Mẹ bầu cần cảnh giác dấu hiệu nguy hiểm khi có thai 6 tuần bị đau bụng dưới

Có thai 6 tuần bị đau bụng dưới là hiện tượng phổ biến nhiều chị em phụ nữ gặp phải khi mang thai. 3 tháng đầu là thời điểm bào thai hình thành, làm tổ trong tử cung, phôi thai và tim cũng như các bộ phận quan trọng trên cơ thể bắt đầu xuất hiện. Chính vì thế, trong khoảng thời gian này, bất cứ cơn đau bụng dưới nào cũng cần phải đặc biệt lưu ý.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng có thai 6 tuần bị đau bụng dưới

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, hiện tượng đau bụng dưới trong thời gian mang thai dù nặng hay nhẹ đều rất nguy hiểm bởi nó có thể là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, khi xuất hiện hiện tượng mang thai 6 tuần bị đau bụng dưới, điều đầu tiên các mẹ cần làm là giữ tinh thần bình tĩnh và tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân.

PGS.TS. BS Lưu Thị Hồng – Trưởng khoa Phụ Sản – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho biết nguyên nhân dẫn đến việc có bầu 6 tuần bị đau bụng rất nhiều. Trong đó chủ yếu là các nguyên nhân sau:

1. Đau bụng dưới do sự phát triển của tử cung

Kích thước thai nhi lớn dần lên mỗi ngày đồng nghĩa với việc tử cung cũng phát triển tỉ lệ thuận theo đó. Theo ý kiến của Patrick Duff – bác sĩ Sản – Phụ khoa của trường Đại học Florida ở Gainesville (Mỹ), khi tử cung phát triển, nó sẽ chiếm chỗ của ruột, khiến mẹ thường xuyên cảm thấy buồn nôn, trướng bụng, đau bụng dưới.

Tử cung to lên cũng là nguyên nhân khiến có thai 6 tuần bị đau bụng dưới
Tử cung to lên cũng là nguyên nhân khiến có thai 6 tuần bị đau bụng dưới

2. Do dây chằng tròn giãn ra và gây đau

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, khi mang thai, kích thước thai nhi lớn lên và kéo theo các dây chằng trở nên căng hơn để hỗ trợ tử cung nâng đỡ trọng lượng cơ thể của bé. Lúc đó, dây chằng tròn mở rộng và kéo giãn. Đây chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu sẽ bị những cơn đau bụng dưới “ghé thăm”. Những cơn đau này có thể lan sang hai bên hông. Nếu mẹ thay đổi vị trí nằm đột ngột, cơn đau có thể mạnh mẽ hơn.

3. Táo bón dẫn đến hiện tượng mang thai 6 tuần bị đau bụng dưới

Táo bón là hiện tượng phổ biến mà hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải trong thời gian “bụng mang dạ chửa”. Theo PGS.TS. BS Lưu Thị Hồng, táo bón kéo dài có thể khiến mẹ bị đau bụng dưới. Để cải thiện tình trạng này, mẹ nên tích cực ăn rau xanh cũng như các thực phẩm giàu chất xơ.

4. Mang thai ngoài tử cung

Mang thai tuần thứ 6 bị đau bụng có thể là dấu hiệu cảnh báo trường hợp mang thai ngoài tử cung. Thông thường ở tuần thứ 6 đến 10 của thai kỳ, việc siêu âm xét nghiệm có thể giúp mẹ nhận biết thai nhi có làm tổ đúng vị trí bên trong tử cung hay không. Nếu trong quá trình di chuyển gặp trở ngại, thai nhi sẽ làm tổ bên ngoài tử cung.

Ở thời điểm này, nếu những cơn đau bụng dưới xuất hiện liên tục và dữ dội thì mẹ cần đi bệnh viện kiểm tra. Nếu bác sĩ xác định mang thai ngoài tử cung, việc phá thai là điều khó tránh khỏi. Vì thế mẹ hãy chuẩn bị tinh thần.

Mang thai 6 tuần bị đau bụng dưới là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung
Mang thai 6 tuần bị đau bụng dưới là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

5. Có thai 6 tuần bị đau bụng dưới dễ sảy thai

Ở những tuần đầu tiên của thai kỳ, hiện tượng đau bụng dưới kèm theo chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu điển hình của việc sảy thai. Mẹ cần được đưa đi bệnh viện càng sớm càng tốt để bác sĩ có biện pháp can thiệp thích hợp sao cho có thể giảm thiểu mọi rủi ro đối với người mẹ.

6. Bong nhau non

Theo các bác sĩ sản phụ khoa, nhau thai giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc chuyển hóa oxy và chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng thai nhi. Thông thường, nhau thai sẽ rất khó bị bong rời cho đến khi bé yêu chào đời, thế nhưng, trong số 200 bà bầu thì vẫn có 1 trường hợp rơi vào tình trạng nhau thai bị bong ra sớm.

Đây là một vấn đề rất nguy hiểm đối với tính mạng của người mẹ lẫn thai nhi. Chính vì thế khi thấy hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai tuần thứ 6, các mẹ không được phép chủ quan và cần đến bệnh viện gần nhất trong thời gian nhanh nhất có thể.

7. Do nhiễm khuẩn đường tiết niệu (UTI)

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi tổ chức March of Dimes (Tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ sức khỏe bà mẹ và trẻ em), chị em phụ nữ trong thời gian mang thai cũng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Hiện tượng này khiến mẹ bầu bị đau rát khi đi tiểu, hoặc có thể bị đau bụng dưới.

Có thai 6 tuần bị đau bụng dưới do nhiễm trùng đường tiết niệu
Có thai 6 tuần bị đau bụng dưới do nhiễm trùng đường tiết niệu

8. Sỏi mật dẫn đến có thai 6 tuần bị đau bụng dưới

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, sỏi mật cũng là một trong những nguyên nhân điển hình dẫn đến việc mang thai 6 tuần bị đau bụng dưới. Vì thế các mẹ nhớ lưu ý khi xuất hiện những triệu chứng đau bụng dưới bất thường này nhé.

Mang thai 6 tuần bị đau bụng dưới phải làm sao?

Có thai 6 tuần bị đau bụng dưới do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không may gặp phải hiện tượng này, các mẹ nên:

  • Đi bệnh viện kiểm tra ngay nếu kèm theo triệu chứng chảy máu, đau nhức mỏi lưng
  • Đau bụng dưới dữ dội cũng cần phải đi bệnh viện càng sớm càng tốt
  • Tiểu rát khó chịu đồng thời đau bụng dưới khi mang thai tuần thứ 6 là tình huống nguy hiểm cảnh báo sảy thai. Trong tình huống này, không còn cách nào khác mẹ phải đi bệnh viện
  • Hạn chế đi lại, nằm nghỉ ngơi nhiều nhất có thể
  • Không vận động mạnh, không bê vác đồ nặng
  • Uống đủ nước và bổ sung đủ chất xơ trong thời gian mang thai
  • Hạn chế massage vùng bụng dưới trong thời gian mang thai

Có thai 6 tuần bị đau bụng dưới không phải lúc nào cũng là trường hợp cảnh báo sảy thai, mang thai ngoài tử cung,bong nhau thai… Đôi khi nó chỉ là một hiện tượng bình thường không đáng lo ngại.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và giúp các mẹ không phải sống trong cảm giác lo lắng, sợ hãi, tốt nhất mẹ nên đi bệnh viện và cung cấp cho bác sĩ đầy đủ thông tin liên quan đến các cơn đau của bạn để nhận được những lời khuyên, chẩn đoán chính xác nhất. Sau khi khám, mẹ nên thực hiện theo những tư vấn của bác sĩ nhé.

Ngày đăng: 13/03/2023 - Cập nhật lúc 11:08 am , 13/03/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Biên tập viên
Miss Thanh Loan tốt nghiệp ngành Marketing của Đại học Thương mại Hà Nội, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc và hoạt động trong lĩnh vực báo chí, sức khỏe, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Biên tập, biên dịch nội dung thông tin về sức khỏe, làm đẹp, sức khỏe mẹ bé, phụ nữ mang thai trên các trang thông tin uy tín nước ngoài, thường xuyên cập nhập các xu thế về sức khỏe, làm đẹp trên mạng xã hội Miss Thanh Loan chịu trách nhiệm biên tập nội dụng về sức khỏe sinh sản trên Wikibacsi.com.
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc