quá nhiều hoặc lạm dụng sữa để tránh các triệu chứng trở nên nghiêm trọng

Theo các nghiên cứu, có một nửa các loại sữa bò và sản phẩm từ sữa bò có chứa một loại vi khuẩn thuộc phân loài Mycobacterium avium paratuber tuberculosis hoặc MAP. Vi khuẩn MAP có thể liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp và làm tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh cũng như khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, vi khuẩn MAP được cho là có thể ảnh hưởng đến sự phát triển viêm khớp dạng thấp ở người có yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như mang gen gây bệnh, béo phì, hút thuốc hoặc có hệ thống miễn dịch suy yếu.

Tóm lại, vi khuẩn MAP có trong sữa không nhất thiết dẫn đến viêm khớp dạng thấp ở tất cả mọi người nhưng có thể góp phần khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn cũng như làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở những người có khuynh hướng di truyền. Do đó, về vấn đề viêm khớp dạng thấp có nên uống sữa không, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh không nên uống sữa hoặc sử dụng với số lượng hạn chế.

Bên cạnh đó, các sản phẩm từ sữa cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim, huyết áp cao, béo phì, tiểu đường và một số loại ung thư. Sữa hoàn toàn không chứa chất xơ và carbohydrate phức tạp, nhưng lại chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol. Điều này góp phần dẫn đến các biến chứng viêm khớp dạng thấp và khiến tình trạng bệnh xấu dần theo thời gian. Ngoài ra, có khoảng 50 phần trăm dân số thế giới không dung nạp lactose. Tình trạng này khiến sữa không thể tiêu hóa hoàn toàn, dẫn đến các vấn đề rối loạn tiêu hóa, đau bụng hoặc tiêu chảy.

Ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, thực hiện một chế độ ăn uống cần bằng với các vitamin và chất dinh dưỡng thích hợp là điều cần thiết để tăng cường sức khỏe tổng thể. Trước khi thêm hoặc loại bỏ bất cứ thứ gì trong chế độ ăn uống, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cụ thể.

Các loại sữa thay thế cho người viêm khớp dạng thấp

Các loại sữa bò và sản phẩm từ sữa động vật không tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên các loại sữa thay thế, chẳng hạn như hạnh nhân, đậu nành, yến mạch có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người. Tuy nhiên khi sử dụng sữa thực vật, người bệnh cần chú ý đến các thành phần chẳng hạn như dầu, đường, muối hoặc các chất phụ gia. Các thành phần này có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng viêm khớp dạng thấp và gây ra các phản ứng không mong muốn.

Trước khi sử dụng sữa thực vật, người bệnh cũng cần xác định tình trạng dị ứng. Không sử dụng nếu bị dị ứng với loại thực vật đó để tránh các rủi ro nghiêm trọng.

Một số loại sữa thực vật thay thế cho người bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm:

1. Sữa yến mạch

Sữa yến mạch có vị ngọt tự nhiên từ yến mạch, chứa nhiều tinh bột và một số chất xơ hòa tan, giúp sữa có vị béo tự nhiên. Các chất xơ hòa tan có thể hấp thụ nước, chuyển hóa thành dạng gel trong quá trình tiêu hóa, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp cho người bệnh no lâu hơn. Ngoài ra, sữa yến mạch cũng giúp ổn định lượng đường trong máu, ngăn ngừa tiểu đường, một biến chứng phổ biến ở người viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính.

Thực đơn cho người viêm khớp dạng thấp
Sữa yến mạch giúp ổn định lượng đường trong máu, phòng ngừa tiểu đường và nhiều vấn đề sức khỏe khác

Ngoài ra, chất xơ hòa tan có trong sữa yến mạch có thể làm giảm mức cholesterol. Một nghiên cứu cho biết, sử dụng sữa yến mạch liên tục trong 5 tuần có thể làm giảm mức cholesterol LDL (có hại).

Một ly sữa yến mạch khoảng 240 ml có chứa khoảng 2 gram chất xơ, 5 gram chất béo, 120 calo, 3 gram chất đạm, 27% DV canxi, 50% DV vitamin B12 và rất nhiều khoáng chất cần thiết khác. Sữa yến mạch tự nhiên có thể thúc đẩy huyết áp khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và các triệu chứng viêm khớp, viêm khớp dạng thấp.

2. Sữa hạnh nhân

Sữa hạnh nhân được sản xuất bằng cách ngâm hạt hạnh nhân trong nước, sau đó loại bỏ phần bã hạt. Khi được hỏi về vấn đề viêm khớp dạng thấp có nên uống sữa không, các bác sĩ thường khuyến khích sử dụng sữa hạnh nhân để thay thế cho sữa bò. Đây là một loại sữa có mùi thơm, vị béo đặc trưng và phù hợp cho người viêm khớp. Tuy nhiên, một số người có thể bị dị ứng với hạnh nhân, do đó loại sữa này có thể không an toàn với người dị ứng.

Sữa hạnh nhân không đường có hàm lượng calo thấp và lượng carb thấp hơn rất nhiều khi so sữa bò. Tuy nhiên hiện tại có nhiều nhãn hiệu sữa hạnh nhân có thêm đường, các chất phụ gia và chất béo, do đó người bệnh cần đọc kỹ bảng thành phần trước khi sử dụng.

3. Sữa dừa

Sữa dừa được sản xuất từ nước cốt dừa, có mùi thơm dễ chịu và có thể thay thế sữa bò ở người bệnh viêm khớp dạng thấp. Sữa dừa thường có độ sệt đặc trưng, chứa ít protein hơn sữa hạnh nhân và có khoảng 4 gram chất béo cho mỗi 240 ml.

Sữa dừa có hàm lượng chất béo cao hơn một chút so với các loại sữa thực vật khác. Tuy nhiên các chất béo này tốt cho sức khỏe tim mạch, hỗ trợ phòng ngừa biến chứng tim mạch ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.

4. Sữa đậu nành

Về mặt dinh dưỡng, sữa đậu nành chữa các chất dinh dưỡng gần giống với sữa bò. Trong 240 ml sữa đậu nành có chứa 105 calo, 6 gram chất đạm, 12 gram carb, 4 gram chất béo, 34% DV vitamin B12 và nhiều chất dinh dưỡng khác. Sữa đậu nành là một sản phẩm thay thế phù hợp cho người bệnh thắc mắc viêm khớp dạng thấp có nên uống sữa không.

Uống nước dừa có tốt cho xương khớp không
Sữa đậu nành là một sản phẩm thay thế phù hợp đối với người yêu thích sữa bò

Ngoài ra, thường xuyên tiêu thụ thực phẩm từ đậu nành có thể cải thiện mức cholesterol và huyết áp, từ đó phòng ngừa một số biến chứng liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp.

5. Sữa khoai tây

Sữa khoai tây là một loại sữa tương đối mới, được sản xuất bằng cách luộc chín khoai tây và trộn với các thành phần khác, chẳng hạn như nước, hạnh nhân hoặc siro lá phong. Loại sữa này rất bổ dưỡng, trong 240 ml sữa khoai tây có chứa khoảng 3 gram protein, 2.6 gram chất xơ và 92 calo. Điều này giúp sữa khoai tây trở thành một loại sữa giàu chất xơ và tốt cho sức khỏe.

Thông thường, sữa khoai tây đặc, có vị kem, hơi ngọt. Ngoài ra, loại sữa này cũng là một lựa chọn phù hợp cho người bệnh thắc mắc viêm khớp dạng thấp có nên uống sữa không, bởi vì sữa khoai tây tương đối dễ chế biến, công thức đơn giản và tiết kiệm chi phí.

6. Sữa chuối

Sữa chuối được làm từ chuối và nước, không chứa sữa bò hoặc các loại hạt như các dạng sữa khác. Thành phần chính của loại sữa này là chuối và nước, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, tùy thuộc vào công thức, cách chế biến và sở thích của người dùng, sứa chuối có thể thêm chất làm ngọt, hương liệu hoặc các thành phần phụ gia khác.

Trong một cốc sữa chuối tự làm, khoảng 240 gram có chứa chứa nhiều calo, carbs, chất xơ và đường, tuy nhiên không chứa chất béo và các thành phần phụ gia như các thương hiệu khác. Bên cạnh đó, một số loại sữa chứa có tăng cường thêm kali, canxi và vitamin D, từ đó góp phần tăng cường sức khỏe tổng thể.

7. Sữa hạt dẻ cười

Sữa hạt dẻ cười được làm bằng cách kết hợp hạt dẻ cười và một số thành phần khác. Một cốc sữa này chứa 100 calo, 4 gram protein và 2 gram chất xơ. Một loại sữa hạt dẻ cười cũng được bổ sung một lượng kali, canxi và sắt, nhằm hỗ trợ sức khỏe tim mạch cũng như ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến viêm khớp dạng thấp.

Sữa hạt dẻ cười là một lựa chọn tốt cho bệnh nhân tiểu đường (một biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp). Loại sữa này có mùi thơm, vị béo và có thể thay thế cho các loại sữa truyền thống trong các công thức bánh, món trộn hoặc sinh tố. Do đó, người bệnh thắc mắc viêm khớp dạng thấp có nên uống sữa, có thể tham khảo các loại sữa hạt dẻ cười.

Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin là điều cần thiết để cải thiện các triệu chứng cũng như ngăn ngừa viêm khớp dạng thấp trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về việc viêm khớp dạng thấp có nên uống sữa không và nên uống loại sữa nào để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 26/05/2023 - Cập nhật lúc 12:22 am , 26/05/2023

Bình luận

*
*

Bài viết nhiều người đọc