Quá trình sinh mổ diễn ra như nào? Quy trình, điều cần biết

Sinh mổ thường không phải là lựa chọn đầu tiên, tuy nhiên phương pháp này ngày càng phổ biến. Bên cạnh đó, nhiều phụ nữ cần phải sinh mổ để tránh các rủi ro liên quan. Do đó, tìm hiểu quá trình sinh mổ diễn ra như nào là cách tốt nhất để chuẩn bị tâm lý cũng như sự tự tin khi sinh con. 

Quá trình sinh mổ diễn ra như nào
Tìm hiểu quy trình sinh mổ để có sự chuẩn bị phù hợp nhất

Sinh mổ là gì?

Sinh mổ hay đẻ mổ là một cách sinh con bằng phẫu thuật mở ổ bụng và tử cung của người mẹ. Thủ thuật này được thực hiện như người mẹ không thể sinh con thông qua âm đạo hoặc sinh thường được tiên lượng là không an toàn.

Trong quá trình chuyển dạ, bác sĩ có thể chỉ định người mẹ có cần sinh mổ ngay lập tức nếu nhận thấy các rủi ro có thể xảy ra. Đây có thể là một sự thay đổi đột ngột nếu sức khỏe của người mẹ hoặc thay nhi diễn biến theo chiều hướng xấu đi và việc sinh thường gây nhiều khó khăn.

Đôi khi phụ nữ mang thai không hoặc chưa bao giờ nghĩ đến việc sinh mổ. Tuy nhiên tìm hiểu các thông tin cũng như quy trình sinh mổ diễn ra như thế nào là một cách chuẩn bị cần thiết khi mang thai. Trên thực tế, có khoảng 30% trẻ sơ sinh được sinh ra bằng cách sinh mổ, do đó phương pháp này rất phổ biến.

Nắm rõ được những việc xảy ra trong quá trình mổ lấy thai sẽ giúp thai phụ thoải mái và tự tin hơn. Dưới đây là một số thông tin phổ biến cũng như quy trình mổ lấy thai, thai phụ có thể tham khảo.

Quá trình sinh mổ diễn ra như nào?

Sinh mổ có thể được lên kế hoạch từ trước khi thai phụ phát triển các biến chứng thai kỳ hoặc đã từng sinh mổ trước đó. Tuy nhiên thông thường nhu cầu sinh mổ không rõ ràng cho đến khi quá trình chuyển dạ diễn ra.

Nếu bạn đang mang thai, bạn nên tìm hiểu quá trình sinh mổ diễn ra như thế nào, bao gồm sự chuẩn bị trước khi phẫu thuật, trong khi thực hiện thủ thuật và các biện pháp chăm sóc sau khi sinh.

1. Chuẩn bị mổ lấy thai và gây tê

Trước khi tiến hành sinh mổ, bạn sẽ được gây tê, thường là gây mê ngoài màng cứng hoặc gây tê tủy sống. Các biện pháp gây tê sẽ giúp bạn không cảm thấy đau đớn trong suốt quá trình phẫu thuật trong khi vẫn giữ được sự tỉnh táo để chứng kiến sự ra đời của đứa trẻ. Tuy nhiên trong các trường hợp khẩn cấp, bạn có thể được gây mê toàn thân, có nghĩa là bạn sẽ ngủ trong suốt quá trình phẫu thuật.

Quá trình sinh mổ
Thai phụ sẽ được gây tê màng cứng hoặc gây tê tủy sống trước khi quá trình sinh mổ bắt đầu

Sẽ mất khoảng 20 – 30 phút cho quá trình gây tê. Trong thời gian này, bác nhân viên y tế sẽ chuẩn bị các dụng cụ phẫu thuật cũng như máy sưởi cho em bé.

Đôi khi hai cánh tay của bạn sẽ được cố định cách xa hai bên cơ thể. Điều này được thực hiện để ngăn bạn vô tình can thiệp vào quá trình phẫu thuật. Bạn cũng có thể được đặt ống thông tiểu.

Trong suốt quá trình phẫu thuật, sẽ có một tấm màn được đặt ở bụng để bạn không nhìn trực tiếp vào vết mổ. Tuy nhiên bạn vẫn có thể nhìn thấy bác sĩ, nhân viên y tế và em bé khi được sinh ra.

Trong hầu hết các trường hợp, bạn đời hoặc người thân có thể vào bên trong phòng mổ và ở gần bạn để hỗ trợ về mặt tinh thần cũng như chứng kiến quá trình em bé được sinh ra.

2. Tiến hành quy trình phẫu thuật

Sau khi thuốc tê đã phát huy tác dụng, bệnh nhân sẽ được quấn màn vô trùng và bác sĩ sẽ thực hiện một vết rách nằm ngang (ngang bụng dưới, dưới rốn và ngay trên hoặc phần bắt đầu của lông mu).

Các đường rạch dọc thường chỉ được thực hiện trong trường hợp khẩn cấp hoặc các trường hợp phức tạp cần tiếp cận nhanh hơn với em bé. Hạn chế của vết rách dọc là không thể sinh con thông qua đường âm đạo cho những lần mang thai sau, do nguy cơ vỡ tử cung và vết sẹo rõ ràng hơn. Tuy nhiên mặt tích cực của vết mổ này là ít gây chảy máu hơn cho mẹ.

Sinh mổ sau bao lâu thì được gặp con
Bác sĩ sẽ thực hiện vết cắt thông qua da và mô mỡ để tiếp cận ổ bụng và tử cung

Ngoài ra, thai phụ có thể không cần cạo lông vùng kín trước khi sinh mổ. Nhân viên y tế sẽ thực hiện công việc này nếu cần thiết.

Trong quá trình sinh mổ, bác sĩ sẽ thực hiện nhiều vết cắt qua da, mỡ, vào bụng và tử cung. Các cơ bụng sẽ không bị cắt nhưng sẽ được tách ra để tiếp cận tử cung dễ dàng hơn. Bàng quang và ruột cũng có thể được đẩy sang một bên để quá trình sinh mổ diễn ra thuận lợi hơn.

Bác sĩ sẽ sử dụng nhiều dụng cụ khác nhau trong quá trình phẫu thuật. Bạn có thể nghe thấy tiếng ồn ào từ máy mọc, đôi khi sẽ ngửi được mùi lạ, chất khử trùng và nhiều trải nghiệm khác.

Sinh mổ là một phẫu thuật lớn, tuy nhiên phương pháp này an toàn và mang lại hiệu quả cao. Mặc dù sinh mổ cũng có nhiều rủi ro, chẳng hạn như nhiễm trùng, có cục máu đông hoặc xuất huyết. Tuy nhiên rất hiếm khi sinh mổ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

3. Hút nước ối

Khi đã tiếp cận được tử cung, bác sĩ sẽ hút nước ối để tạo một khoảng trống trong tử cung cho bàn tay hoặc dụng cụ, chẳng hạn như kẹp hoặc máy hút. Những dụng cụ này được sử dụng để tạo điều kiện thuận lợi để em bé chào đời.

4. Đưa đầu em bé ra khỏi bụng mẹ

Trong ba tháng cuối của thai kỳ, em bé thường nằm bên trong khung chậu, thường là đầu hướng xuống, tuy nhiên đôi khi đầu em bé cũng có thể hướng lên trên. Bất cứ bộ phận nào đã lọt vào khung chậu sẽ được các bác sĩ nâng ra ngoài. Lúc này bạn có thể cảm thấy áp lực, giật hoặc kéo. Một số thai phụ có thể bị buồn nôn trong khoảnh khắc này.

Chuẩn bị tâm lý khi sinh mổ
Đầu em bé sẽ được đưa ra khởi bụng mẹ trước, sau đó bác sĩ tiến hành hút các chất dịch để đảm bảo sức khỏe của bé

Mặc dù có thể cảm thấy áp lực nhưng sẽ không cảm thấy đau đớn. Thông thường sẽ có một bác sĩ gây mê ở gần đầu bạn để theo dõi cơn đau và tình trạng sức khỏe chung, để có kế hoạch xử lý phù hợp nhất. Hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn cảm thấy đau đớn. Ngoài ra, bác sĩ cũng thường xuyên thông báo cho bạn biết về tình hình đang diễn ra và sẽ trả lời bất cứ câu hỏi nào của bạn.

Sau khi đưa đầu em bé ra ngoài, bác sĩ sẽ hút dịch mũi và miệng của em bé. Trong các cơ sinh qua đường âm đạo, các chất dịch này sẽ được ép ra ngoài thông qua cơn gò chuyển dạ. Tuy nhiên trong ca sinh mổ, em bé cần được loại bỏ các chất lỏng này để đảm bảo sức khỏe. Nếu em bé đi phân su (lần đi tiêu đầu tiên của em bé), bác sĩ có thể tiến hành các bước làm sạch khác.

5. Em bé được sinh ra

Sau khi các chất lỏng được hút sạch, bác sĩ sẽ đưa cơ thể em bé ra khỏi bụng mẹ. Lúc này bạn có thể cảm nhận được tác động của bác sĩ trên bụng. Tuy nhiên, bạn sẽ không cảm thấy đau đớn hoặc tác động của dao kéo.

Bác sĩ sẽ kiểm tra xem có vướng dây rốn hay các biến chứng khác không. Ngoài ra, đôi khi phụ tá bác sĩ có thể ấn nhẹ lên phần bụng dưới để giúp đẩy sản dịch cũng như giúp em bé ra ngoài dễ dàng hơn.

Sau khi em bé được đưa ra ngoài, bé sẽ được giữa trong một thời gian ngắn để bạn nhìn thấy con. Dây rốn sẽ được cắt và sau đó em bé được y tá hoặc bác sĩ sơ sinh đưa đến một máy sưởi gần đó, tùy thuộc vào thiết lập của phòng phẫu thuật.

Nếu em bé đi đến máy sưởi, thường cùng với phòng phẫu thuật. Tại đây em bé sẽ được hút lại các chất lỏng để đảm bảo nước ối, chất dịch đều được làm sạch đúng cách. Sau đó em bé sẽ được thực hiện các bước chăm sóc cơ bản như cân, đo, vệ sinh và bổ sung vitamin K.

6. Làm sạch nhau thai

Các bước tiếp theo trong quy trình sinh mổ là lấy nhau thai và đóng tất cả các lớp bác sĩ đã mở. Sau khi nhau thai được làm sạch, bác sĩ sẽ kiểm tra và đóng vết mổ. Quy trình này thường là khoảng thời gian dài nhất trong ca sinh phẫu, thường mất khoảng 30 – 60 phút để hoàn thành.

Quá trình khâu vết mổ đẻ
Sau khi em bé được đưa ra ngoài, bác sĩ sẽ làm sạch nhau thai và đóng vết mổ lại

Trong thời gian này, bạn thường có thể cho con bú hoặc bế con. Tuy nhiên bạn không cần phải cho con bú ngay lập tức, hãy cho con bú ngay khi cảm thấy sẵn sàng. Nếu bạn không thể bế em bé, bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của bạn đời hoặc y tá để đảm bảo sự an toàn của mẹ và bé.

7. Đóng vết mổ

Sau khi các vết cắt đã được đóng lại, bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành khâu vết mổ. Tử cung thường được khâu bằng chỉ tự tiêu, tuy nhiên bác sĩ có thể khâu vết mổ ở bụng bằng chỉ khâu y tế thông thường hoặc kim bấm phẫu thuật.

Cả hai phương pháp này đều có ưu và nhược điểm riêng. Kim bấm nhanh hơn trong khi khâu bằng chỉ an toàn, có tỷ lệ nhiễm trùng thấp và vết sẹo thường mịn hơn. Loại đóng vết mổ thường được quyết định bởi bác sĩ và các điều kiện liên quan khi phẫu thuật. Nếu đã có kế hoạch sinh mổ tử trước, bạn có thể thảo luận với bác sĩ về cách đóng vết thương.

Hồi phục sau khi sinh mổ như thế nào?

Sau khi sinh mổ, bạn sẽ được theo dõi hậu phẫu ít nhất trong một giờ để đảm bảo sức khỏe ổn định và không có các dấu hiệu biến chứng nào. Thông thường bạn sẽ không bị chảy máu quá nhiều, mặc dù bạn cũng có thể bị chảy máu âm đọa trong vài tuần sau khi sinh con. Sau quá trình quan sát hậu phẫu, bạn sẽ được đưa đến phòng sinh. Em bé và bạn đời hoặc người hỗ trợ có thể ở cùng với bạn.

Chuẩn bị vào phòng mổ đẻ
Sau khi sinh mổ bạn sẽ được chỉ định nhập viện 2 – 3 ngày để theo dõi sức khỏe và các biến chứng có thể xảy ra

Tại phòng sinh, bạn sẽ được nhập viện từ 2 – 4 ngày. Các mũi khâu hoặc kim bấm sẽ được loại bỏ sau 5 – 7 ngày sau khi phẫu thuật. Bác sĩ sẽ thông báo thời gian an toàn để tắm và hướng dẫn các cách chăm sóc vết mổ sau sinh để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.

Trong vài tuần đầu trong khi hồi phục, bạn không nên nâng bất cứ vật gì nặng hơn em bé để tránh gây đau đớn cũng như khiến vết mổ bị căng. Tuy nhiên, đi bộ và rời khỏi giường được khuyến khích để thúc đẩy quá trình phục hồi sau phẫu thuật.

Những điều cần biết khi sinh mổ

Sinh mổ có thể được lên kế hoạch từ trước hoặc được chỉ định trong quá trình chuyển dạ. Bên cạnh việc tìm hiểu quá trình sinh mổ diễn ra như nào, bạn cũng cần tìm hiểu các rủi ro cũng như lợi ích khi sinh mổ để có sự chuẩn bị phù hợp nhất.

1. Khi nào cần sinh mổ?

Sinh mổ có thể được chỉ định cho một số trường hợp, chẳng hạn như:

  • Nhau thai: Khi một phần của nhau thai bao phủ lấy cổ tử cung, có thể ảnh hưởng đến lỗ mở tử cung, nơi em bé chào đời.
  • Trẻ ngôi mông: Trẻ không nằm trong tư thế đầu thấy, thay vào đó là chân hoặc mông xuống phía dưới.
  • Suy thai: Em bé không chịu chuyển dạ để ra đời khi đến ngày sinh hoặc mẹ có các biến chứng thai kỳ nguy cấp.
  • Đa thai: Thai phụ sinh đôi hoặc sinh ba trở lên.

2. Rủi ro khi sinh mổ

Mổ lấy thai là một cuộc phẫu thuật lớn ở vùng bụng, do đó có thể dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn. Mặc dù phẫu thuật thường an toàn và hiếm khi dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, tuy nhiên bạn cần lưu ý về các rủi ro, chẳng hạn như:

  • Nhiễm trùng
  • Hình thành cục máu đông
  • Chấn thương đường tiết niệu hoặc đường tiêu hóa
  • Chảy máu quá nhiều
  • Cần cắt bỏ tử cung
  • Tử vong (rất thấp)
Mổ đẻ
Trao đổi với bác sĩ nếu bị chảy nhiều máu hoặc tiết dịch có mùi hôi sau khi sinh mổ

Ngoài ra, sinh mổ cũng có thể dẫn đến một số rủi ro cho em bé, đặc biệt là trong trường hợp suy thai. Các rủi ro bao gồm:

  • Khó thở
  • Sinh non thiếu máu
  • Cần ở phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh
  • Bú mẹ khó khăn
  • Bị thương hoặc bị cắt trong quá trình phẫu thuật

Ngoài ra, sinh mổ cũng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho những lần mang thai sau. Những rủi ro này bao gồm:

  • Vỡ tử cung
  • Vị trí nhau thai bất thường
  • Cần phẫu thuật cắt bỏ tử cung khẩn cấp
  • Không thể sinh ngã âm đạo
  • Nhau bong non
  • Có các vấn đề sinh sản, chẳng hạn như sinh non và sẩy thai

Mặc dù có nhiều rủi ro nhất định khi sinh mổ, tuy nhiên phương pháp này được xem là an toàn và rủi ro rất thấp. Bên cạnh đó, hiện tại với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các rủi ro này đã được giảm thiểu trên nhiều khía cạnh.

3. Điều gì xảy ra sau khi sinh mổ?

Sinh mổ là một phẫu thuật lớn và thời gian để phục hồi lâu hơn sinh qua đường âm đạo. Tuy nhiên những phụ nữ đã trải qua một cuộc chuyển dạ khó khăn có thể có thời gian phục hồi lâu hơn so với phụ nữ sinh mổ.

Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể, bạn có thể cần nhập viện 2 – 3 ngày.

Khi thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ bắt đầu thấy đau đớn từ vết mổ. Bạn cũng có thể bị đau tức khi hít thở sâu.

Bạn cũng có thể bị tiết dịch âm đạo sau khi phẫu thuật do lớp niêm mạc tử cung bị bong ra. Dịch tiết này ban đầu có màu đỏ, sau đó chuyển dần sang màu vàng. Thông báo cho bác sĩ ngay khi bạn bị chảy nhiều máu hoặc có mùi hôi từ dịch tiết âm đạo.

4. Có thể sinh thường sau khi sinh mổ không?

Đa số phụ nữ đã từng sinh mổ có thể sinh thường trong những lần mang thai tiếp theo. Cơ hội sinh thường sau khi sinh mổ thường phụ thuộc vào một số yếu tố như:

  • Có vết mổ ngang thấp ở tử cung trong quá trình mổ lấy thai.
  • Khung chậu có kích thước lớn hoặc vừa đủ để chứa một em bé bình thường.
  • Không mang đa thai.
  • Lần sinh mổ đầu tiên được thực hiện khi bạn sinh ngôi mông.

Quá trình sinh mổ thường kéo dài 45 phút hoặc ngắn hơn tùy theo trường hợp cụ thể. Khoảng thời gian còn lại, bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại vết mổ và thực hiện các thao tác hậu phẫu nhằm đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Sau khi sinh mổ, bạn cần có kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt để quay lại cuộc sống bình thường và chăm sóc em bé.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 13/03/2023 - Cập nhật lúc 11:07 am , 13/03/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Biên tập viên
Miss Trần Diệp Anh tốt nghiệp Học viện Ngoại Giao, đã từng làm biên tập tại các trang tin điện tử, website chuyên về sức khỏe và tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Miss Diệp Anh giữ nhiệm vụ là Biên tập viên, chuyên viết bài mảng nội dung sức khỏe mẹ và bé trên wikibacsi.com. Với các bài viết được biên tập từ nguồn uy tín, chuyên khoa nước ngoài và phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực này.
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc