Nên tiêm phòng gì trước khi mang thai để an toàn cho mẹ và bé?

Phụ nữ không được tiêm phòng đầy đủ thường dễ mắc các bệnh lý có thể gây hại cho thai nhi. Vậy nên tiêm phòng gì trước khi mang thai để tăng cường sức khỏe của mẹ và bé? Dưới đây là một số mũi tiêm cơ bản được chuyên gia khuyến cáo, bạn có thể tham khảo để có thai kỳ khỏe mạnh.

Tiêm phòng gì trước khi mang thai
Phụ nữ có kế hoạch mang thai nên tìm hiểu các mũi tiêm cần thiết để bảo vệ mẹ và bé trong suốt thai kỳ

Tại sao cần tiêm phòng khi mang thai?

Các loại vắc xin sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của con người, giúp cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng. Vắc xin cũng mang lại nhiều lợi ích cho xã hội bằng cách ngăn chặn sự lây truyền của các bệnh truyền nhiễm.

Nếu bạn đang cố gắng mang thai hoặc đã mang thai, bạn cần có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp, bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh, thường xuyên tập thể dục và ngủ đủ giấc. Bên cạnh đó, bạn cần trao đổi với bác sĩ về các vấn đề nên tiêm phòng gì trước khi mang thai để đảm bảo thai kỳ luôn khỏe mạnh.

Các chuyên gia cho biết, mang thai sẽ gây suy yếu hệ thống miễn dịch để hỗ trợ em bé đang lớn. Lúc này, cơ thể mẹ có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh và các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn so với bình thường. Do đó, việc tiêm phòng được xem là biện pháp hiệu quả nhất để tăng cường sức khỏe của mẹ cũng như ngăn ngừa các rủi ro đến sự phát triển của bé.

Thêm vào đó, tiêm vắc xin có thể giúp hình thành hệ thống miễn dịch cho bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Do đó, sau khi chào đời trẻ được thừa hưởng hệ thống miễn dịch từ mẹ, từ đó hạn chế các rủi ro sức khỏe khác.

Tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai không phải là dịch vụ bắt buộc. Tuy nhiên các bác sĩ thường khuyến khích điều này để cả mẹ và bé đều được bảo vệ tốt nhất.

Chuẩn bị mang thai nên tiêm phòng gì?

Trước khi mang thai là giai đoạn tốt nhất để tiêm chủng ngừa để tăng cường sự bảo vệ cho mẹ và phòng ngừa các rủi ro cho thai nhi. Có một số loại vắc xin được đề nghị tiêm cho phụ nữ mang thai, chẳng hạn như:

1. Tiêm phòng sởi, quai bị, rubella

Tiêm phòng sởi, quai bị, rubella (MMR) trước khi mang thai là một trong những mũi tiêm quan trọng và cần thiết để đảm bảo thai kỳ phát triển khỏe mạnh. Do đó, mũi MMR được xem là mũi tiêm hàng đầu được khuyến cáo ở phụ nữ mang thai.

Phụ nữ nên tiêm phòng gì trước khi kết hôn
Mũi tiêm phòng sởi, quai bị, rubella được khuyến cáo thực hiện trước khi mang thai để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh

Sởi, quai bị và rubella là những bệnh lý nghiêm trọng, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Ngoài ra, bệnh sởi có thể làm tăng tỷ lệ sinh non hoặc trẻ nhẹ cân, trong khi đó quai bị làm tăng nguy cơ sảy thai và bệnh rubella có thể dẫn đến sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh.

Hơn nữa, vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella không thể tiêm trong quá trình mang thai. Do đó, khi được hỏi về vấn đề nên tiêm phòng gì trước khi mang thai, các chuyên gia thường khuyến cáo mũi tiêm MMR để đảm bảo mẹ và bé được bảo vệ tốt nhất.

Một số người có thể được tiêm vắc xin khi còn trẻ và mũi tiêm có tác dụng suốt đời, không cần tiêm liều nhắc lại. Tuy nhiên nếu bạn không được tiêm chủng vào thời thơ ấu, bạn sẽ cần tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất một tháng.

Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để đánh giá khả năng miễn dịch và tiêm nhắc lại nếu cần thiết. Tiêm nhắc lại MMR là một loại vắc xin sống được giảm độc lực (làm suy yếu). Sau khi tiêm nhắc lại, bạn nên chờ ít nhất là 4 tuần trước khi cố gắng mang thai để tránh các rủi ro có thể xảy ra.

2. Tiêm phòng bệnh cúm

Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính được gây ra bởi virus cúm, có thể lây lan nhanh thành dịch. Đối với hầu hết mọi người, vắc xin cúm cần được tiêm nhắc lại hàng năm để phòng ngừa bệnh.

Tiêm phòng cúm có thể giúp ngăn ngừa một số chủng cúm, có thể gây khó chịu cho người lớn và cả trẻ em. Ở phụ nữ mang thai, bệnh cúm có thể trở nên nghiêm trọng và có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Thậm chí, đôi khi bệnh cúm có thể gây tử vong ở phụ nữ mang thai.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, phụ nữ mang thai và chuẩn bị mang thai nên tiêm phòng vắc xin cúm để bảo vệ cả mẹ và con. Để đạt hiệu quả tốt nhất, phụ nữ có thể tiêm phòng trước khi mang thai một tháng. Ngoài ra, trong suốt thai kỳ, bạn có thể tiêm vắc xin (bất hoạt) để phòng ngừa cúm.

Lưu ý: Phụ nữ mang thai có thể tiêm phòng vắc xin vào bất cứ thời điểm nào, tuy nhiên bạn cần tránh tiêm vắc xin có chứa virus sống.

3. Tiêm phòng thủy đậu

Bệnh thủy đậu ở người trưởng thành có thể khá nghiêm trọng, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Mắc bệnh thủy đậu khi mang thai có thể dẫn đến một số rủi ro ảnh hưởng đến thai kỳ. Do đó, trước khi mang thai bạn nên trao đổi với bác sĩ về vắc xin thủy đậu để có kế hoạch tiêm phòng phù hợp.

Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để xác định khả năng miễn dịch với bệnh thủy đậu. Nếu không có khả năng miễn dịch, bác sĩ sẽ đề nghị tiêm vắc xin thủy đậu để tăng cường sức khỏe của bạn trong thai kỳ. Vắc xin sẽ được chia thành hai liều, cách nhau từ 4 – 8 tuần.

Sau khi tiêm vắc xin, bạn cần chờ ít nhất một tháng để đảm bảo thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

4. Vắc xin uốn ván, bạch hầu, ho gà

Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván rất cao. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm gây đe dọa đến tính mạng của trẻ. Trong đó, hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra là do trẻ không được bảo vệ bởi vắc xin. Trẻ sơ sinh còn quá nhỏ để tiêm vắc xin, do đó phụ nữ mang thai được khuyến cáo thực hiện mũi tiêm này để bảo vệ em bé.

Bảng giá tiêm phòng trước khi mang thai 2021
Vắc xin uốn ván, bạch hầu, ho gà có thể bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi các tác nhân gây bệnh

Mũi tiêm bạch hầu, uốn ván, ho gà được khuyến cáo thực hiện trong thời kỳ mang thai, tốt nhất là trong ba tháng giữa hoặc ba tháng cuối của thai kỳ. Điều này giúp bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh khi mới chào đời.

5. Vắc xin phòng viêm gan B

Nếu bạn có nguy cơ nhiễm virus viêm gan B hoặc đã có nhiều hơn một bạn tình trong vòng 6 tháng gần nhất, hãy tiêm vắc xin phòng viêm gan B trước khi có kế hoạch mang thai.

Viêm gan B có thể truyền sang thai nhi, dẫn đến suy gan và ung thư gan. Vắc xin phòng viêm gan B có ba mũi và cần được hoàn thành trước khi cố gắng thụ thai. Ngoài ra, bạn nên chờ ít nhất 3 tháng sau khi tiêm trước khi tiến hành mang thai.

6. Vắc xin HPV phòng u nhú ở người

Vi  rút u nhú ở người (HPV) là nguyên nhân dẫn đến hầu hết các bệnh ung thư cổ tử cung và mụn cóc sinh dục. Hiện tại, hai mũi tiêm HPV được khuyến cáo áp dụng cho trẻ em từ 11 – 12 tuổi, mặc dù có thể tiêm cho trẻ từ 9 tuổi. Người lớn từ 27 – 45 tuổi nếu chưa tiêm HPV có thể trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tiêm phòng trước khi mang thai có được quan hệ
Trước khi kết hôn và mang thai, bạn nên tiêm phòng HPV để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể

Phụ nữ dưới 26 tuổi và đang trong độ tuổi sinh sản được khuyến cáo tiêm phòng HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Mũi tiêm HPV được chia thành 3 mũi cơ bản và nên được hoàn thành trước khi mang thai. Nếu đang trong quá trình tiêm và phát hiện mang thai, bạn nên dừng tiêm vắc xin và trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

7. Vắc xin phòng bệnh uốn ván

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, chưa có kháng thể miễn dịch uốn ván cần được tiêm chủng để bảo vệ cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Tổng số mũi tiêm phòng uốn ván là 5 mũi. Sau 5 mũi tiêm này, bạn có thể cần tiêm nhắc lại trước khi mang thai để tránh các rủi ro có thể xảy ra. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Trên đây là 7 mũi tiêm cơ bản được khuyến cáo cho phụ nữ trước khi mang thai. Bạn nên có kế hoạch tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.

Những điều cần biết khi tiêm phòng trước khi mang thai

1. Mang thai khi đang tiêm phòng

Một số loại vắc xin được gọi là vắc xin sống, được tạo ra bằng cách sử dụng các chủng virus sống. Phụ nữ mang thai tiêm virus sống có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Do đó, các loại vắc xin sống như sởi, quai bị, rubella và thủy đều cần hoàn thành trước khi mang thai ít nhất là một tháng.

Trong trường hợp mang thai khi đang tiêm vắc xin, bạn nên thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

2. Tiêm phòng có tác dụng bao lâu?

Vắc xin phòng ngừa cúm có hiệu lực trong vòng 1 năm và cần tiêm nhắc lại mỗi năm. Các loại vắc xin khác như sởi, quai bị, rubella chỉ cần tiêm một liều duy nhất, nếu cần thiết bác sĩ có thể chỉ định tiêm nhắc lại. Vắc xin phòng ngừa viêm gan B bao gồm 3 mũi và nhắc lại sau một năm. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

3. Phản ứng phụ sau tiêm và cách xử lý

Các tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin là khác nhau, thường xảy ra sau khi tiêm chủng khoảng 3 tuần. Trong hầu hết các trường hợp, tác dụng phụ bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Sốt
  • Đau đầu
  • Phát ban
  • Đau các khớp
  • Đau và nổi mẩn đỏ tại chỗ tiêm
  • Sưng các tuyến ở cổ và má

Các phản ứng nghiêm trọng và dị ứng thuốc rất hiếm. Tuy nhiên, bạn nên đến bệnh viện hoặc liên hệ với cơ quan y tế ngay khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

Bạn có thể thực hiện các biện pháp tự chăm sóc tại nhà, chẳng hạn như nghỉ ngơi và tăng cường rau xanh, trái cây trong chế độ ăn uống. Nếu bị sốt cao hoặc đau nhức cơ thể kéo dài, bạn nên đến bệnh viện để được chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Tìm hiểu việc nên tiêm phòng gì trước khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh trong suốt thai kỳ, đảm bảo sức khỏe của mẹ cũng như ngăn ngừa các rủi ro có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Ngoài ra, tiêm phòng trước khi mang thai cũng giúp bảo vệ trẻ, tăng sức đề kháng và chống lại một số vấn đề sức khỏe trong những năm đầu đời. Do đó, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và đang có kế hoạch mang thai được khuyến cáo tiêm phòng đầy đủ.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 13/03/2023 - Cập nhật lúc 11:13 am , 13/03/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Biên tập viên
Miss Thanh Loan tốt nghiệp ngành Marketing của Đại học Thương mại Hà Nội, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc và hoạt động trong lĩnh vực báo chí, sức khỏe, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Biên tập, biên dịch nội dung thông tin về sức khỏe, làm đẹp, sức khỏe mẹ bé, phụ nữ mang thai trên các trang thông tin uy tín nước ngoài, thường xuyên cập nhập các xu thế về sức khỏe, làm đẹp trên mạng xã hội Miss Thanh Loan chịu trách nhiệm biên tập nội dụng về sức khỏe sinh sản trên Wikibacsi.com.
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc