7 Dấu Hiệu Mang Thai 2 Tuần (Sau Quan Hệ) Chính Xác

Một trong những dấu hiệu mang thai 2 tuần phổ biến nhất là thay đổi nhiệt độ cơ thể và dịch tiết âm đạo. Tuy nhiên một số phụ nữ cũng có thể bị trễ kinh, xuất hiện máu báo thai hoặc mệt mỏi bất thường. Dưới đây là một số dấu hiệu mang thai thành công cũng như phản ứng của cơ thể, bạn có thể tham khảo để có kế hoạch mang thai an toàn và khỏe mạnh.

Dấu hiệu mang thai 2 tuần
Tìm hiểu các dấu hiệu mang thai 2 tuần để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt nhất

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 2

Trong tuần thứ 2 của thai kỳ, em bé được gọi là phôi thai, chỉ có kích thước khoảng 0.2 mm. Lúc này em bé chỉ nhỏ bằng một hạt đậu và bắt đầu một quá trình phát triển hoàn toàn mới.

Sau khi trứng đã được thụ tinh trong tử cung và bám vào thành tử cung, quá trình này được gọi là làm tổ. Quá trình làm tổ thường diễn ra từ sáu đến mười ngày sau khi rụng trứng. Bên trong quả trứng đã thụ tinh, các tế bào sẽ phát triển thành con của bạn và tiếp tục phát triển trong 9 tháng tiếp theo. Các tế bào bên trong sẽ chuyển hóa thành các cơ quan và bộ phận cơ thể của em bé. Trong khi các tế bào bên ngoài bắt đầu hình thành nhau thai.

7 dấu hiệu mang thai 2 tuần chính xác nhất

Trong tuần thứ 2, hầu hết các triệu chứng mang thai đều không rõ ràng. Nhiều dấu hiệu mang thai sớm có thể giống như các triệu chứng tiền kinh nguyệt thông thường. Tuy nhiên đôi khi bạn có thể nhận thấy nhiệt độ cơ thể tăng cao, xuất hiện đốm máu báo thai cũng như mệt mỏi và buồn nôn. Mặc dù các dấu hiệu thường khác nhau ở mỗi sản phụ, nhưng hầu hết thai phụ sẽ có các dấu hiệu như:

1. Triệu chứng giống tiền kinh nguyệt

Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi mang thai 2 tuần đầu có thể dẫn đến các triệu chứng tương tự như thời kỳ tiền kinh nguyệt. Các dấu hiệu bao gồm:

  • Căng thẳng, lo lắng, tâm trạng chán nản hoặc thay đổi thất thường
  • Thay đổi cảm giác thèm ăn
  • Khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc
  • Tập trung kém
  • Thay đổi ham muốn tình dục
dấu hiệu mang thai 2 tuần đầu
Dấu hiệu mang thai 2 tuần đầu tiên có thể bị nhầm lẫn thành các triệu chứng tiền kinh nguyệt

Ngoài ra, đôi khi các dấu hiệu mang thai 2 tuần sau khi quan hệ tình dục bao gồm:

  • Đau khớp hoặc đau cơ
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Tăng cân do tích nước
  • Chướng bụng
  • Căng ngực
  • Táo bón hoặc tiêu chảy

2. Thay đổi nhiệt độ cơ bản

Nhiệt độ cơ thể cơ bản là nhiệt độ được đo vào buổi sáng trước khi thức dậy. Khi mang thai, nhiệt độ cơ bản thường tăng lên.

Đôi khi nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên vào 7 đến 12 ngày sau khi rụng trứng. Biểu đồ có ba mức nhiệt độ riêng biệt được gọi là biểu đồ ba pha (Basal Body Temperature – BBT) và đó là dấu hiệu có thể mang thai. Tuy nhiên biểu đồ ba pha đôi khi không thể hiện chính xác dấu hiệu mang thai 2 tuần. Bởi vì không phải tất cả các biểu đồ thai kỳ đều hiển thị theo mô hình ba pha và không phải tất cả các biểu đồ ba pha đều kết thúc trong một thai kỳ.

3. Chảy máu cấy thai

Trong khoảng thời gian hợp tử làm tổ trong tử cung, sản phụ có thể bị ra một ít máu ở âm đạo dưới dạng đốm hoặc máu cực kỳ nhẹ. Mặc dù bạn có thể nhầm lẫn máu báo thai với máu kinh nguyệt, tuy nhiên lượng máu này rất ít và có thể là dấu hiệu mang thai 2 tuần thành công.

Tuy nhiên không phải tất cả thai phụ mang thai 2 tuần đều chảy máu báo thai. Do đó bạn không cần phải lo lắng quá  mức.

4. Ngực mềm và sưng

Căng tức ngực có thể là một trong những dấu hiệu thụ thai thành công, thường bắt đầu trong khoảng 2 đến 6 tuần đầu và kéo dài trong suốt ba tháng đầu của thai kỳ. Trong thời gian này, bạn có thể nhận thấy ngực phát triển, núm vú sẫm màu hơn và thỉnh thoảng có thể gây đau đớn.

Một số phụ nữ cũng nhận thấy các tĩnh mạch màu xanh hoặc tím nổi bật trên bầu ngực trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

dấu hiệu mang thai 2 tuần tuổi
Sưng, đau và thay đổi cấu trúc ngực là những dấu hiệu phổ biến khi mang thai

5. Mệt mỏi

Đối với nhiều phụ nữ, kiệt sức và mệt mỏi là một trong những dấu hiệu mang thai thành công đầu tiên. Mệt mỏi có thể gây ảnh hưởng đến hầu hết các bà mẹ đang mang thai trong ba tháng đầu của thai kỳ, xảy ra khi hormone progesterone tăng cao.

6. Buồn nôn và chướng bụng

Buồn nôn và nôn mửa là dấu hiệu của chứng ốm nghén, thường xảy ra trong tuần thứ 6 của thai kỳ, nhưng cũng có thể xuất hiện sớm nhất vào tuần thứ 2. Có hơn 80% các bà mẹ mang thai bị buồn nôn và trong đó có một nửa các trường hợp bị nôn mửa thường xuyên.

Khi nồng độ progesterone tăng cao sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa. Điều này dẫn đến đầy hơi và chướng bụng. Thậm chí trong tuần đầu tiên của thai kỳ, thai phụ có thể bị ợ hơi, đầy bụng và thường xuyên phải cởi cúc quần để giảm đầy hơi cũng như cảm thấy dễ chịu hơn.

7. Thay đổi tâm trạng

Thay đổi nội tiết tố, căng thẳng và kiệt sức trong những tuần đầu của thai kỳ, có thể góp phần làm thay đổi tâm trạng khi mang thai, đặc biệt là trong tháng đầu tiên. Lúc này tâm trạng của bạn có thể có sự thay đổi nhẹ, chẳng hạn như dễ nóng giận, cáu gắt cũng như khó chịu.

dấu hiệu có thai sau 2 tuần quan hệ
Trong những tuần đầu của thai kỳ, thai phụ có thể dễ thay đổi tâm trạng

Nếu tình trạng thay tâm trạng thường xuyên hoặc trở nên dữ dội hơn, hãy thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Đôi khi điều này có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm khi mang thai.

Các dấu hiệu mang thai 2 tuần phụ thuộc vào các trường hợp cụ thể cũng như tình trạng sức khỏe của mẹ. Nếu nghi ngờ mang thai hoặc có dấu hiệu mang thai, bạn nên lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp. Trong thời gian này, việc thử thai có thể cho kết quả sai, do đó hãy đợi ít đến là 6 tuần sau khi thụ thai thành công để thử thai.

Những điều cần biết khi mang thai 2 tuần

Mang thai 2 tuần có thể dẫn đến nhiều căng thẳng, lo lắng cũng như thay đổi cuộc sống của thai phụ. Để quá trình mang thai diễn ra an toàn, bạn cần lưu ý một số vấn đề như:

những dấu hiệu có thai sau 2 tuần quan hệ
Thực hiện chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng để đảm bảo thai kỳ phát triển khỏe mạnh
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, giàu các chất bổ sung sắt như rau bina và ngũ cốc nguyên hạt để ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu và đảm bảo thai kỳ phát triển khỏe mạnh. Thai phụ cũng nên bổ sung canxi từ sữa, phô mai hoặc sữa chua để giúp em bé phát triển khỏe mạnh và có hệ xương khớp chắc chắn.
  • Dừng các thói quen không lành mạnh, chẳng hạn như bỏ thuốc lá, rượu, bia và các đồ uống kích thích khác. Điều này có thể dẫn đến sinh non cũng như các dị tật bẩm sinh khác.
  • Tránh khói thuốc lá. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc phơi nhiễm với khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ biến chứng, chẳng hạn như thai ngoài tử cung, sảy thai hoặc sinh con nhẹ cân.
  • Duy trì hoạt động thể chất nếu bác sĩ đồng ý. Hầu hết phụ nữ mang thai có thể tiếp tục các hoạt động thể chất trong suốt thai kỳ, miễn là không có biến chứng. Nếu chưa từng tập thể dục trước đây, bạn có thể trao đổi với bác sĩ về một chương trình thể dục an toàn, nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hoặc kéo căng cơ. Việc tập thể dục cũng giúp quá trình chuyển dạ sinh thường diễn ra thuận lợi và an toàn hơn.
  • Bổ sung vitamin trước sinh mỗi ngày để tăng cường sức khỏe và giúp em bé phát triển tốt nhất. Sử dụng loại vitamin có chứa ít nhất 400 microgam (mcg) axit folic, một chất dinh dưỡng quan trọng đã được chứng minh là làm giảm khả năng bị dị tật bẩm sinh.

Khi nào cần đến bệnh viện?

Các dấu hiệu mang thai 2 tuần thường không gây nhiều lo lắng cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu ước tính, có khoảng 20% các trường hợp, thai phụ bị sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung.

Ở tuần thứ 2, sảy thai được gọi là thai hóa học, bởi vì không thể phát hiện phôi thai trên siêu âm mà chỉ có thể phát hiện thai thông qua xét nghiệm máu và nước tiểu.

Các dấu hiệu sảy thai sớm bao gồm chuột rút và ra nhiều máu từ âm đạo.  Nếu bạn gặp những triệu chứng này, bạn nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Các dấu hiệu mang thai 2 tuần có thể không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các điều kiện khác. Sau 2 hoặc 4 tuần sau khi quan hệ tình dục, bạn có thể tiến hành thử thai cũng như đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Trong trường hợp nhận thấy các dấu hiệu nghiêm trọng, chẳng hạn như sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung, bạn nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 02/03/2023 - Cập nhật lúc 2:04 pm , 02/03/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Biên tập viên
Miss Thanh Loan tốt nghiệp ngành Marketing của Đại học Thương mại Hà Nội, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc và hoạt động trong lĩnh vực báo chí, sức khỏe, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Biên tập, biên dịch nội dung thông tin về sức khỏe, làm đẹp, sức khỏe mẹ bé, phụ nữ mang thai trên các trang thông tin uy tín nước ngoài, thường xuyên cập nhập các xu thế về sức khỏe, làm đẹp trên mạng xã hội Miss Thanh Loan chịu trách nhiệm biên tập nội dụng về sức khỏe sinh sản trên Wikibacsi.com.
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc